Soạn bài Ngôi kể trong văn tự sự Ngữ văn 6 siêu ngắn

eLib xin gửi đến các em nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em có thể vận dụng ngôi kể trong những bài văn của mình, để bài văn thêm phong phú và sinh động. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Ngôi kể trong văn tự sự Ngữ văn 6 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 88 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

Nhận xét ngôi kể được sử dụng trong đoạn văn:

a. Đoạn văn 1 kể theo ngôi thứ ba. Dấu hiệu: người kể giấu mình đi, không biết ai kể, nhưng người kể có mặt khắp nơi.

b. Đoạn 2 kể theo ngôi thứ nhất. Người kể hiện diện, xưng "tôi".

c. Trong đoạn văn 2 người xưng "tôi" là Dế Mèn, không phải là tác giả.

d. Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể thứ ba cho phép người kể được tự do hơn.

đ. Nếu thay ngôi kể thứ nhất bằng ngôi kể thứ ba, đoạn văn không thay đổi nhiều.

e. Không thể đổi ngôi kể thứ ba trong đoạn 1 thành ngôi kể thứ nhất xưng tôi bởi nếu như vậy câu chuyện sẽ bị hạn định điểm nhìn.

2. Soạn câu 1 luyện tập trang 89 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Thay tất cả từ “tôi” bằng Dế Mèn, hoặc Mèn -> Đoạn văn mang tính khách quan hơn.

3. Soạn câu 2 luyện tập trang 89 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Có thể thay từ Thanh trong đoạn văn trên bằng từ tôi => Đoạn văn trở nên chân thực và sinh động của người trong cuộc tự thuật.

4. Soạn câu 3 luyện tập trang 90 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Truyện Cây bút thần kể theo ngôi thứ ba, vì không có nhân vật nào xưng tôi khi kể.

5. Soạn câu 4 luyện tập trang 90 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Truyện cổ tích, truyền thuyết, người ta hay kể theo ngôi thứ ba. Vì tác giả dân gian chính là nhân dân lao động, truyện được kể truyền miệng qua nhiều thế hệ.

6. Soạn câu 5 luyện tập trang 90 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Viết thư để bày tỏ thái độ, tình cảm người viết nên cần sử dụng ngôi kể thứ nhất.

7. Soạn câu 6 luyện tập trang 90 SGK Ngữ văn 6 siêu ngắn

- Ngôi kể: Xưng tôi hoặc xưng em.

- Lý do nhận quà.

- Quà gì?

- Ai tặng?

- Cảm xúc: Vui mừng hay không vui?

Ngày:29/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM