Bài học Lịch sử 7

Để giúp các em học tập tốt môn Lịch Sử 7, eLib xin giới thiệu bộ chủ đề bài giảng chi tiết từ bài 1 đến bài 30. Ở mỗi bài giảng sẽ cung cấp cho các em nội dung từng bài học kèm theo đó là các câu hỏi trong phần luyện tập chung kèm lời giải để các em ôn lại kiến thức. Hi vọng đây là tài liệu giúp ích cho quá trình dạy và học. Mời quý thầy cô và các em học sinh cùng tham khảo!

1. Giới thiệu bài học Lịch Sử 7

Lịch Sử 7 có nhiều sự kiện, cột mốc cần phải nhớ khiến nhiều bạn học sinh cảm thấy khó khăn để có thể học thuộc nhanh và nhớ lâu. Chính vì lẽ đó, eLib đã tổng hợp và biên soạn để gửi đến các em học sinh 7 hệ thống bài giảng chương trình SGK môn Lịch Sử 7 gồm 2 phần với 6 chương. Nội dung của các bài học được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung SGK, bố cục rõ ràng, thuận tiện để các em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.

2. Hướng dẫn học hiệu quả môn Lịch Sử 7

Học sinh lớp 7 cần phải có phương pháp học phù hợp mới có thể học tốt môn này. Nhằm giúp các em tháo gỡ khó khăn trong việc học môn Lịch Sử, bài viết dưới đây sẽ giúp các em hình dung và dễ dàng tóm tắt những ý chính về cách học và từ đó áp dụng để học và thi thật tốt.

2.1. Bám sát sách giáo khoa

Khác với những môn học khác, đối với Lịch sử, chỉ cần các em ghi nhớ được hết những kiến thức trong sách giáo khoa là rất ổn rồi. Vậy nên, đừng vội sử dụng sách tham khảo hay những tài liệu khác dẫn đến việc phải "ôm" thêm một lượng lớn kiến thức nữa, hãy cứ tập trung học trong SGK. Càng đọc nhiều càng em sẽ càng nhớ lâu. Điều các em cần làm để học tốt môn Lịch Sử là ghi nhớ các sự kiện lịch sử, các mốc thời gian và các nhân vật lịch sử có trong sách giáo khoa. Hơn nữa, các em cần trả lời các câu hỏi cuối bài để củng cố kiến thức vừa học; nếu không trả lời được hãy nhờ sự giúp đỡ của giáo viên hoặc bạn bè. Những câu hỏi cuối sách rất bổ ích cho các em trong quá trình học và ôn luyện cho các kì thi. Trả lời được hết các câu hỏi đó, các em có thể được điểm cao trong các kì thi rồi.

2.2. Sử dụng sơ đồ 

Đây là một cách rất hiệu quả. Tóm lược ý chính nội dung của từng phần, lọc ra từ khoá, mốc thời gian... sau đó, hãy hệ thống chúng bằng sơ đồ cây. Ý chính rồi đến ý phụ, ý lớn rồi đến ý nhỏ... cách hệ thống kiến thức ngắn gọn này sẽ khiến các em dễ nhớ hơn rất nhiều. Kèm với đó, việc sử dụng một hình ảnh, hình vẽ để thể hiện mối liên hệ giữa các kiến thức sẽ giúp các em ghi nhớ nhanh, phát triển nhận thức, tư duy, khả năng tưởng tượng và óc sáng tạo của mình.

Hiện nay, sơ đồ tư duy là phương pháp học tập được ứng dụng trong hầu hết các môn học bởi tính hiệu quả của nó. Với môn lịch sử, bạn hãy ghi lại những mốc thời gian quan trọng, sự kiện chính, tóm tắt diễn biến sự kiện. Khi các kiến thức được khái quát lại và sắp xếp khoa học thì bạn sẽ không bị bỏ sót kiến thức và có thể nhớ dễ hơn. Những hình ảnh, màu sắc của sơ đồ tư duy sẽ giúp não bộ tiếp thu nhanh và ghi nhớ lâu hơn.

2.3. Học theo giai đoạn

Môn Lịch Sử là một môn khá đặc biệt vì các em có thể học bài theo từng giai đoạn. Các em nên chia bài học thành nhiều giai đoạn, liệt kê ra những vấn đề chính của từng giai đoạn rồi bắt đầu học từ đấy. Các em không thể nhớ một lúc quá nhiều thứ được, nên để dễ dàng hơn, hãy phân chia nó thành từng phần hợp lý rồi mới học. Khi học thuộc giai đoạn đầu, các em chuyển sang học giai đoạn thứ hai...Cứ như vậy các em sẽ học thuộc cả bài một cách kĩ lưỡng và không bị tình trạng "học trước quên sau".

Học từng phần một, học đến đâu chắc đến đấy sẽ không làm các em tốn thời gian. Các em có thể chia làm Lịch sử thế giới, Lịch sử Việt Nam… Sau đó hãy phân theo các mốc thời gian cụ thể để học, học phần nào xong phần đó. Điều đó giúp các em học tốt hơn, không bỏ sót các kiến thức. Trong mỗi phần sẽ có những bài khác nhau, hãy chọn ra những ý chính để học. Cách này sẽ giúp bạn học tốt môn lịch sử. Nó sẽ trở nên đơn giản hơn mà không mất quá nhiều thời gian của bạn.

Đừng học vẹt hay học thuộc mà không hiểu gì, điều đó chỉ giúp các em nhớ bài trong ngày hôm đó mà quên bài đi ngày hôm sau. Vì vậy, các bạn phải đọc đi đọc lại nhiều lần để có thể nhớ. Vừa mất nhiều thời gian vừa dễ gây chán nản học cho các bạn. Học từng phần, theo ý chính vừa nhanh, vừa dễ hiểu bạn vừa có thể học nhanh hơn.

2.4. Học dứt điểm

Khi các em đã muốn học một cái gì đó thì bạn nên học dứt điểm ngay và luôn, đừng để sang ngày mai hay ngày kia. Điều đấy sẽ khiến kiến thức bị “ứ đọng”, dồn lại ngày càng nhiều khiến các em càng trở nên mệt mỏi. Môn lịch sử cũng vậy, học giai đoạn nào các bạn phải nắm vững giai đoạn đấy. Đã học ngày hôm nay là phải học luôn, không để sang hôm sau. Vì kiến thức dài và khó nhớ của lịch sử, các em học phần nào phải nắm chắc phần đấy, tránh tình trạng học “lơ mơ” rồi để sang ngày hôm sau. Điều đó khiến các em vô tình “gánh” thêm nhiều phiền phức, đau đầu.

Đã quyết định học nội dung gì thì nhất định phải dứt điểm nội dung đó, vì nếu như hôm nay không học, ngày mai các em sẽ phải học nhiều hơn. Lịch sử có một đặc thù, là những sự kiện luôn đi theo chuỗi, gắn liền trong từng giai đoạn, vậy nên, các em không thể học cái này, bỏ cái kia, rồi lần sau quay lại được. Như vậy sẽ rất khó để ghi nhớ. Vì vậy, khi đã học bài lịch sử, các em phải chắc rằng mình học thuộc hết một nội dung trước khi học nội dung khác hoặc học bài môn khác. Có như vậy các em sẽ nhớ bài, không mông lung, lẫn lộn giữa bài này và bài khác.

2.5. Học cột mốc thời gian

Đối với những sự kiện quan trọng, các em bắt buộc phải nhớ chính xác mốc thời gian, bao gồm ngày/tháng/năm. Thế nhưng, với nhiều sự kiện nhỏ, bạn chỉ cần nhớ một cách tương đối, ví dụ như đầu/ giữa/ cuối của tháng trong năm nào đó, trong trường hợp không thể nhớ được tất cả. Dù vậy thì tốt nhất vẫn là hãy cố gắng ghi nhớ thật chi tiết.

Trong quá trình học tập các bạn nên sử dụng các loại bút highlight để đánh dấu lại các từ khóa quan trọng nói lên ý chính của bài hoặc là các cột mốc năm quan trọng. Mỗi khi học bài cần học theo các từ ngữ mà mình đã highlight và khi học không cần đọc chính xác một cách hoàn toàn các từ ngữ mình đã ghi chép vào trong tập mà nên dựa vào các từ ngữ đã highlight mà diễn đạt theo cách nhớ và suy nghĩ của bản thân theo ý tương tự của bài học. Cách này sẽ giúp các em tiếp thu bài một cách nhanh chóng hơn. Lời khuyên cho các em là hãy ghi mốc thời gian ra giấy và theo sau dó là các sự kiện, diễn biến chính. Cách này giúp các em nhớ dễ hơn và lâu hơn là chỉ đọc thành tiếng vì các em sẽ dễ nhầm lẫn ngày, tháng và dễ quên.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM