Soạn bài Câu cầu khiến Ngữ văn 8 tóm tắt

Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng sử dụng câu cầu khiến. Đồng thời, tài liệu này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Câu cầu khiến Ngữ văn 8 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 30 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Liệt kê câu cầu khiến trong những ngữ liệu đã cho:

a. Câu cầu khiến là: “Thôi đừng lo lắng”; “Cứ về đi” dùng để khuyên bảo và yêu cầu.

b. Câu cầu khiến là: “Đi thôi con” dùng để yêu cầu.

2. Soạn câu 2 trang 30 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Lưu ý khi đọc câu cầu khiến trong ngữ liệu b ta cần đọc với giọng mạnh mẽ, kiên quyết hơn vì đây là một câu cầu khiến khác với câu "Mở cửa!" trong ngữ liệu a là câu trần thuật, đọc với giọng đều hơn.

3. Soạn câu 1 luyện tập trang 31 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Đặc điểm hình thức nhận diện câu cầu khiến:

+ Có các từ: “hãy” ở câu a, “đi” ở câu b, “đừng” ở câu c.

+ Câu a khuyết chủ ngữ, câu b chủ ngữ là "Ông giáo", câu c chủ ngữ là "chúng ta".

- Thêm bớt chủ ngữ vào các câu cầu khiến trên:

+ Thay chủ ngữ sẽ giúp câu có ý nghĩa thay đổi, chủ thể không đề cập tới bản thân.

+ "Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ tiên vương": Nội dung câu không thay đổi, ý nghĩa cụ thể hơn.

+ "Hút trước đi": Ý nghĩa câu không thay đổi, nhưng không có sự nhã nhặn.

4. Soạn câu 2 luyện tập trang 32 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Liệt kê câu cầu khiến:

a. Câu cầu khiến: "Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi". Câu này đã khuyết hoàn toàn chủ ngữ, từ ngữ cầu khiến là từ "đi".

b. Câu cầu khiến: "Các em đừng khóc". Ở câu này chủ ngữ là Các em (ngôi thứ hai, số nhiều), từ ngữ cầu khiến là từ đừng.

c. Câu cầu khiến: "Đưa tay cho tôi mau! Cầm lấy tay tôi này!". Câu này đặc biệt hơn là chỉ có giọng điệu cầu khiến chứ không có từ ngữ cầu khiến.

5. Soạn câu 3 luyện tập trang 32 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Trong ngữ liệu a đã khuyết chủ ngữ, nên dẫn đến câu văn mang ý nghĩa cầu khiến không có sự trang nhã, lịch sự, giống như một mệnh lệnh.

- Trong ngữ liệu b có chủ ngữ khiến câu cầu khiến trở nên rõ đối tượng, nhẹ nhàng và lịch sự hơn.

6. Soạn câu 4 luyện tập trang 32 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Chúng ta có thể nhận thấy Dế Choắt đã sử dụng câu cầu khiến để nhờ Dế Mèn giúp đỡ. Choắt là người yếu đuối, nhút nhát, thế nên tự nhận mình là người dưới (xưng hô rất lễ phép với Dế Mèn), lời nói của Dế Choắt cũng có ý khiêm nhường, rào trước đón sau.

7. Soạn câu 5 luyện tập trang 32 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Hai câu này khác nhau về nghĩa (trong từng văn cảnh) nên không thể thay thế được cho nhau. Trong đoạn văn này, câu nói đó được người mẹ dùng để khuyên con hãy vững tin bước vào đời. Trái lại, trong đoạn văn (rút từ truyện Cuộc chia tay của những con búp bê), người mẹ bảo đứa con đi cùng mình.

Ngày:22/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM