Lịch Sử 7 Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

Vào giữa thế kỉ XVIII, nhân dân phẫn nộ trước tình hình ăn chơi, đục khoét của chính quyền phong kiến Đàng Ngoài dẫn đến sự bùng nổ của cuộc khởi nghĩa đến từ những người nông dân. Mời các em theo dõi bài học để biết rõ hơn về các cuộc khởi nghĩa này.

Lịch Sử 7 Bài 24: Khởi nghĩa nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tình hình chính trị

a. Chính quyền phong kiến

- Vua: Là cái bóng mờ trong cung cấm

- Chúa: Sa đọa, phung phí tiền của

- Quan lại, binh lính: Hoành hành, đục khoét nhân dân.

=> Mục nát cực độ

b. Hậu quả

- Kinh tế sa sút

- Đời sống nhân dân: Lâm vào cảnh khốn cùng

- Mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc.

1.2. Những cuộc khởi nghĩa lớn

- Nguyên nhân: Chính quyền suy yếu, bóc lột nhân dân

- Mục đích: Chống lại chính quyền phong kiến

- Thời gian: 30 năm giữa thế kỉ XVIII

- Lực lượng: Chủ yếu là nông dân

- Phạm vi: Khắp các trấn đồng bằng và vùng Thanh, Nghệ.

- Các cuộc khởi nghĩa lớn:

+ Khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng (1737) ở Sơn Tây.

+ Khởi nghĩa Lê Duy Mật (1738 – 1770) ở vùng Thanh Hóa, Nghệ An.

+ Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương ( 1740 – 1751).

+ Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu (1741 – 1751) hoạt động trên địa bàn rộng lớn.

+ Khởi nghĩa Hoàng Công Chất (1739 – 1769).

Các cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng Ngoài

- Kết quả : Thất bại

- Ý nghĩa:

+ Với nông dân: Khẳng định sức mạnh, quyết tâm chống áp bức bóc lột của nhân dân ta.

+ Với chính quyền phong kiến: Làm nghiêng ngả nền thống trị  của vua Lê, chúa Trịnh.

2. Luyện tập

Câu 1: Liệt kê những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu ở Đàng Ngoài.

Gợi ý trả lời

- 1737, khởi nghĩa Nguyễn Dương Hưng ở Sơn Tây

- 1738 – 1770, khởi nghĩa Lê Duy Mật ở Thanh Hóa, Nghệ An

- 1740 – 1751, khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương ở Tam Đảo, Sơn Tây, Tuyên Quang

- 1741 – 1751, khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu ở Đồ Sơn, Kinh Bắc, Sơn Nam, Nghệ An, Thanh Hóa

- 1739 - 1769, khởi nghĩa Hoàng Công Chất ở Sơn Nam, Tây Bắc

=> Các cuộc khởi nghĩa đều thất bại.

Câu 2: Nguyên nhân chính của phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII là gì?

Gợi ý trả lời

Quan lại tranh quyền, chém giết lẫn nhau.

Câu 3: Nhận xét chung về các cuộc khởi nghĩa của nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.

Gợi ý trả lời

- Thời gian: 30 năm giữa thế kỉ XVIII

- Số lượng: đông đảo.

- Phạm vi hoạt động: Khắp các trấn đồng bằng và vùng Thanh, Nghệ.

- Lực lượng tham gia: Chủ yếu là nông dân

- Quan hệ giữa các cuộc khởi nghĩa: Các cuộc khởi nghĩa nổ ra liên tiếp, bước đầu có sự liên kết với nhau.

3. Kết luận

Kết thúc bài học, các em cần ghi nhớ các ý chính sau:

  • Tình hình chính trị Đàng Ngoài giữa thế kỉ XVIII
  • Những cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu
Ngày:09/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM