Địa lý 7 Bài 42: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)
Bài học Địa lý 7 Bài 42 "Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)" cung cấp kiến thức về sự phân hóa khí hậu và sự đa dạng về các kiểu môi trường của Trung và Nam Mĩ.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự phân hóa tự nhiên
a. Khí hậu
- Có gần đủ các kiểu khí hậu trên thế giới do đặc điểm của vị trí và địa hình khu vực.
- Khí hậu phân hoá theo chiều từ Bắc đến Nam, từ Đông sang Tây, từ thấp lên cao.
- Nguyên nhân:
- Lãnh thổ trải dài từ chí tuyến Bắc đến gần đầu vòng cực Nam.
- Có hệ thống núi đồ sộ ở phía Tây.
b. Các đặc điểm khác của môi trường tự nhiên
- Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ phong phú và đa dạng, có sự khác biệt từ bắc xuống nam, từ thấp lên cao.
- Rừng xích đạo xanh quanh năm: Đồng bằng sông A-ma-zôn.
- Rừng rậm nhiệt đới: Phía Đông eo đất Trung Mĩ và quần đảo ăng-ti, Đồng bằng Ô-ri-nô-cô.
- Rừng thưa – Xavan: Phía Tây eo đất Trung Mĩ và quần đảo ăng-ti, Đồng bằng Ô-ri-nô-cô.
- Thảo nguyên Pampa: Đồng bằng Pam-pa.
- Hoang mạc, bán hoang mạc: Đồng bằng ven biển Tây An-đet và cao nguyên Pa-ta-gô-ni-a
- Thiên nhiên phong phú và đa dạng cần bảo vệ.
- Tự nhiên thay đổi từ Bắc đến Nam, từ chân lên đỉnh núi: miền núi An-đét.
2. Luyện tập
Câu 1: Em hãy nêu sự khác nhau giữa khí hậu lục địa Nam Mĩ với khí hậu Trung Mĩ và quần đảo Ăng – ti?
Gợi ý trả lời
- Sự khác nhau giữa khí hậu lục địa Nam Mĩ với khí hậu Trung Mĩ và quần đảo Ăng – ti:
- Nam Mĩ: Có đủ các kiểu khí hậu nên trên.
- Trung Mĩ: Chỉ có khí hậu cận xích và khí hậu hậu nhiệt đới.
Câu 2: Vì sao Trung và Nam Mĩ có khí hậu đa dạng?
Gợi ý trả lời
- Trung và Nam Mĩ có khí hậu đa dạng vì:
- Lãnh thổ nằm trên 2 bán cầu, trải dài trên nhiều vĩ độ từ khoảng 20oB đến khoảng 55oN.
- Lãnh thổ rộng lớn, cấu trúc địa hình với phía tây là miền núi cao, đồ sộ; phía đông là các dạng địa hình thấp, gồm các đồng bằng và sơn nguyên cổ nên ảnh hưởng của biển đến các khu vực không giống nhau.
- Ảnh hưởng của dòng biển: phía đông nam và phía tây là các dòng lạnh; phía đông và tây bắc là các dòng nóng.
3. Kết luận
Qua bài học này các em cần ghi nhớ các nội dung sau
- Nắm vững vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ và kích thước Trung và Nam Mĩ là một không gian địa lí khổng lồ.
- Nắm vững các kiểu môi trường của Trung và Nam Mĩ.
Tham khảo thêm
- doc Địa lý 7 Bài 35: Khái quát châu Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 36: Thiên nhiên Bắc Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 37: Dân cư Bắc Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 38: Kinh tế Bắc Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 39: Kinh tế Bắc Mĩ (tiếp theo)
- doc Địa lý 7 Bài 40: Thực hành: Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì và vùng công nghiệp
- doc Địa lý 7 Bài 41: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 43: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 44: Kinh tế Trung và Nam Mĩ
- doc Địa lý 7 Bài 45: Kinh tế Trung và Nam Mĩ (tiếp theo)
- doc Địa lý 7 Bài 46: Thực hành: Sự phân hóa của thảm thực vật ở sườn đông và sườn tây của dãy An-đet