Lịch sử 7 Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến

Bài học dưới đây giới thiệu lịch sử hình thành và sự phát triển của Ấn Độ thời phong kiến. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích hỗ trợ cho các em học sinh lớp 7 trong quá trình học tập. Mời các em cùng tham khảo!

Lịch sử 7 Bài 5: Ấn Độ thời phong kiến

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Những trang sử đầu tiên

- Ấn Độ được hình thành trên lưu vực 2 dòng sông lớn : sông Ấn và sông Hằng.

- 2500 năm TCN, đã xuất hiện những thành thị trên lưu vực sông Ấn.

- 1500 năm TCN, hình thành các thành thị trên lưu vực sông Hằng.

- Thế kỉ VI TCN, các thành thị liên kết với nhau cùng với sự ra đời và truyền bá của đạo Phật đã hình thành nhà nước Ma-đa-ga thống nhất hùng mạnh (TK III).

- Thế kỷ IV, vương triều Gúp-ta được thành lập.

1.2. Ấn Độ thời phong kiến

a. Thời kì Vương triều Gúp-ta (TK IV-VI)

- Ấn Độ bước vào thời kì thống nhất, phục hưng và phát triển:

+ Công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi.

+ Thủ công nghiệp phát triển: luyện kim, dệt,...

- Đầu thế kỉ VI, Vương triều Gúp-ta suy yếu và bị diệt vong.

b. Vương triều Hồi giáo Đê-li (TK XII – XVI)

- Thế kỉ XII, người Thổ Nhĩ Kì thôn tính Bắc Ấn lập nên vương triều Hồi giáo Đê-li.

+ Quý tộc Hồi giáo cướp đoạt ruộng đất của người Ấn Độ.

+ Thi hành chính sách cấm đạo Hin-đu.

=> Mâu thuẫn dân tộc trở nên căng thẳng.

c. Vương triều Mô-gôn

- Đầu TK XVI, người Mông Cổ tấn công Ấn Độ lập ra vương triều Ấn Độ Mô-gôn.

- Vua A-cơ-ba thi hành nhiều biện pháp nhằm xóa bỏ sự kì thị tôn giáo, thủ tiêu đặc quyền Hồi giáo, khôi phục kinh tế và phát triển văn hóa.

Hình 1: Vua A-cơ-ba

- Giữa thế kỉ XIX, Ấn Độ trở thành thuộc địa của thực dân Anh.

1.3. Văn hóa Ấn Độ

- Chữ viết: chữ viết ra đời từ sớm, chữ Phạn là chữ viết chính là nguồn gốc của chữ Hin-đu hiện nay.

Hình 2: Chữ Phạn

- Tôn giáo: Bà La Môn giáo, Hin-đu giáo, Phật giáo.

- Văn học: Nền văn học Hin-đu phát triển với các giáo lí, chính luận, luật phát, sử thi, kịch, thơ,..

+ Kinh Vê-đa bộ kinh cầu nguyện của đạo Bà La Môn và Hin-đu giáo.

+ Sử thi Ra-ma-ya-na, Ma-ha-bha-ra-ta.

- Kiến trúc: chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo. Đền, tháp Hin-đu giáo và những ngôi chùa Phật giáo vẫn được lưu giữ đến ngày nay.

2. Luyện tập

Câu 1: Các tiểu vương quốc đầu tiên đã được hình thành bao giờ và ở khu vực nào trên đất nước Ấn Độ ?

Gợi ý trả lời

- Khoảng 2500 năm TCN đến 1500 năm TCN, dọc theo hai bờ sông Ấn, sông Hằng ở vùng Đông Bắc Ấn đã xuất hiện những thành thị của người Ấn.

- Các thành thị tiểu vương quốc này liên kết với nhau hình thành nhà nước Ma-ga-đa rộng lớn ở hạ lưu sông Hằng. Đến cuối thế kỉ III TCN, dưới thời vua A-sô-ca, đất nước Ma-ga-đa phát triển hùng mạnh.

Câu 2: Hãy nêu những nghề thủ công truyền thống và những hàng thủ công nổi tiếng của Ấn Độ mà em biết.

Gợi ý trả lời

- Những nghề thủ công truyền thống của Ấn Độ là:

+ Nghề luyện sắt và đúc sắt.

+ Nghề làm đồ gốm, có xưởng gốm mịn, tráng men màu thẫm, ngả từ màu xanh thép sang màu xám thẫm và đen bóng.

+ Nghề dệt bông, đay, dệt tơ lụa.

+ Nghề làm đồ gỗ.

- Những hàng thủ công nổi tiếng là:

+ Hàng len thô dệt bằng lông cừu.

+ Vải trắng dệt sợi bông.

+ Hàng dệt bằng tơ lụa.

+ Đồ gốm: chén, bát, đĩa... đạt trình độ cao.

Câu 3: Sự phát triển của Ấn Độ dưới Vương triều Gúp – ta được biểu hiện như thế nào ?

Gợi ý trả lời

- Vương triều Gúp-ta là thười kì phát triển của chế độ phong kiến ở miền Bắc Ấn Độ cả về kinh tế và văn hóa:

- Về kinh tế: cư dân Ấn Độ đã biết sử dụng rộng rãi đồ sắt, kinh tế nông nghiệp có điều kiện phát triển mạnh mẽ.

- Về xã hội: xã hội Ấn Độ dưới thời Vương triều Gúp – ta đạt tới sự thịnh trị, kéo dài từ giữa thế kỉ V đến đầu thế kỉ VI thì bị diệt vong.

- Về văn hóa: dưới thời Vương triều Gúp – ta, nền văn hóa Ấn đạt nhiều thành tựu to lớn.....

3. Kết luận

Bài học giới thiệu lịch sử hình thành và sự phát triển của Ấn Độ thời phong kiến. Qua đó, các em nắm được những trang sử đầu tiên, các vương triều và nền văn hóa Ấn Độ thời phong kiến.

Ngày:17/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM