Luận văn ThS: Bảo hiểm họat động xuất nhập khẩu hàng hóa bằng các công cụ phái sinh của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Luận văn Bảo hiểm họat động xuất nhập khẩu hàng hóa bằng các công cụ phái sinh của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay được hoàn thành với mục tiêu nhằm t ìm hiểu hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, các rủi ro thường xảy ra đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và sử dụng biện pháp phòng ngừa rủi ro bằng các công cụ phái sinh. Phân tích, đánh giá thực trạng việc sử dụng các công cụ phái sinh để bảo hiểm cho các rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Đưa ra các giải pháp chủ yếu và cụ thể để các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam có thể ứng dụng thành công các công cụ phái sinh vào việc bảo hiểm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.

Luận văn ThS: Bảo hiểm họat động xuất nhập khẩu hàng hóa bằng các công cụ phái sinh của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 

Các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu chính là những người chịu sự tác động đầu tiên và lớn nhất mỗi khi có những rủi ro xảy ra trong hoạt động xuất nhập khẩu. Đặc biệt, trong bối cảnh tình hình tài chính thế giới có nhiều biến động khó lường như ngày nay thì các rủi ro xảy ra đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa lại càng nhiều và nghiêm trọng hơn. Bởi vậy, để có thể tồn tại và phát triển được thì các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phải biết cách né tránh hoặc giảm thiểu những tác động xấu do những rủi ro đem lại. Chính vì vậy tác giả đã chọn đề tài "Bảo hiểm hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá bằng các công cụ phái sinh của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay" làm công trình nghiên cứu khoa học của mình ở cấp độ một luận văn thạc sỹ nhằm đưa ra một số giải pháp hạn chế, phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp.

1.2 Tình hình nghiên cứu 

Vấn đề bảo hiểm rủi ro bằng các công cụ phái sinh đã ra đời, tồn tại và rất phát triển ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển, tuy nhiên vấn đề này ở Việt Nam có thể nói là còn khá mới mẻ. Những nghiên cứu và ứng dụng các công cụ phái sinh để bảo hiểm rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở Việt Nam mới xuất hiện được vài năm gần đây

1.3 Mục đích, nội dung nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa, các rủi ro thường xảy ra đối với hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa và sử dụng biện pháp phòng ngừa rủi ro bằng các công cụ phái sinh.

Phân tích, đánh giá thực trạng việc sử dụng các công cụ phái sinh để bảo hiểm cho các rủi ro trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

Đưa ra các giải pháp chủ yếu và cụ thể để các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam có thể ứng dụng thành công các công cụ phái sinh vào việc bảo hiểm rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa và các công cụ phái sinh mà doanh nghiệp có thể ứng dụng để bảo hiểm rủi ro cho mình trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu.

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: thống kê, phân tích, so sánh, đánh giá và dự báo.

1.6 Những đóng góp của luận văn 

Thứ nhất, luận văn đã tổng kết lý luận về công cụ phái sinh.

Thứ hai, luận văn đã nghiên cứu thực trạng bảo hiểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu bằng các công cụ phái sinh của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, luận văn đã đề xuất các giải pháp ứng dụng và phát triển việc bảo hiểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu bằng công cụ phái sinh của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về công cụ phái sinh 

  • Khái quát về công cụ phái sinh
  • Các ứng dụng bảo hiểm rủi ro bằng công cụ phái sinh
  • Các điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam có thể bảo hiểm rủi ro cho hoạt động xuất nhập khẩu của mình một cách có hiệu quả

2.2 Thực trạng bảo hiểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu bằng các công cụ phái sinh của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay

  • Thực trạng xuất nhập khẩu hiện nay ở Việt Nam
  • Thực trạng bảo hiểm rủi ro hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bằng công cụ phái sinh của doanh nghiệp Việt Nam

2.3 Giải pháp ứng dụng và phát triển việc bảo hiểm hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu bằng công cụ phái sinh của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới

  • Lợi ích của việc ứng dụng công cụ phái sinh đối với các doanh nghiệp Việt Nam
  • Giải pháp vi mô
  • Giải pháp vĩ mô

3. Kết luận

Hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu có áp dụng các công cụ phái sinh nhằm bảo hiểm, phòng ngừa những rủi ro về tài chính của doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nước ta nói chung trong thời gian qua mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, song thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được hết tiềm năng của mình, do vậy chưa đáp ứng được yêu cầu mới của nền kinh tế. Các doanh nghiệp vẫn dè dặt và "ngại" ứng dụng các công cụ phái sinh nhằm bảo hiểm, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Hành  lang  pháp  lý cho  ứng  dụng  các  công  cụ  phái  sinh  trong  kinh doanh xuất nhập khẩu còn thiếu và yếu. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến các doanh nghiệp chậm nghiên cứu ứng dụng công cụ phái sinh trong hoạt động kinh doanh của mình.

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Vũ Đình Ánh, Đào Quỳnh Hoa, Nguyễn Hải Bình (2007), “Phát triển thị trường phái sinh ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp”, Tài chính (12/07), tr. 37-40.

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2004), “Tăng cường năng lực hội nhập quốc tế cho ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn”, Nghiên cứu những điều kiện hình thành sàn giao dịch nông sản tại Việt Nam, Hà Nội.

Hồ Ngọc Cẩn (2007), “Nên khôi phục lại điều luật cấm bán khống”, Tài chính (3/07), tr. 42-44.

Phan Thị Thu Hà (2004), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

Bùi  Thanh  Lam  (2007),  “Hợp đồng tương lai, giao dịch hợp đồng tương lai”, Tài chính (3/07), tr. 47-53.

4.2 Tiếng Anh

Geoff  Chaplin  (2005),  Credit  Derivatives:  Risk  management, Trading  and  Investing,  John  Wiley  &  Sons  Publisher,  New Jersey.

Dimitris N. Chorafas  (1992), Treasury Operations  and  the Foreign Exchange Challenge: A Guide  to Risk Management Strategies for the New World Markets, John Wiley & Sons Publisher, New Jersey.

Brian  A.  Eales  and  Moorad  Choudhry  (2003),  Derivative Instruments:  A  Guide  to  Theory  and  Practice,  Butterworth-Heinemann Publisher, Oxford.

Scott  Harrington  and  Gregory  Niehaus  (2003),  Risk  management and insurance, McGraw-Hill Publisher, New York.

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ kinh tế trên ---

Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM