Luận văn ThS: Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện hội nhập

Luận văn Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện hội nhập được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích khái niệm, đặc điểm, vị trí và vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế, đánh giá thực trạng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà nội, từ đó đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà nội.

Luận văn ThS: Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong điều kiện hội nhập

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

 Nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong những năm qua, Hà nội đã không ngừng hỗ trợ cho khối doanh nghiệp này. Bên cạnh những thành tựu đạt được, còn rất nhiều khó khăn trong quá trình phát triển khối doanh nghiệp nhỏ và vừa như vốn, lao động, công nghệ mà Hà nội cần khắc phục. Vì vậy, tác giả chọn đề tài "Phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà nội trong điều kiện hội nhập" với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc nhìn nhận thực trạng các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà nội và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế và phát huy những ưu thế trong việc phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn này.

1.2 Tình hình nghiên cứu

Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện thực trạng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa và gợi ý một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà nội. Do vậy, có thể nói đây là đề tài đầu tiên và không trùng lắp với các đề tài đã nghiên cứu trước đây.

1.3 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích khái niệm, đặc điểm, vị trí và vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với nền kinh tế, đánh giá thực trạng phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà nội, từ đó đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà nội.

1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu như trên đề tài có nhiệm vụ sau:

  • Hệ thống hóa các khái niệm về doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • Phân tích những nhân tố tác động đến sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • Phân tích kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số nước trên Thế giới, từ đó rút ra bài học cho Việt nam
  • Phân tích tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội của thành phố Hà nội
  • Phân tích những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình hội nhập
  • Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Hà nội
  • Đưa ra định hướng và giải pháp. 

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến doanh nghiệp vừa và nhỏ và thực trạng phát triển của khối doanh nghiệp này

Phạm vi nghiên cứu: đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu trên phạm vi là các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thành phố Hà nội với mốc thời gian từ 2006 - 2010 là mốc mà Bộ kế hoạch đầu tư đưa ra trong kế hoạch 5 năm thực hiện.

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp kết hợp với thống kê thông qua tra cứu tài liệu và nghiên cứu hồ sơ văn bản liên quan.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa

  • Những vấn đề chung về doanh nghiệp nhỏ và vừa 
  • Kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của một số nước trên thế giới và bài học cho Việt Nam

2.2 Thực trạng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố hà nội

  • Khái quát chung về đặc điểm kinh tế - xã hội của Thành phố Hà Nội
  • Những cơ hội và thách thức của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong quá trình hội nhập
  • Thực trạng phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội
  • Đánh giá chung 

2.3 Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Thành phố Hà Hội

  • Mục tiêu và định hướng phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa của Thành phố Hà Nội
  • Một số giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Hà Nội

3. Kết luận

Để thúc đẩy các hoạt động hỗ trợ phát triển DNNVV, Nhà nước và Thành phố cần phải có các chương trình phương hướng hỗ trợ cụ thể cho các Trung tâm, hiệp hội hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển thị trường dịch vụ phát triển doanh nghiệp thông qua việc xây dựng năng lực cho một số nhà cung cấp dịch vụ, nâng cao năng lực của các chuyên gia tư vấn chuyên nghiệp, các tổ chức đào tạo, trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp, đào tạo nghiệp vụ cho các giảng viên, cung cấp thông tin, văn bản chính sách hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện.

4. Tài liệu tham khảo

Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyễn Hữu Thắng (2006), Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Nxb chính trị quốc gia. Hà Nội

Nguyễn Văn Bào (2007), “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay ở Việt nam: Thực trạng và giải pháp?”, Tạp chí Thị trường giá cả. (1). tr.31- 33.

Nguyễn Văn Đặng (2007), Phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội.

Phạm Công Đoàn, Trần thị Hoàng Hà (2005), “Đổi mới thiết bị công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa”, Tạp chí Thương mại. (33). tr.3-4.

Phạm Trọng Đức (2006), “Thực trạng và giải pháp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo. (6). tr.21-23.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ kinh tế trên ---

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM