Luận văn ThS: Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Luận văn Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế được hoàn thành với mục tiêu nhằm đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV của Việt Nam và phân tích tác động của những chính sách hiện có đối với sự phát triển của DNNVV, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các chính sách giúp phát triển hơn nữa các DNNVV ở nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Luận văn ThS: Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 

Một trong những vấn đề cấp thiết để giúp các DNNVN phát triển nhanh và mạnh trong bối cảnh hội nhập hiện nay là xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ cho khu vực DN này. Việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ và phát triển DNNVN rất cần phải có cơ sở khoa học và phương pháp luận khoa học phù hợp. Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài "Chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế" đã được chọn để nghiên cứu.

1.2 Tình hình nghiên cứu 

Trong thời gian qua, do tính chất cấp thiết và quan trọng của vấn đề Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế, đã có một số chương trình nghiên cứu khá quy mô ở cấp Bộ, Ngành và của một số chuyên gia, nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, các đề tài đó chỉ đề cập đến một khía cạnh nào đó như lao động, công nghệ, tài chính... và  có những đánh giá sơ lược về năng lực cạnh tranh của các DNNVV ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Hiện tại chưa có một đề tài nào nghiên cứu toàn diện về các chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV, đặc biệt là trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập WTO. Đây là một đề tài mới mẻ và phức tạp.

1.3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở đánh giá thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV của Việt Nam và phân tích tác động của những chính sách hiện có đối với sự phát triển của DNNVV, luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện các chính sách giúp phát triển hơn nữa các DNNVV ở nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu 

Nghiên cứu và hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến DNNVV và chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV.

Phân tích, đánh giá thực trạng các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn ở việc nghiên cứu Chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cụ thể là những năm đổi mới (sau năm 1987), nhất là sau khi có Luật DN ra đời.

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử thông qua các công cụ phân tích, tổng hợp, so sánh từ các nguồn số liệu thống kê thu thập được.

2. Nội dung

2.1 Lý luận về DNNVV và Chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV

  • DNNVV và sự cần thiết phải hỗ trợ phát triển DNNVV từ phía Nhà nước
  • Chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV

2.2 Thực trạng Chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

  • Thực trạng DNNVV ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
  • Thực trạng Chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV trong bối cảnh HNKTQT
  • Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra đối với Chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam hiện nay

2.3 Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

  • Yêu cầu đổi mới và hoàn thiện chính sách hỗ trợ DNNVV ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
  • Mục tiêu phát triển DNNVV và phương hướng hoàn thiện chính sách hỗ trợ DNNVV
  • Các giải pháp nhằm hoàn thiện các chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV

3. Kết luận

Những phân tích và đánh giá trong luận văn đã phần nào phản ánh được thực trạng  các  chính  sách  hỗ trợ phát  triển  DNNVV ở Việt  Nam  hiện  nay.  Có  thể nói, những yếu tố chủ yếu gây trở ngại đối với DNNVV Việt Nam là khả năng tiếp cận nguồn vốn, những bất cập về chính sách quản lý đất đai, chính sách thuế và công tác quản  lý  thuế,  xuất  nhập  khẩu và  thủ tục  hải  quan,  tính  không  minh  bạch  của  hệ thống chính sách và thể chế hiện hành. Luận văn cũng đã đề cập và phân tích chính sách  hỗ trợ phát  triển  DNNVV  của  một  số quốc gia như Nhật  Bản, Đài Loan, Philippin, Singapore – là những nước có điều kiện tương đồng như Việt Nam, để từ đó rút ra một  số kinh  nghiệm  và  bài  học  trong  công  tác  hỗ trợ DNNVV  tại  Việt Nam. Qua phân tích cho thấy, các biện pháp hỗ trợ của các nước tập trung chủ yếu vào hỗ trợ tài chính, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ phát triển và đổi mới công nghệ, giúp liên kết DNNVV với DN lớn.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Bùi  Nguyệt  Ánh (2007), “Phát triển  doanh  nghiệp  nhỏ và  vừa:  Những  bất  cập cần tháo gỡ”, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp, (5), tr. 17-18.

Hoàng Đạt (2006), “Cho thuê tài chính: Người bạn đồng hành của doanh nghiệp vừa và nhỏ”, Tạp chí Thương mại, (48), tr. 5-6.

Lê Thế Giới (2005), “Hoàn thiện thể chế và chính sách nhằm phát triển các DN vừa và nhỏ ở Việt Nam”, Tạp chí Phát triển kinh tế, (176), tr. 27-31.

Đỗ Thị Phi Hoài (2006), “Thị trường ngách cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam”, Tạp chí Thuế Nhà nước, (89), tr. 21-22.

Phạm Thúy Hồng (2004), Chiến lược cạnh tranh cho các DN vừa và nhỏ ở Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

4.2 Tiếng Anh

World Bank (1997), Vietnam Economic Issues, (47). 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ kinh tế trên ---

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM