Lịch sử 7 Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu

Bài học dưới đây tóm tắt sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành một chế độ mới - chế độ tư bản chủ nghĩa ở châu Âu. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích hỗ trợ cho các em học sinh lớp 7 trong quá trình học tập. Mời các em cùng tham khảo!

Lịch sử 7 Bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Những cuộc phát kiến lớn về địa lí

- Nguyên nhân:

+ Từ giữa thế kỉ XV, sản xuất phát triển như cầu về vốn, nguyên liệu và thị trường tăng cao.

+ Nhu cầu tìm kiến con đường hàng hải mới từ phương Tây sang Ấn Độ và các nước phương Đông.

- Điều kiện:

+ Sự phát triển của kĩ thuật hàng hải và kĩ thuật đóng tàu.

+ Kim chỉ nam do người Trung Quốc phát minh được sản xuất rộng rãi.

+ Kiến thức địa lý về trái đất được mở rộng nhất là biết được trái đát hình tròn.

- Các cuộc phát kiến địa lí lớn:

+ Năm 1487, B. Đi-a-xơ đi vòng quanh điểm cực Nam châu Phi, tìm ra mũ Hảo Vọng.

+ Năm 1497, Va-xcô đơ Ga-ma chỉ huy đoàn tàu từ Lisbon đến mũi Hảo Vọng. Đến năm 1498, cập bến Ca-li-cút ở phía tây nam Ấn Độ.

+ Năm 1492, C.Cô-lôm-bô “tìm ra” châu Mĩ.

Hình 1: Cô-lôm-bô

+ Từ 1519 – 1522, Ph.Ma-gien-lan thực hiện chuyên đi vòng quanh trái đất.

- Hệ quả:

+ Tìm ra những con đường hàng hải mới từ Đông sáng Tây.

+ Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển, mở rộng thị trường buôn bán.

+ Đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ, thị trường rộng lớn.

+ Dẫn tới sự ra đời của Chủ nghĩa thực dân.

1.2. Sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu

- Hoàn cảnh: quá trình tích lũy vốn và nhân công hình thành.

+ Sau các cuộc phát kiến địa lý, quý tộc và thương nhân châu Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên các nước thuộc địa và giàu lên nhanh chóng.

+ Trong nước: cướp đoạt ruộng đất, đuổi nông nô ra khỏi lãnh địa.

+ Nông nô phải làm thuê trong các xí nghiệp của tư sản.

Hình 2: Những cuộc phát kiến địa lí

- Kinh tế:

Tư sản mở rộng kinh doanh, lập các xưởng sản xuất quy mô lớn, các công ty thương mại và những đồn điền rộng lớn.

- Xã hội: hình thành 2 giai cấp cơ bản Tư sản và Vô sản.

- Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa được hình thành.

2. Luyện tập

Câu 1: Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động thế nào đến xã hội châu Âu ?

Gợi ý trả lời

    Những cuộc phát kiến địa lí đã góp phần thúc đẩy thương nghiệp phát triển và đem lại cho giai cấp tư sản châu Âu những nguồn nguyên liệu quý giá, những kho vàng bạc, châu báu khổng lồ cùng những vùng đất mênh mông ở châu Á, châu Phi và châu Mĩ.

Câu 2: Nguyên nhân nào dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí ?

Gợi ý trả lời

- Từ giữa thế kỉ XV, do yêu cầu phát triển của sản xuất nên các thương nhân cần nhiều vàng bạc, nguyên liệu và thị trường.

- Họ muốn tìm con đường biển để sang buôn bán với Ấn Độ và các nước phương Đông.

Câu 3: Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu được hình thành như thế nào ?

Gợi ý trả lời

    - Giai cấp tư sản: Nhờ các cuộc phát kiến địa lí, quý tộc và thương nhân châu Âu trở nên giàu có. Họ lập ra các xưởng thủ công, các đồn điền và dần dần họ trở thành giai cấp tư sản.

    - Đội ngũ công nhân làm thuê: Những người nông nô bị mất ruộng đất, phải lang thang, cuối cùng phải vào làm thuê trong các xí nghiệp của tư sản. Ngoài nông nô, còn có nô lệ được mua từ châu Phi sang châu Âu.

3. Kết luận

Bài học tóm tắt sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành một chế độ mới - chế độ tư bản chủ nghĩa ở châu Âu. Qua đó các em biết được những cuộc phát kiến địa lí và hoàn cảnh ra đời chủ nghĩa tư bản châu Âu.

Ngày:16/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM