Lịch Sử 7 Bài 17: Ôn tập chương II và chương III

Bài học dưới đây ôn tập những sự kiện quan trọng có trong chương II và chương III hay nói cách khác các em sẽ được sẽ ôn lại những cuộc xâm lược, các cuộc khởi nghĩa diễn ra trong hai đời Lý - Trần. Qua đó, chúng ta biết được ý nghĩa và những bài học xương máu cho lịch sử nước nhà. Mời các em cùng tham khảo!

Lịch Sử 7 Bài 17: Ôn tập chương II và chương III

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Những cuộc xâm lược thời Lý - Trần

- Thời Lý: Kháng chiến chống Tống lần 2 (1075-1077).

- Thời Trần:

+ Kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất (1258).

+ Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ nhất hai (1258).

+ Kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên lần thứ ba (1287 – 1288).

1.2. Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lý- Trần

a. Kháng chiến chống Tống

- Triều đại: Lý

- Thời gian: 10/1075-3/1077

- Đường lối kháng chiến

+ Giai đoạn 1: Tiến công, tự vệ

+ Giai đoạn 2: Xây dựng phòng tuyến phản công.

- Gương kháng chiến: Lý Thường Kiệt, vua Lý Thánh Tông, Tông Đản.

- Nguyên nhân thắng lợi: Tinh thần kháng chiến của nhân dân, người lãnh đạo giỏi, cách đánh giặc độc đáo.

- Ý nghĩa lịch sử: Giữ vững độc lập, quân Tống từ bỏ mộng xâm lăng.

b. Kháng chiến chống Mông - Cổ lần thứ nhất

- Triều đại: Trần

- Thời gian: 1/1258-29/1/1258.

- Đường lối kháng chiến: Thực hiện “vườn không nhà trống”. Vừa đánh vừa rút lui, chờ thời cơ phản công.

- Gương kháng chiến: Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn..

- Nguyên nhân thắng lợi: Tinh thần kháng chiến của nhân dân, nghiệ thuật đánh giặc độc đáo tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu, phản công.

- Ý nghĩa lịch sử: Cổ vũ động viện tinh thần kháng chiến của nhân dân.

c. Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần hai

- Triều đại: Trần

- Thời gian: 1/1285-6/1285

- Đường lối kháng chiến: Thực hiện “vườn không nhà trống”. Vừa đánh vừa rút lui, chờ thời cơ phản công.

- Gương kháng chiến: Trần Quốc Tuấn, Trần Bình Trọng...

- Nguyên nhân thắng lợi: Tinh thần đoàn kết, anh dũng chiến đấu của nhân dân tham gia. Sự chuẩn bị chu đáo. Chiến lược, chiến thuật đấu tranh đúng đắn, sáng tạo.

- Ý nghĩa lịch sử: Tạo nên trang sử vẻ vang ....

d. Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần ba

- Triều đại: Trần

- Thời gian: 12/1287-4/1288.

- Đường lối kháng chiến: Thực hiện “vườn không nhà trống” .Rút lui bảo toàn lực lượng. Lập trận địa mai phục trên sông Bạch Đằng.

- Gương kháng chiến: Trần Quốc Tuấn, Trần Khánh Dư...

- Nguyên nhân thắng lợi: Tinh thần đoàn kết của nhân dân. Nghệ thuật quân sự độc đáo: thủy chiến.

- Ý nghĩa lịch sử: Làm cho kẻ thù bỏ mộng xâm lăng.

1.3. Nước Đại Việt thời Lý-Trần- Hồ đã đạt được những thành tựu nổi bật

1.3.1. Kinh tế

a. Thời Lý

- Nông nghiệp: Ruộng đất do nhà nước quản lí, vua tổ chức cày tịnh điền, khai hoang, đắp đê... Nhiều năm mùa màng bội thu.

- Thủ công nghiệp: Phát triển mạnh gốm, dệt, đúc đồng... Xưởng thủ công nhà nước phát triển nghề dệt trong nhân dân, chùa chiền xây dựng nhiều nơi.

- Thương nghiệp: Trao đổi buôn bán với nước ngoài.

b. Thời Trần

- Ruộng công làng xã chiếm ưu thế, khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng diện tích ruộng đất tư, ruộng phong cấp, mua bán tăng. Nhiều điền trang được xây dựng.

- Thủ công nghiệp: Thủ công nghiệp nhà nước và các nghề truyền thống  trong nhân dân phát triển. Nghề mới ra đời: đóng tàu, chế tạo vũ khí.

- Thương nghiệp: Trung tâm Thăng Long, Vân Đồn giao lưu buôn bán với thương nhân nước ngoài.

1.3.2. Văn hoá

a. Thời Lý

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Đạo phật được tôn sùng, sư giỏi được trọng dụng, nhân dân thích ca hát, nhảy múa, tổ chức lễ hội trong những ngày tết, gặt...

b. Thời Trần

- Tín ngưỡng cổ truyền phát triển nho giáo được trọng dụng.

- Đạo Phật vẫn được tôn sùng, Nho giáo ngày càng phát triển.

- Văn học chữ Hán phát triển, văn học chữ Nôm bước đầu được hình thành, xuất hiện nhiều nhà thơ Nôm nổi tiếng với nhiều tác phẩm có giá trị: Hịch tường sĩ – Trần Quốc Tuấn, Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu,..

1.3.3. Giáo dục

a. Thời Lý

- 1070, Xây dựng văn miếu.

- 1075, mở khoa thi chọn nhân tài.

- 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên.

b. Thời Trần

- Trường học được mở ở nhiều nơi.

- Tổ chức các kì thi thường xuyên hơn để tuyển người tài, lập quốc sử viện.

1.3.4. Nghệ thuật - khoa học

a. Thời Lý

- Nhiều công trình nghệ thuật độc đáo được xây dựng: Chùa một cột (1049), tháp Báo Thiên, tượng phật Adiđà,..

- Hoa văn hình rồng độc đáo.

b. Thời Trần

- Đại Việt sử kí – Lê Văn Hưu gồm 30 quyển (1272), là bộ sử đầu tiên của nước ta.

- Y học , quân sự đạt nhiều thành tựu.

- Nhiều công trình kiến trúc có giá trị: Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô,..

1.4. Bảng thống kê các sự kiện lịch sử quan trọng thời Lý - Trần

1.4.1. Thời Lý (1009 -1225)

- 1009 Lý Công Uẩn lên ngôi, nhà Lý được thành lập

- 1010 Lý Thái tổ dời đô về Thăng Long

- 1042 Ban hành bộ luật Hình thư

- 1054 Nhà Lý đổi tên nước thành Đại Việt

- 1070 Lập Văn Miếu thờ Khổng Tử

- 1075 Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên

- 1076 Lập Quốc tử giám

- 1077 Kháng chiến chống Tống thắng lợi

1.4.2. Thời Trần (1226 - 1400)

- 1226 Trần Cảnh lên ngôi vua, nhà Trần được thành lập

- 1230 Ban hành Quôc triều hình luật

- 1258 Kháng chiến chống Mông Cổ lần thứ nhất thắng lợi

- 1285 Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ hai thắng lợi

- 1287-1288 Kháng chiến chống Mông - Nguyên lần thứ ba thắng lợi

2. Luyện tập

Câu 1: Hãy thống kê những nét chính về các cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý và chống Mông – Nguyên thời Trần?

Gợi ý trả lời

- Kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077)

+ Đường lối: chủ động đánh giặc, buộc giặc đánh theo cách đánh của ta.

+ Tấm gương tiêu biểu: Lý Thường Kiệt, Thân Cảnh Phúc, Lí Kế Nguyên…

- Kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên

+ Đường lối:

  • 1258 (Lần 1): Khi giặc mạnh rút lui bảo toàn lực lượng
  • 1285 (Lần 2): Thực hiện “vườn không nhà trống”.
  • 1287 - 1288 (Lần 3):Khi giặc lâm vào thế khó khăn phản công tiêu diệt.

=> Trong lần 3 diệt đoàn thuyền lương, lập trận địa trên sông Bạch Đằng.

+ Tấm gương tiêu biểu: Trần Quốc Tuấn , Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, Trần Quốc Toàn…

Câu 2: Nêu nguyên nhân thắng lợi của những cuộc kháng chiến thời Lý – Trần

Gợi ý trả lời

Nhân dân ta đoàn kết, yêu nước, chiến đấu dũng cảm, có chiến lược chiến thuật đúng đắn, sáng tạo, có người chỉ huy giỏi.

Câu 3: Hãy điểm lại những thành tựu nổi bật của nước Đại Việt thời Lý - Trần.

Gợi ý trả lời

- Thời Lý:

+ Kinh tế:

  • Nông nghiệp: Nông dân có ruộng cày cấy. Nhà nước khuyến khích khai hoang. Công tác thủy lợi được chú ý.
  • Thủ công nghiệp: có nhiều nghề.
  • Thương nghiệp: buôn bán trong và ngoài nước được mở rộng.

+ Văn hóa:

  • Đạo Phật phát triển mạnh nhất.
  • Các hình thức sinh hoạt văn hóa phong phú đa dạng.

+ Giáo dục: 

  • Xây dựng Văn Miếu.
  • Mở khoa thi chọn quan lại.
  • Văn học chữ Hán bắt đầu phát triển.

+ Khoa học: Phát triển trên nhiều lĩnh vực

+ Nghệ thuật: Nghệ thuật điêu khắc rất phát triển.

- Thời Trần:

+ Kinh tế:

  • Nông nghiệp: Khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích trồng trọt. Công cuộc khai hoang đắp đê được củng cố. Ruộng đất làng xã nhiều.
  • Thủ công nghiệp: Do nhà nước quản lí có nhiều ngành nghề. Thủ công nghiệp trong nhân dân rất phổ biến và phát triển.
  • Thương nghiệp: Trao đổi buôn bán được đẩy mạnh.

+ Văn hóa:

  • Tín ngưỡng cổ truyền phổ biến.
  • Đạo Phật phát triển.
  • Nho giáo ngày càng phát triển.

+ Giáo dục:

  • Quốc Tử Giám được mở rộng.
  • Trường học ngày càng nhiều.
  • Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều.

+ Khoa học: Phát triển trên nhiều lĩnh vực

+ Nghệ thuật: Nhiều công trình kiến trúc ra đời.

3. Kết luận

Kết thúc bài học, các em cần ghi nhớ các ý chính sau:

  • Những cuộc xâm lược thời Lý - Trần
  • Các cuộc kháng chiến chống xâm lược thời Lý - Trần
  • Nhũng thành tựu nổi bật và các sự kiện quan trọng của nước Đại Việt thời Lý - Trần - Hồ 
Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM