Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận Ngữ văn 8 đầy đủ

Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng vận dụng các yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận. Đồng thời, tài liệu này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Luyện tập đưa yếu tố biểu cảm vào bài văn nghị luận Ngữ văn 8 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 108 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- Có thể sắp xếp các ý đã có trong bài tập lại và đưa thêm một số nội dung để lập thành một dàn bài với những nội dung lớn như sau:

a. Mở bài:

- Nêu vấn đề cần bàn bạc và ích lợi của những chuyến tham quan, du lịch dối với học sinh.

b. Thân bài:

- Nêu những luận điểm và lập luận để khẳng định những lợi ích của tham quan, du lịch. Cụ thể:

+ Tham quan, du lịch còn giúp ta hiểu được cả những điều chưa được nói đến trong sách vở, chưa được nghe các thầy cô giáo giảng dạy trên lớp.

+ Hiểu cụ thể hơn, sâu hơn những điều được học trong nhà trường.

+ Hiểu và yêu mến hơn vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương đất nước.

+ Hiểu và yêu hơn những vẻ đẹp của lao động sáng tạo.

+ Tham quan, du lịch là một trong những hình thức thư giãn, vui chơi giải trí đem lại nhiều niềm vui cho mọi người.

+ Giảm bớt sự căng thẳng sau những ngày học tập vất vả.

+ Là điều kiện để các bạn trong lớp sống gần gũi, thông cảm và gắn bó với nhau hơn.

c. Kết bài:

- Khẳng định những ích lợi to lớn của tham quan và du lịch đối với học sinh nói chung và đối với bản thân nói riêng.

2. Soạn câu 2 trang 108 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

a. Ru-xô đã vận dụng cả hai phương thức trực tiếp và gián tiếp để đưa các yếu tố biểu cảm vào bài:

- Gián tiếp nêu các yếu tố đối lập (ngồi trong cỗ xe tốt, chạy rất êm >< đi bộ, luôn vui vẻ, khoan khoái).

- Trực tiếp biểu lộ cảm xúc qua các cụm từ: "Ta hân hoan biết bao, ta sung sướng biết bao, Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành thế!".

b. Luận điểm "Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta nhiều niềm vui" có thể gợi cho chúng ta nhiều cảm xúc:

- "Muốn được hít thở bầu không khí thoáng đãng, trong lành".

- "Muốn được khám phá thới giới tự nhiên, xã hội, tìm hiểu những vẻ đẹp của quê hương, đất nước, con người".

- "Niềm vui được hoà nhập với thiên nhiên, xã hội".

- "Khát vọng cống hiến cho Tổ quốc nhiều hơn"...

c. Trong đoạn trích những cảm xúc được thể hiện khá rõ qua nhiều thủ pháp, nổi bật lên trong đó là những thủ pháp miêu tả, kể chuyện được đan xen, phối hợp với một giọng văn nhẹ nhàng nhưng khá truyền cảm. Tuy vậy, khi viết văn, mỗi người có một giọng điệu, một cách viết riêng. Bởi vậy, hoàn toàn có thể thêm vào các yếu tố biểu cảm, thậm chí thay đổi trật tự các câu văn cho phù hợp với cách cảm, cách nghĩ của mình.

3. Soạn câu 3 trang 109 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Chứng minh rằng bài thơ Cảnh khuya của Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu hiện rõ tình cảm thiết tha của các nhà thơ đối với thiên nhiên, đất nước:

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Bác Hồ muôn vàn kính yêu - được nhân dân ta và thế giới suy tôn là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa. Trong hoạt động và lãnh đạo cách mạng, mỗi khi gặp một hoàn cảnh đặc biệt nào đó. Người thường hứng khởi sáng tác thơ ca. Mỗi bài thơ của Bác là một mảnh tâm hồn trong sáng, cao đẹp hài hòa chất nghệ sĩ và chiến sĩ.

Trong giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp - từ năm 1947 đến 1954 - Bác đã sáng tác một số bài thơ như thế. Trong số thơ kháng chiến, Cảnh khuya là một bài thơ khá đặc sắc được Bác viết năm 1947, vào một đêm trăng rừng Việt Bắc đẹp, gợi biết bao nỗi niềm:

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

Bài thơ được làm theo thể thơ tứ tuyệt Đường thi, bốn câu, mỗi câu bảy tiếng mang thanh điệu, vần điệu, bố cục tương tự những bài tứ tuyệt Đường thi và thơ ca trung đại Việt Nam mà chúng ta từng biết. Điều thú vị là tác giả - Hồ Chí Minh - đã sáng tạo khi ngắt nhịp ở câu 1 và câu 4.

"Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa"

Giữa đêm rừng Việt Bắc thanh vắng, tiếng suối ở đâu róc rách, rì rào... Lúc ấy, tiếng suối ngân vang trong trẻo như chiếm lĩnh cả không gian rừng khuya yên vắng. Hai thanh trắc (tiếng suối) đến hai thanh bằng (trong thơ) rồi lại tiếp tục như vậy (tiếng hát), câu thơ đầu trong "Cảnh khuya" dường như mang cả âm thanh bổng trầm của tiếng suối chảy. Tiếng suối trong đêm ấy là Bác liên tưởng mới lạ của Bác liên tưởng đến âm thanh gì?

Đó chẳng phải là cung đàn đơn lẻ, mà đối với Bác, âm thanh trong ngần ấy như "tiếng hát xa". Lạ lùng làm sao, nhưng chính liên tưởng mới lạ của Bác đã giúp ta hiểu được rằng dù Việt Bắc có gian lao đến đâu, những tiếng suối - tiếng hát của rừng núi của các chiến sĩ đồng bào luôn vang xa trong đêm vắng, trong trẻo lạc quan... Âm thanh trong thơ Bác không lẻ loi như tiếng đàn cầm trong thơ Nguyễn Trãi mà vang lên như có sức sống, đầy vui tươi.

"Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà"

Câu thứ ba trong bài thất ngôn tứ tuyệt là một câu chuyển, Ở đây, nhà thơ đã tạo ra một hình thức chuyển tiếp mới giữa những ý thơ rất uyển chuyển, độc đáo. "Cảnh khuya như vẽ...". Với bốn chữ đầu câu này, Bác muốn nói gì? Cảnh vật như được vẽ nên hay cảnh vật muốn vẽ nên cái gì đó ngoài vẻ đẹp đẹp của chính mình? Có lẽ điều đó không quan trọng, bởi vì chúng ta có bao nhiêu cách hiểu về những ý thơ "gợi mở" của Bác.

Điều quan trọng là câu thơ chuyển từ tả cảnh sang tả tình. "Người chưa ngủ" trong một cảnh khuya tuyệt vời đến như vậy phải chăng chỉ là để cùng sống với thiên nhiên? Câu trả lời đến thật đơn giản nhưng mang bản sắc riêng của vị lãnh tụ kháng chiến cao cả: "Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà". Hai từ "chưa ngủ" được lặp lại một lần nữa , nối tiếng và nhấn mạnh cho câu thơ trên.

Chúng ta càng hiểu vì sao ngay lúc mở đầu Cảnh khuya không họa vật, vẽ cảnh mà tạo âm. “Tiếng suối trong như tiếng hát xa” ngân lên như khúc dạo đầu. Trong đêm khuya thanh vắng chốn núi rừng Việt Bắc, cái dễ khiến “người chưa ngủ” cảm nhận và rung động trước tiên là tiếng suối - âm thanh duy nhất trong không gian huyền ảo.

Tiếng gọi của “nỗi nước nhà” luôn thao thức ở lòng Người đã bắt gặp tiếng suối trong như tiếng hát của rừng núi thiên nhiên và hai âm thanh đó hòa hợp, ngân dài, vang sâu suốt cả bài thơ.Rõ ràng là nhân sinh quan cách mạng đã làm đẹp tình yêu của người chiến sĩ.

Cảnh khuya đâu chỉ có chuyện cảnh mà chính là chuyện người. Bài thơ giúp ta khẳng định thêm đặc điểm thiên nhiên trong thơ Hồ Chí Minh. Thiên nhiên ấy là biểu hiện đặc biệt của một tầm nhìn, một quan niệm triết lí, nhân sinh tiến bộ và những cảm xúc thẩm mỹ cao đẹp.

(Sưu tầm)

Ngày:11/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM