Lịch Sử 7 Bài 25: Phong trào Tây Sơn

Sau khi hình thành, đội quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm. Vậy đội quân Tây Sơn đã lật đổ họ Nguyễn như thế nào và bằng cách nào để quân ta đánh đuổi quân Xiêm về nước? Mời các em cùng tham khảo!

Lịch Sử 7 Bài 25: Phong trào Tây Sơn

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khởi nghĩa nông dân Tây Sơn

1.1.1. Xã hội Đàng Trong nửa sau TK XVIII

a. Tình hình xã hội

- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong suy yếu mục nát.

+ Số quan lại tăng quá mức nhất là quan thu thuế.

+ Quan lại, cường hào bóc lột nhân dân, ăn chơi xa sỉ.

+ Tập đoàn Trương Phúc Loan lũng đoạn triều đình, nắm mọi quyền hành, tham nhũng vô độ.

- Địa chủ, cường hào lấn chiếm ruộng đất, đời sống nông dân vô cùng cực khổ.

=> Các tầng lớp nhân dân bất bình với chính quyền họ Nguyễn → nhiều cuộc khởi nghĩa bùng nổ.

b. Cuộc khởi nghĩa chàng Lía

- Nổ ra ở Truông Mây (Bình Định).

- Chủ trương: “Lấy của giàu chia cho người nghèo”.

- Kết quả: khởi nghĩa bị dập tắt.

1.1.2. Khởi nghĩa Tây Sơn bùng nổ

- Lãnh đạo: ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ- Căn cứ: ban đầu ở vùng Tây Sơn thượng đạo sau mở rộng xuống Tây Sơn hạ đạo (Kiên Mĩ).

- Chủ trương: lấy của người giàu chia cho người nghèo.

- Lực lượng : Nông dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, thợ thủ công, thương nhân, hào mục các địa phương.

- Hoạt động: Trừng trị bọn quan tham, lấy của nhà giàu chia cho người nghèo, xóa nợ cho dân nghèo.

1.2. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm

1.2.1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn

- Tháng 9/1773, Nghĩa quân Tây Sơn hạ được thành Quy Nhơn

- Năm 1774, mở rộng vùng kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận

- Nghĩa Quân tạm hòa hoãn với quân Trịnh để đánh Nguyễn

- Năm 1777, chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ

1.2.2. Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785)

a. Nguyên nhân

- Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm.

b. Diễn biến

- Giữa năm 1784,5 vạn quân Xiêm tiến vào nước ta.

+ 2 vạn quân thuỷ lên Rạch Giá ( kiên Giang)

+ 3 vạn quân bộ qua Chân Lạp tiến vào cần thơ

- 1/1785, Nguyễn Huệ tiến vào Gia Định, chọn đoạn sông Tiền  từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến

- 19/1/1785, Nguyễn Huệ dùng mưu nhử địch vào trận địa mai phục.Quân ta đồng loạt xông thẳng vào đội hình của địch.Bị tấn công bất ngờ và mãnh liệt quân Xiêm bị tiêu diệt gần hết,Nguyễn Anh thoát chết,sang Xiêm lưu vong.

c. Kết quả

- Quân Xiêm bị đánh tan, Nguyễn Ánh thoát chết, chạy sang Xiêm lưu vong.

d. Ý nghĩa

- Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến Xiêm.

- Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân và tài chỉ huy quân sự tuyệt vời của Nguyễn Huệ.

1.3. Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh

1.3.1. Hạ thành Phú Xuân tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh

- Sau khi tiêu diệu quân Xiêm, nhiệm vụ của nghĩa quân Tây Sơn là tiêu diệt chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.

- Quân Trịnh đóng ở Phú Xuân, sách nhiễu nhân dân.

- Tháng 6 – 1786, nghĩa quân Tây Sơn hạ thành Phú Xuân, sau đó đưa quân ra Nam sông Gianh giải phóng toàn bộ Đàng Trong.

- Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long lật đổ chính quyền họ Trịnh, giao chính quyền ở Đàng Ngoài cho vua Lê.

=> Ý nghĩa:

- Lật đổ các tập đoàn phong kiến Trịnh – Nguyễn.

- Xoá bỏ sự chia cắt Đàng Trong - Đàng Ngoài.

- Đặt cơ sở cho việc thống nhất lãnh thổ.

1.3.2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản - Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà

- Nguyễn Hữu Chỉnh được Nguyễn Huệ giao nhiệm vụ trấn thủ vùng Nghệ An.

- Quân Tây Sơn rút tình hình Bắc Hà rối loạn, Nguyễn Hữu Chỉnh giúp vua Lê dẹp các cuộc nổi loạn của con cháu nhà Trịnh → Chỉnh muốn xây dựng lực lượng riêng → mưu phản.

- Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra trị tội Chỉnh nhưng sau khi diệt Chỉnh đến lượt Nhậm có mưu đồ riêng.

- Năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ 2 thu phục Bắc Hà.

- Từ 1786 – 1788, Tây Sơn ba lần tiến quân ra Bắc lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh.

1.4. Tây Sơn đánh tan quân Thanh

1.4.1. Quân Thanh xâm lược nước ta

a. Hoàn cảnh

- Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh, vua Thanh nhân cơ hội này xâm lược Đại Việt.

- Năm 1788, vua Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân tiến vào nước ta.

- Vào Thăng Long quân Thanh cướp bóc, bóc lột nhân dân tàn bạo, phong cho Lê Chiêu Thống làm An Nam quốc vương.

b. Sự chuẩn bị của quân Tây Sơn

- Lập phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn

1.4.2. Quang Trung đại phá quân Thanh

a. Diễn biến 

- Tháng 11 – 1788, Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu là Quang Trung, chỉ huy quân tiến ra Bắc, liên tục tuyển thêm quân.

- Vua Quang Trung chia quân làm 5 đạo tiến ra Bắc Hà, đạo chủ lực do Quang Trung chỉ hủy tiến thẳng vào Thăng Long.

- Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu tiêu diệt đông địch,

- Đêm mùng 3 tết, bao vây tiêu diệt đồn Hạ Hồi.

- Đêm mùng 5 tết, quân ta tấn công và hạ đồn Ngọc Hồi.

- Cùng lúc đạo quân của đô đốc Long tấn công, tiêu diệt đồn Đống Đa.

b. Kết quả:

Trong vòng 5 ngày đêm, quân ta quét sạch 29 vạn quân Thanh.

1.4.3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn

a. Nguyên nhân thắng lợi:

- Nhân dân ta có tinh thần yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột.

- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

b. Ý nghĩa lịch sử:

- Lật đổ các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh – Nguyễn.

- Xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước.

- Đặt nền tảng thống nhất quốc gia.

- Đánh tan các cuộc chiến tranh xâm lược của Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập, lãnh thổ quốc gia.

2. Luyện tập

Câu 1: Hãy nêu những hoạt động của Nguyễn Huệ trong cuộc tiến công ra Bắc Hà lần thứ nhất (1786)

Gợi ý trả lời

Những hoạt động của Nguyễn Huệ trong cuộc tiến công ra Bắc Hà lần thứ nhất (1786):

- Tháng 6 – 1786, quân Tây Sơn kéo đến trước thành Phú Xuân.

- Nhờ nước sông lên cao, thuyền Tây Sơn tiến sát thành, tung bộ ibinh giáp chiến với quân Trịnh.

- Quân Trịnh bạc nhược, bị tiêu diệt nhanh chóng.

- Chiếm được Phú Xuân, quân Tây Sơn hoàn toàn làm chủ Đàng Trong, đồng thời tạo thanh thế để tiến ra Đàng Ngoài.

Câu 2: Vì sao Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà?

Gợi ý trả lời

Từ khi cuộc khởi nghĩa nổ ra đã hợp với lòng dân. Do đó, khi nghĩa quân Tây Sơn đi đến đâu cũng nhận được sự ủng hộ hết lòng của quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó người lãnh đạo, chỉ huy cuộc khởi nghĩa là một người tài giỏi không chỉ về chiến thuật đánh giặc mà còn giỏi trong việc thu phục các tầng lớp sĩ phu.

Chính vì vậy, Nguyễn Huệ đã nhanh chóng thu phục được Bắc Hà.

Câu 3: Quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh và Lê như thế nào ?

Gợi ý trả lời

Để lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh và Lê đội quân Tây Sơn đã:

- Biết tin Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh đem quân đánh Phú Xuân, chúa Nguyễn chạy vào Gia Định.

- Nguyễn Nhạc tạm hòa với Trịnh để đánh Nguyễn.

- Năm 1777,quân Tây Sơn bắt giết chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền Đàng Trong.

- Tháng 6 – 1786, Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân, sau đó tiến thẳng ra Đàng Ngoài với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh".

- Giữa năm 1786, bắt chúa Trịnh, giao quyền cho vua Lê.

- Giữa năm 1788, Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Vũ Văn Nhậm, lật đổ chính quyền vua Lê, tự tay xây dựng chính quyền mới.

=> Quân Tây Sơn đã lật đổ được các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh. Lê thối nát và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình.

Câu 4: Yếu tố nào giúp quân Tây Sơn lật đổ được chính quyền phong kiến Trịnh - Nguyễn?

Gợi ý trả lời

Có hai yếu tố quan trọng giúp đội quân Tây Sơn lật đổ được chính quyền. Đó là:

- Do hợp với lòng dân, từ khi nổ ra khởi nghĩa đến nay, quân Tây Sơn luôn nhận được sự ủng hộ hết lòng của quần chúng nhân dân.

- Có Nguyễn Huệ là một vị lãnh đạo tài giỏi, không chỉ về giỏi về chiến thuật đánh giặc mà còn là gioải trong việc phục vụ các tầng lớp sĩ phu.

3. Kết luận

Kết thúc bài học, các em cần ghi nhớ các ý chính sau:

  • Xã hội Đàng Trong nửa sau TK XVIII và các cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn
  • Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn và đánh tan quân xâm lược Xiêm
  • Tây Sơn tiến ra Bắc Hà và lật đổ chính quyền họ Trịnh
  • Diễn biến, kết quả và ý nghĩa của cuộc chiến chống quân Thanh
Ngày:09/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM