Soạn bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận Ngữ văn 8 tóm tắt

Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em biết cách nhận diện và phân tích những yếu tố tự sự và miêu tả trong một bài văn nghị luận cụ thể. Hy vọng rằng tài liệu này sẽ hữu ích với các em. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Tìm hiểu các yếu tố tự sự và miêu tả trong văn nghị luận Ngữ văn 8 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 113 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Những đoạn văn trên là đoạn văn nghị luận, trong đó người viết có vận dụng kết hợp các yếu tố tự sự và miêu tả một cách hài hòa. Nhờ các yếu tố này mà luận cứ của văn bản nghị luận chân thực, rõ ràng, sinh động và có sức thuyết phục mạnh mẽ.

- Các yếu tố tự sự ở đoạn thứ nhất để kể về kiểu bắt lính kỳ quặc, tàn ác và nhẫn tâm của bọn thực dân.

- Trong đoạn văn thứ hai thì các yếu tố miêu tả nhằm nhấn mạnh nội dung về sự xảo trá của phủ toàn quyền khi tiến hành rêu rao về "lòng sốt sắng đầu quân tấp nập và không ngần ngại".

2. Soạn câu 2 trang 115 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

a. Đoạn văn đã cho có những yếu tố tự sự và miêu tả như sau:

- Yếu tố tự sự:

+ "Mẹ chàng mơ thấy thỏ trắng nhảy qua ngực và đẻ ra chàng, sau đó chàng giết tên bạo chúa và biến vào mặt trăng".

+ "Có công đánh giặc ngoại xâm sau đó nàng bay về trời của dân tộc Thái".

- Yếu tố miêu tả:

+ "Mơ thấy thỏ trắng nhảy qua ngực".

+ "Chàng không nói, không cười, chỉ thích chơi khiên đao".

+ "Dòng thác Pông-gơ-ni những vầng sáng bạc".

+ "Cờ lệnh bằng chăn dệt ngũ sắc".

+ "Những vũng, những ao chi chít nối tiếp vết chân voi ngựa của quân nàng".

b. Những yếu tố tự sự và miêu tả được người viết sử dụng nhằm làm sáng tỏ cho luận điểm của đoạn văn được nói đến, vì thế việc miêu tả và tự sự chỉ được dùng khi những yếu tố đó có lợi cho việc làm nổi bật luận điểm này.

3. Soạn câu 3 trang 115 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Lựa chọn những yếu tố miêu tả, tự sự hay và độc đáo, có thể làm sáng rõ được luận điểm của bài văn nghị luận.

- Không dùng các yếu tố miêu tả, tự sự một cách ngẫu hứng. Bởi lẽ đây không phải là mục đích của văn bản nghị luận.

- Chỉ dùng với mục đích làm sáng tỏ luận điểm, làm nổi bật luận điểm.

4. Soạn câu 1 luyện tập trang 116 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Đoạn văn đã cho có những yếu tố tự sự và miêu tả như sau:

- Yếu tố tự sự:

+ "Kể thời gian sắp trung thu, mười mấy ngày qua, đêm trước rằm đầu tiên".

+ "Trừ cái bực mình ban đầu khi bị bắt giữ vô cớ, cái khẳng định mình vẫn là khách tự do, chỉ là một xâu những sự vật lỉnh kỉnh, lích kích đáng lạ, đáng cười, đáng ghét của bộ mặt nhà giam".

- Yếu tố miêu tả:

+ "Bỗng đêm nay trăng sáng quá chừng. Trong suốt, bao la, huyền ảo, vỗ về. Ngay bên cửa sổ lồng bóng cây… Nó ăm ắp tình tứ, nó rạo rực, nó muốn yêu, muốn thưởng thức, muốn chan hoà, muốn giãi bày, bộc lộ".

+ "Bực mình, trong lòng rạo rực bao nỗi niềm, nó ăm ắp tình tứ, nó rạo rực".

=> Những yếu tố tự sự và miêu tả giúp bài văn thêm giá trị biểu cảm cao, người đọc cảm nhận được đầy đủ tâm trạng của tác giả. Đồng thời, các yếu tố tự sự và miêu tả này nhằm giúp ta hiểu thêm tình cảm của Bác dành cho thiên nhiên, cho ánh trăng đêm rằm.

5. Soạn câu 2 luyện tập trang 116 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Cho đề bài nêu ý kiến của em về vẻ đẹp của bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen" thì em cần vận dụng các yếu tố tự sự và miêu tả là:

- Sử dụng yếu tố miêu tả khi:

+ Nhận định về bài ca dao "Trong đầm gì đẹp bằng sen".

+ Hình ảnh hoa sen trong thực tế.

- Tự sự khi:

+ Kể về một kỉ niệm cảnh đầm sen giữa mùa hè.

+ Hoặc một kỉ niệm về những câu thơ, bài thơ nói về vẻ đẹp của bông sen.

Ngày:12/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM