Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng Ngữ văn 6 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em biết cách tìm ý, lập dàn bài cho đề văn kể chuyện tưởng tượng. Từ đó, các em có thể kể chuyện tưởng tượng một cách đầy tự tin trước lớp và viết một bài văn kể chuyện tưởng tượng thật hay. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Kể chuyện tưởng tượng Ngữ văn 6 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 130 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Tóm tắt như sau: Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay, bác Tai so bì với lão Miệng chỉ ăn không làm nên bàn nhau không làm gì để lão Miệng không có gì ăn. Nhưng mấy ngày sau cả thảy đều mệt mỏi rã rời vì lão Miệng không ăn thì tất cả đều bị tê liệt, công việc lão Miệng là nhai thức ăn để tiếp sức lực. Nhận ra sai lầm, Chân, Tay, Tai, Mắt đến xin lỗi và cho lão Miệng ăn và trở lại khỏe mạnh. Từ đó họ sống hòa thuận với nhau.

- Truyện đã tưởng tượng mỗi bộ phận cơ thể là một nhân vật.

- Chi tiết thực: các bộ phận của cơ thể phải nhờ có cái ăn mới khỏe mạnh được.

- Chi tiết tưởng tượng: các bộ phận biết nói năng, hành động, suy nghĩ.

2. Soạn câu 2 trang 130 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Cách kể một câu chuyện tưởng tượng thông qua truyện "Sáu con gia súc do bì công lao":

+ Kể bằng trí tưởng tượng của mình.

+ Dựa trên những yếu tố có thật.

+ Sử dụng biện pháp nhân hóa.

+ Kể các sự kiện theo thứ tự trước sau, nguyên nhân, kết quả.

=> Câu chuyện phải có ý nghĩa và bài học nhất định.

3. Soạn câu luyện tập trang 134 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

Lập dàn bài cho những đề văn kể chuyện tưởng tượng:

a. Đề 1: Trong nhà em có ba phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thua kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi nhau đó và sẽ dàn xếp như thế nào.

- Mở bài: Một buổi tối xe đạp, xe máy, ô tô gặp nhau trong nhà xe, chúng lên tiếng cãi nhau, so bì hơn thua.

- Thân bài:

+ Xe ô tô chê xe máy, xe đạp: chậm chạp, không che mưa, che nắng được cho con người.

+ Xe máy chê ô tô to xác, chiếm nhiều chỗ, chạy hao xăng, tốn tiền, không vào được nơi ngõ hẻm; Xe máy tự khoe mình nhỏ hơn, nhanh nhẹn, không như xe đạp chậm chạp kia.

+ Xe đạp bảo rằng tuy mình chậm chạp nhưng không tốn xăng, không gây ô nhiễm môi trường, lại có thể giúp con người rèn luyện sức khỏe.

- Kết bài: Lời khuyên răn: cả ba phương tiện đều có ích, không nên so bì.

b. Đề 2: Do một lỗi lầm nào đó mà em bị phạt buộc phải biến thành một con vật (con vật cụ thể do học sinh chọn) trong thời hạn ba ngày. Trong ba ngày đó, em đã gặp những điều thú vị gì và rắc rối gì? Vì sao em mong chóng hết hạn để trở lại làm người?

- Mở bài: Nguyên nhân em bị biến thành con vật (con chuột).

- Thân bài:

+ Mới đầu, cảm giác của em như muốn khóc òa, mọi thứ đều khác lạ.

+ Những điều thú vị: mọi vật trước kia trong bàn tay thì nay đã trở thành khổng lồ trong mắt em; được gặp gỡ cộng đồng loài chuột, có thể len lỏi khắp nơi, khắp những xó xỉnh...

+ Những khó khăn, rắc rối: trở nên sợ mèo, chiếc răng cứ dài ra bắt buộc em phải gặm nhấm những đồ vật để mài răng,...

- Kết bài: Sau ba ngày biến thành chuột, em học được bài học cho bản thân mình, sẽ không mắc lỗi nữa để được sống cuộc sống con người.

Ngày:07/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM