Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8 đầy đủ

Bài học Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm giúp các em rèn luyện được kĩ năng viết văn tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm. eLib đã biên soạn bài này  một cách đầy đủ có chọn lọc nhằm giúp các em học tập tốt hơn. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm Ngữ văn 8 đầy đủ

1. Từ sự việc và nhân vật đến đoạn văn tự sự có yếu tố miêu tả và biểu cảm

Đề: Chẳng may em đánh vỡ một lọ.

- Những yếu tố cần thiết để xây dựng đoạn văn tự sự: Sự việc được kể, người kể, ngôi kể, trình tự kể

- Yếu tố miêu tả và biểu cảm:

+ Miêu tả: dựng lại hình ảnh, hình dáng, kích thước, màu sắc, âm thanh, thứ tự đồ vật được sắp xếp... sự việc sinh động hơn.

+ Biểu cảm: (trực tiếp, gián tiếp) làm cho lời văn biểu cảm hơn.

- Các bước xây dựng đoạn văn tự sự:

+ Bước 1: Lựa chọn sự việc chính

+ Bước 2: Lựa chọn ngôi kể phù hợp với câu chuyện được kể.

+ Bước 3: Xác định thứ tự kể: khởi đầu, diễn biến, kết thúc.

+ Bước 4: Xác định yếu tố miêu tả, biểu cảm phù hợp dung trong đoạn văn tự sự sẽ viết.

+ Bước 5: Viết thành đoạn văn tự sự, các yếu tố miêu tả và biểu cảm hợp lí.

Bài hoàn chỉnh:

Hôm nay, em chăm chỉ quét dọn, lau nhà, bỗng đâu một âm thanh gây hoang mang phát ra ngay bên cạnh: “Choang!”. Ôi không! Không thể cứu vớt nổi, chiếc bình hoa cổ lọ đẹp đẽ đã ra đi. Em vô cùng sợ hãi, một cảm giác bất an rộn lên trong lòng. Dưới sàn bây giờ là những mảnh thủy tinh vụn, nước tràn lênh láng, những bông hoa chồng lên nhau. Em nhanh chóng dọn dẹp thật nhanh. Đó là chiếc bình hoa yêu thích của bà nội em. Bà rất hiền từ, bà sẽ không trách mắng nặng lời với cháu. Nhưng cảm giác tội lỗi cứ hằn sâu vào suy nghĩ khiến em không thể yên lòng được. Em thầm cảm ơn sự bao dung của bà, và tự hứa sau này bản thân sẽ chú ý nhiều hơn, không hậu đậu làm vỡ đồ đạc nữa.

2. Luyện tập

2.1. Soạn câu 1 trang 84 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

Sự việc và nhân vật sau đây: Sau khi bán chó, lão Hạc sang báo để ông giáo biết. Đóng vai ông giáo và viết một đoạn văn kể lại giây phút lão Hạc sang báo tin bán chó với vẻ mặt và tâm trạng đau khổ: 

Hôm sau, lão Hạc sang nhà tôi chơi. Vừa trông thấy tôi, lão báo ngay rằng đã bán con chó vàng đi rồi. Tôi giật mình, cuối cùng lão cũng phải bán thật rồi, tôi thương lão. Trông lão buồn lắm, mặc dù lão cố làm ra vẻ vui bởi lão cười như mếu và muốn khóc, giọng điệu run rẩy, tôi cảm thấy xót xa, chắc lão tiếc con chó lắm, nó đã ở bên lão, như người thân của lão suốt mấy năm qua. Tôi ái ngại cho lão quá nên hỏi cho qua chuyện về việc bán chó, không ngờ động vào nỗi đau của lão làm lão khóc hu hu như một đứa con nít. Lõa ngồi kể việc sáng nay người ta bắt chó như thế nào, lão hối hận rồi sao. Tôi ái ngại cho lão quá nên hỏi cho qua chuyện về việc bán chó, không ngờ đụng vào nỗi đau của lão làm lão hu hu khóc như một đứa con nít. Tôi thương xót một con người chăm chỉ, thương con nhưn g phải sống cô đơn, nay lại phải bán đi con vật bầu bạn với mình.

2.2. Soạn câu 2 trang 84 SGK Ngữ văn 8 đầy đủ

- Đoạn văn đã kết hợp yếu tố miêu tả và biểu cảm rất đậm nét. Đó là việc ông tập trung tả lại chân dung đau khổ của lão Hạc với những chi tiết độc đáo:

+ Miêu tả: cố làm ra vui vẻ, cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà òa lên khóc. Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu máo như con  nít. Lão hu hu khóc.

Biểu cảm: không xót xa năm quyển sách của tôi qua như trước nữa. Tôi chỉ ái ngại cho lão Hạc. Tôi hỏi cho có chuyện.

- Giúp Nam Cao khắc sâu vào lòng người đọc một lão Hạc khốn khổ về hình dáng bên ngoài và đặc biệt là thể hiện rất sinh động sự đau đớn, quằn quại về tinh thần của một người trong giấy phút ân hận, xót xa, day dứt...

Ngày:31/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM