Lịch Sử 7 Bài 29: Ôn tập chương V và chương VI
Từ thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX, đất nước ta đã trải qua nhiều bước thăng trầm và những chuyển biến quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học – kĩ thuật. Các em hãy ôn lại kiến thức một lần nữa thông qua bài ôn tập ngày hôm nay.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền
- Sự mục nát của triều đình phong kiến, tha hoá của tầng lớp thống trị.
- Chiến tranh PK:
+ Chiến tranh Nam – Bắc triều.
+ Chiến tranh Trịnh – Nguyễn.
1.1.1. Chiến tranh Nam - Bắc triều (1527 – 1592)
a. Nguyên nhân:
- Cuối triều Lê các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi tranh giành quyền lực.
- Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc → Bắc triều.
- Năm 1533, Nguyễn Kim chạy vào Thanh Hoá lập một người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua, lập ra Nam triều.
→ Gây ra chiến tranh Nam - Bắc triều.
b. Diến biến
- Chiến tranh giữa hai tập đoàn phong kiến kéo dài hơn 50 năm từ vùng Thanh – Nghệ trở ra bắc.
- Đến năm 1592, Nam triều chiếm được Thăng Long, họ Mạc chạy lên Cao Bằng chiến tranh chấm dứt.
1.1.2. Chiến tranh Trịnh - Nguyễn (1627 – 1672)
a. Nguyên nhân:
- Nguyễn Kim chết, Trịnh Kiểm lên thay nắm mọi quyền hành gọi là chúa Trịnh → Đàng Ngoài.
- Nguyễn Hoàng vào cai quản vùng Thuận Hóa, thế lực mạnh lên nhanh chóng → Đàng Trong.
- Mâu thuẩn giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn ngày càng sâu sắc → Chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ.
b. Diễn biến:
- Thế kỉ XVII, chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ lịch sử gọi là chiến tranh Đàng Trong – Đàng Ngoài.
- Từ năm 1627 – 1672, họ Trịnh và Họ Nguyễn đánh nhau 7 lần.
- Không phân thắng bại, hai bên lấy sông Gianh làm ranh giới phân chia đất nước làm hai Đàng.
+ Đàng Ngoài từ sông Gianh trở ra.
+ Đàng Trong từ sông Gianh trở vào.
1.2. Quang Trung thống nhất đất nước
- Quang Trung đã chỉ huy nghĩa quân Tây Sơn:
+ Lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong (1777).
+ Lật đổ chính quyền họ Trịnh (1786), vua Lê (1788).
+ Xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước giữa Đàng Trong và Đàng Ngoài.
+ Đánh tan cuộc xâm lược Xiêm (1785), Thanh (1789).
- Trong xây dựng quốc gia:
+ Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc (Chiếu khuyến nông, chiếu lập học,...).
+ Củng cố quốc phòng, thi hành chính sách đối ngoại khéo léo.
1.3. Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền
- Nguyễn Ánh đặt niên hiệu là Gia Long, chọn Phú Xuân làm kinh đô.
- Tổ chức lại bộ máy nhà nước, vua trực tiếp điều hành mọi công việc trong nước từ trung ương đến địa phương.
- Địa phương: chia nước ta làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc.
- Năm 1815, ban hành luật Gia Long.
- Xây dựng quân đội mạnh.
1.4. Tình hình kinh tế, văn hoá
1.4.1. Nông nghiệp
a. Thế kỉ XVI-XVII
- Đàng Ngoài: trì trệ, bị kìm hãm (chúa Trịnh không lo khai hoang, củng cố đê điều).
- Đàng Trong: phát triển, khai hoang lập làng.
b. Thế kỉ XVIII
- Quang Trung ban hành "Chiếu khuyến nông".
c. Nửa đầu TK XIX
- Các vua Nguyễn chú ý việc khai hoang, lập ấp, đồn điền.
- Việc sửa đắp đê không được chú trọng.
1.4.2. Thủ công nghiệp
a. Thế kỉ XVI-XVII
- Xuất hiện nhiều làng thủ công.
- Sản phẩm thủ công chất lượng
b. Thế kỉ XVIII
- Nghề thủ công được phục hồi dần.
c. Nửa đầu TK XIX
- Xuất hiện nhiều xưởng thủ công, làng thủ công.
- Nghề khai thác mỏ được mở rộng.
1.4.3. Thương nghiệp
a. Thế kỉ XVI-XVII
- Xuất hiện nhiều chợ, phố xá, đô thị.
- Buôn bán với nước ngoài được mở rộng nhưng sau có phần hạn chế.
b. Thế kỉ XVIII
- Giảm thuế. mở của ải, thông chợ búa.
c. Nửa đầu TK XIX
- Nhiều thành thị, thị tứ mới.
- Hạn chế buôn bán với người Tây.
1.4.4. Văn học, nghệ thuật
a. Thế kỉ XVI-XVII
- Văn học chữ Hán vẫn chiến ưu thế, văn học chữ Nôm bước đầu phát triển.
- Chữ Quốc ngữ ra đời.
- Nghệ thuật dân gian được phục hồi.
- Kiến trúc, điêu khắc đạt nhiều thành tựu
b. Thế kỉ XVIII
- Ban hành "chiếu lập học" phát triển chữ Nôm.
c. Nửa đầu TK XIX
- Văn học bác học, văn học dân gian phát triển rực rỡ (Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương).
- Nghệ thuật sân khấu chèo tuồng, tranh dân gian, nhiều công trình kiến trúc nổi tiếng.
1.4.5. Khoa học - kĩ thuật
a. Thế kỉ XVIII
- Sử học: Đại Việt sử kí tiền biên.
b. Nửa đầu TK XIX
- Sử học: Đại Nam thực lục.
- Địa lí: Gia Đình thành thống chí, Nhất thống dư địa chí.
- Y học đạt nhiều thành tựu.
- Tiếp thu kĩ thuật máy móc tiên tiến của phương Tây.
2. Luyện tập
Câu 1: Phân chia giai đoạn và nêu lên nội dung chính của giai đoạn đó:
Gợi ý trả lời
- Thế kỉ XVI – XVIII: sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền Triều Mạc, Lê Trung Hưng
=> Chiến tranh Nam – Bắc triều, chiến tranh Trịnh – Nguyễn.
- 1771 – 1802: Phong trào Tây Sơn, lật đổ chúa Nguyễn, chúa Trịnh, vua Lê.
=> Đánh tan giặc ngoại xâm.
- Nửa đầu thế kỉ XIX: Việt Nam thuộc phong kiến nhà Nguyễn.
Câu 2: Chứng minh phong trào Tây Sơn đã đặt nền tảng cho việc thống nhất và xây dựng đất nước
Gợi ý trả lời
- Sự kiện 1: Lật đổ chính quyền Nguyễn và Lê – Trịnh
=> Ý nghĩa: Đặt nền móng cho công cuộc thống nhất đất nước.
- Sự kiện 2: Đánh tan các cuộc xâm lược của quân Xiêm, Thanh
=> Ý nghĩa: Bảo vệ độc lập, chủ quyền dân tộc.
Câu 3: Thống kê các công trình lớn về văn học, nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật ở các thế kỉ XVI – nửa đầu thế kỉ XIX
Gợi ý trả lời
- Văn học: Truyện Kiều (Nguyễn Du), Chinh phụ ngâm khúc (Hồ Xuân Hương),…
- Nghệ thuật: Nghệ thuật dân gian phát triển. Các công trình nổi tiếng như lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, chùa Tây Phương, Khuê văn các,…
- Sử học: Bên cạnh các bộ sử cửa nhà nước, xuất hiện nhiểu bộ sử của tư nhân như Ô châu cận lục, Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục...
- Địa lí học: Có tập bản đồ Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư
- Y học: Có bộ sách y dược của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác
- Kĩ thuật: Biết dùng súng đại bác theo kiểu phương Tây, đóng thuyền chiến, xây thành lũy.
3. Kết luận
Kết thúc bài học, các em cần ghi nhớ các ý chính sau:
- Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền và các cuộc chiến tranh
- Quang Trung lật đổ chính quyền Trịnh - Nguyễn và thống nhất đất nước
- Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền
- Tình hình kinh tế, văn hoá dưới thời Nguyễn