Luận văn ThS: Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Bắc phi. Thực trạng và một số giải pháp phát triển

Luận văn Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Bắc phi. Thực trạng và một số giải pháp phát triển được hoàn thành với mục tiêu nhằm phân tích thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Bắc Phi và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Bắc Phi.

Luận văn ThS: Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Bắc phi. Thực trạng và một số giải pháp phát triển

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Việc tìm ra nguyên nhân trên cơ sở thực trạng để rồi đưa ra các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai bên Việt Nam và các quốc gia Bắc Phi là thực sự cần thiết để thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến 2010. Nhận thấy tầm quan trọng, tính mới mẻ và cũng đầy hấp dẫn này của vấn đề, tác giả lựa chọn đề tài “Quan hệ Thƣơng mại giữa Việt Nam và các quốc gia Bắc phi - Thực trạng và một số giải pháp phát triển” làm luận văn tốt nghiệp.

1.2 Tình hình nghiên cứu

Trong thời gian gần đây, có một số công trình nghiên cứu về quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia Châu Phi. Tuy nhiên chưa có bài nghiên cứu cụ thể về quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Bắc Phi, một trong những mảng khá quan trọng trong phát triển thương mại quốc tế. Đề tài tập trung vào nghiên cứu quan hệ hàng hóa thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Bắc Phi.

1.3 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nhằm thực hiện mục đích nghiên cứu chính là phân tích thực trạng quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Bắc Phi và đề xuất các giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Bắc Phi.

1.4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của đề tài là:

  • Hệ thống lại một số vấn đề lý luận chung về quan hệ thương mại và chính sách thương mại
  • Mô tả và đánh giá thực trạng quan hệ mà chủ yếu là quan hệ thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và các quốc gia Bắc Phi trong những năm gần đây, về kim ngạch, mặt hàng và thị trường xuất nhập khẩu.
  • Phân tích những thuận lợi và khó khăn trong quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Bắc Phi 

1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: chính sách kinh tế thương mại của các quốc gia Bắc Phi với thế giới và với Việt Nam, chính sách của Nhà nước Việt Nam trong quan hệ với các quốc gia Bắc Phi, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các quốc gia Bắc Phi trong giai đoạn hiện nay.

Thời gian: Khoảng 10 năm trở lại đây (1997 – 2007) và định hướng chiến lược đến năm 2015.

Không gian: Việt Nam và một số chính sách thương mại thế giới.

Nội dung: Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Bắc Phi được giới hạn ở quan hệ hàng hoá, đi sâu nghiên cứu quan hệ thương mại với một số nước Bắc Phi: Algerie, Ai Cập, Maroc,..

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận sử dụng trong việc nghiên cứu khoa học xã hội nói chung và kinh tế học nói riêng như duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, trừu tượng hóa khoa học, luận văn sử dụng các phương pháp như thống kê mô tả, phân tích, tổng hợp, so sánh

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về chính sách thương mại quốc tế và các quốc gia Bắc Phi

  • Tổng quan về các quốc gia Bắc Phi
  • Tổng quan về chính sách thương mại quốc tế
  • Tầm quan trọng của việc phát triển quan hệ thương mại của Việt Nam và các quốc gia Bắc Phi trong quá trình hội nhập

2.2 Thực trạng quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Bắc Phi những năm gần đây

  • Bối cảnh kinh tế và thƣơng mại của Việt Nam giai đoạn 1997 - 2007
  • Quan hệ thương mại của Việt Nam và các quốc gia Bắc Phi
  • Đánh giá hoạt động thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Bắc Phi

2.3 Đề xuất một số giải pháp tăng cường quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Bắc Phi

  • Quan điểm và định hướng hoạt động ngoại thương của Việt Nam đến năm 2015
  • Nhận định xu hướng hoạt động thương mại của Việt Nam và Bắc Phi đến năm 2015
  • Một số giải pháp và đề xuất nhằm phát triển quan hệ thương mại quốc tế mại giữa Việt Nam và các quốc gia Bắc Phi

3. Kết luận

Trong tình hình kinh tế quốc gia ngày càng phát triển, hàng hoá Việt Nam ngày càng có sức cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới, nhu cầu về thị trường tiêu thụ ngày càng tăng thì các quốc gia khu vực Bắc Phi là điểm đến rất tiềm năng. Đề tài “Quan hệ Thương mại giữa Việt Nam và các quốc gia Bắc phi - Thực trạng và một số giải pháp phát triển” đã giải quyết được các vấn đề sau:

  • Hệ thống lại một số vấn đề lý thuyết về chính sách thương mại quốc tế
  • Giới thiệu một số nét cơ bản về các quốc gia khu vực Bắc Phi và đặc điểm thị trường của các quốc gia này.
  • Thống kê, phân tích và đánh giá kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và khu vực Bắc Phi trên tổng thể và các mặt hàng chủ lực
  • Phân tích một số nét cơ bản của một số quốc gia có thị trường lớn trong khu vực
  • Nhận định phương hướng và xu thế thương mại giữa Việt Nam và khu vực Bắc Phi
  • Đề xuất kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam và khu vực Bắc Phi

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Đỗ Đức Bình - Nguyễn Thị Thúy Hồng (2007), Giáo trình kinh tế quốc tế, NXB Giáo dục, Hà Nội

Bộ ngoại giao, 5/2003, Hội thảo quốc tế “Việt Nam - châu Phi: cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ 21”, Hà Nội.

Bộ thương mại, Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu 2010 - 2010, 2002.

Đỗ Đức Định (2007), Tình hình kinh tế chính trị cơ bản của châu Phi, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

Nguyễn Hữu Khải (2007), Chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.

Nghiên cứu quốc tế, (2003), Hội thảo Việt Nam – Châu Phi: “những cơ hội hợp tác và phát triển trong thế kỷ 21” số 52/2003. 

4.2 Tiếng Anh

CIA World Factbook (2006) [16] Intergrated Business Consulting on Algeria

The World bank (2006), Index of Economic Freedom : Morroco, Algeria, Sudan,..

The World bank, 2007, Africa Development Report.

Organisation des Nations Unies pour l’alimentation et l’agriculture

Rapport du CCI sur les opportunités commerciales entre les pays francophones du Mekong, les pays membres de la CEMAC et de l’UEMOA, Forum de Siem Reap (Janvier 2008).

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ kinh tế trên ---

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM