Soạn bài Quê hương Ngữ văn 8 tóm tắt

Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em cảm nhận được tình yêu quê hương, thiên nhiên thắm thiết và sâu nặng của nhà thơ Tế Hanh. Hy vọng rằng, đây sẽ là tài liệu bổ ích để các em tham khảo. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Quê hương Ngữ văn 8 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 18 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi:

+ Không gian, thời gian được tác giả sử dụng vô cùng đặc sắc, đó là không gian tươi mát, trong trẻo của đất trời "Trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng".

+ So sánh con thuyền với con tuấn mã: “hăng”, “phăng” thể hiện sự dũng mãnh, tràn trề sức sống của đoàn thuyền.

+ So sánh cánh buồm với mảnh hồn làng: Biểu hiện cho hồn cốt của người dân vùng biển.

- Phân tích cảnh đón thuyền cá về bến:

+ Không khí: Ồn ào, tấp nập, náo nhiệt.

+ Hình ảnh người dân chài: “làn da ngăm dám nắng”, “thân hình nồng thở vị xa xăm” → vẻ đẹp rắn chắc, khỏe khoắn mang phong vị người dân miền biển.

+ Hình ảnh chiếc thuyền: Con thuyền được nhân hóa. Nó cũng như con người, trở về nghỉ ngơi sau hành trình vất vả, chất muối thấm trong từng thớ vỏ như hồn biển hồn quê thấm vào máu thịt mỗi người dân quê.

2. Soạn câu 2 trang 18 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Phân tích những câu thơ:

“Cánh buồm gương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…”

- Cánh buồm “giương to” khi gặp gió lớn. Bên cạnh đó, tác giả đã sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật, nổi bật nhất chính là thủ pháp nghệ thuật so sánh ẩn dụ: Cánh buồm - một hình ảnh cụ thể được so sánh với hình ảnh trừu tượng “mảnh hồn làng”, cũng như tinh thần phóng khoáng, kiên cường của người dân miền biển chính là linh hồn của làng quê.

“Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng.

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm”

- Tác giả Tế Hanh mang đến cho người đọc hình ảnh chân thực về con người ở vùng biển làng chài này qua câu thơ “Làn da ngăm rám nắng” làn da khỏe khoắn nhuộm nắng gió, mặn mòi của biển. Thân hình “nồng thở vị xa xăm”. “Vị xa xăm ấy” là vị của biển khơi, vị của gió trời. Hình ảnh người dân chài hiện lên khỏe khoắn, mạnh mẽ như một tượng đài của quê hương.

3. Soạn câu 3 trang 18 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Tình cảm của tác giả:

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

- Nhà thơ Tế Hanh mang trong mình một nỗi nhớ quê hương và nỗi nhớ ấy như hòa quyện vào cái màu nước xanh của vùng biển làng chài, cát bạc, cánh buồm… và hẳn không thể thiếu con thuyền “rẽ sóng chạy ra khơi”. Có thể thấy những hình ảnh ấy cứ trở đi trở lại, day dứt mãi trong tâm trí nhà thơ để rồi cuối cùng lại làm bật lên cảm xúc:

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

- Câu thơ mang đến cho người đọc những cảm xúc rung động với tình yêu quê hương của nhà thơ, câu thơ làm cho người ta đủ nôn nao và xao xuyến. Bởi nó có sức nặng ngay từ nỗi nhớ da diết và chân thành của tác giả đối với quê hương.

4. Soạn câu 4 trang 18 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:

+ Để khắc họa thành công những tình cảm yêu quê tha thiết tác giả đã vận dụng thành công nhiều hình ảnh gợi hình, gợi cảm, sử dụng hình ảnh đặc sắc và khắc họa được hình ảnh, đường nét, màu sắc của sự vật, tạo giá trị biểu cảm cao.

+ Nghệ thuật so sánh khiến việc miêu tả cụ thể hơn, gợi ra vẻ đẹp bay bổng, lãng mạn.

+ Sử dụng biện pháp ẩn dụ làm tăng sức gợi hình, gợi cảm.

- Phương thức miêu tả xen lẫn biểu cảm được sử dụng chủ yếu trong văn bản này:

+ Miêu tả để tái hiện, khắc họa hình ảnh thân thuộc, tươi đẹp của làng biển.

+ Cảm xúc hồi tưởng trào dâng, tình cảm yêu quê hương tha thiết, cháy bỏng.

5. Soạn câu luyện tập trang 18 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Một số câu thơ về quê hương

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay.

(Quê hương - Đỗ Trung Quân)

Cần Thơ gạo trắng nước trong

Ai đi đến đó lòng không muốn về.

(Ca dao)

Chợ Sài Gòn cẩn đá

Chợ Rạch Giá cẩn xi măng

Giã em xứ sở vuông tròn

Anh về xứ sở không còn ra vô.

(Ca dao)

Ngày:22/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM