Luận văn ThS: Đổi mới cơ chế quản lý và kinh doanh vốn tại ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Luận văn Đổi mới cơ chế quản lý và kinh doanh vốn tại ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế được hoàn thành với mục tiêu nhằm tìm hiểu lý luận chung về quản lý và kinh doanh vốn, các nghiệp vụ được thực hiện và triển khai như thế nào, những nhân tố tác động đến cơ chế quản lý và kinh doanh vốn của ngân hàng thương mại như những cơ hội và thách thức của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách phát triển của NHNN, tìm hiểu phương thức và kinh nghiệm quản lý và kinh doanh vốn của một số tổ chức chuyên nghiệp trên thế giới và chuẩn mực, thông lệ quốc tế.

Luận văn ThS: Đổi mới cơ chế quản lý và kinh doanh vốn tại ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Dựa trên quá trình tìm hiểu thực trạng cũng như những kinh nghiệm quốc tế và các đánh giá những thành tựu – hạn chế trong hoạt động quản lý và kinh doanh vốn của NHNT với mục tiêu đưa ra các giải pháp và kiến nghị để cải cách nâng cao hiệu quả của cơ chế quản lý và kinh doanh vốn của Ngân hàng, em quyết định chọn đề tài: “Đổi mới cơ chế quản lý và kinh doanh vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.” 

1.2 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Đề tài tập trung tìm hiểu lý luận chung về quản lý và kinh doanh vốn, các nghiệp vụ được thực hiện và triển khai như thế nào, những nhân tố tác động đến cơ chế quản lý và kinh doanh vốn của ngân hàng thương mại như những cơ hội và thách thức của xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, chính sách phát triển của NHNN, tìm hiểu phương thức và kinh nghiệm quản lý và kinh doanh vốn của một số tổ chức chuyên nghiệp trên thế giới và chuẩn mực, thông lệ quốc tế.

Đề tài đi sâu tìm hiểu thực trạng quá trình cải cách cơ chế quản lý và kinh doanh vốn của NHNT đang diễn ra như thế nào và nhận xét đánh giá những thành tựu và hạn chế trong cơ chế quản lý và kinh doanh vốn của NHNT.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu vào đối tượng là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam để từ đó rút ra các giải pháp cho cơ chế quản lý và kinh doanh vốn của NHNT.

Nhằm giới hạn phạm vi nghiên cứu theo như mục tiêu đã đề ra, luận văn tập trung xem xét, phân tích đánh giá các yếu tố nằm trong giới hạn trong cơ chế quản lý và kinh doanh vốn NHNT.

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện bằng cách tiếp cận các khung lý thuyết và mô hình về cơ chế quản lý và kinh doanh vốn

Luận văn kết hợp các phương pháp thống kê, so sánh và phân tích. 

2. Nội dung

2.1 Lý luận chung về quản lý và kinh doanh vốn của ngân hàng thương mại

  • Khái niệm về quản lý và kinh doanh vốn
  • Các nghiệp vụ liên quan đến quản lý và kinh doanh vốn 
  • Các nhân tố tác động đến hoạt động quản lý và kinh doanh vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam
  • Kinh nghiệm trong hoạt động quản lý và kinh doanh vốn của các tổ chức trên thế giới

2.2 Thực trạng cơ chế quản lý và kinh doanh vốn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

  • Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam
  • Cơ chế quản lý và kinh doanh vốn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
  • Đánh giá thành tựu và hạn chế trong cơ chế quản lý và kinh doanh vốn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 

2.3 Giải pháp đổi mới cơ chế quản lý và kinh doanh vốn của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

  • Chiến lược phát triển ngành ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
  • Chiến lược phát triển đến hết năm 2010
  • Giải pháp về công tác hoạch định chính sách, cơ cấu tổ chức
  • Giải pháp về quy chế, quy trình hướng dẫn
  • Giải pháp nâng cao khả năng hỗ trợ công nghệ
  • Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
  • Điều kiện thực hiện giải pháp đối với NHNT
  • Kiến nghị đối với NHNN

3. Kết luận

Kết quả nghiên cứu của đề tài này chỉ ra những thành tựu và những thiếu sót của cơ chế quản lý và kinh doanh vốn hiện nay tại NHNT cần được sửa đổi và khắc phục đối với từng khía cạnh của cơ chế tiến tới một cơ chế quản lý và kinh doanh vốn “an toàn, tăng trưởng, hiệu quả”. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất một số các giải pháp về cơ chế, chính sách, quy trình, công nghệ, đội ngũ cán bộ,... đặt trong một số điều kiện thiết yếu và những kiến nghị cơ bản đối với NHNN để các giải pháp có thể được áp dụng đạt hiệu quả cao nhất.  

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Chính phủ (2006), Nghị định 160/2006/NĐ-CP ban hành ngày 28/12/2006 quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối

Phan Thị Cúc (2009), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà Nội

Nguyễn Đại Lai (2006), “Giới thiệu những nội dung trọng tâm của chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến 2010 và tầm nhìn 2020”, ngày cập nhật 06/07/2006 (tham khảo ngày 06/10/2009), Địa chỉ truy cập 

Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2002), Quyết định 1081/2002/QĐ-NHNN ngày 07/10/2002 của Ngân hàng Nhà nước về trạng thái ngoại hối của Tổ chức tín dụng. 

4.2 Tiếng Anh

Alberto Alvarez and Thomas Poppensieker, (2007), “New frontiers in treasury management at banks”, McKinseyQuarterly.

Basel Committee on Banking Supervision (2000), “Sound Practices for Managing Liquidity in Banking Organisations”.

Lowell Brian and Toos Daruvala (2009), “A better way to fix the banks”, McKinseyQuarterly

Ron Chakravarti (2002), “Treasury and risk management”, NewYork cash exchange conference.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ kinh tế trên ---

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM