Soạn bài Nhớ rừng Ngữ văn 8 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em thấy được bút pháp nghệ thuật đặc sắc của nhà thơ Thế Lữ. Đồng thời, bài soạn này còn giúp các em trau dồi thêm vốn từ phong phú cho bản thân. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Nhớ rừng Ngữ văn 8 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 7 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Bài thơ có thể chia thành 5 nội dung như sau:

+ Đoạn 1: Con hổ đáng thương trong không gian bị giam hãm tù túng và chật hẹp.

+ Đoạn 2 và đoạn 3: Con hổ nhớ rừng tha thiết và nhớ lại một thời oanh liệt.

+ Đoạn 4: Sự căm ghét những thói giả dối, tầm thường trong nơi bị giam hãm.

+ Đoạn 5: Hoài niệm về thời quá khứ vàng son.

2. Soạn câu 2 trang 7 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

a. Phân tích:

- Đoạn 1 và 4: Thể hiện sự căm hận những thứ tầm thường, oán ghét không gian tù túng nơi bị giam hãm ngày đêm. Muốn vượt thoát tù hãm bằng nỗi nhớ thời đại ngàn.

- Đoạn 2 và 3 miêu tả vẻ đẹp của núi rừng làm bật lên vẻ oai phong, lẫm liệt của vị chúa tể. Qua đó thể hiện sự tiếc nuối những ngày huy hoàng trong quá khứ của vị chúa tể.

b. Đoạn 2 và 3: Từ ngữ chọn lọc, phong phú, gợi tả -> diễn tả cảnh đại ngàn hùng vĩ, lớn lao, mạnh mẽ phi thường, bí ẩn linh thiêng trong giang sơn của con hổ.

c. Tác giả Thế Lữ đã xây dựng nên một sự đối lập tương phản hoàn toàn với không gian tù túng của con hổ và không gian thế giới ngoài kia. Sự tương phản, đối lập gay gắt giữa cảnh tượng vườn bách thú, và cảnh núi rừng hùng vĩ diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc da diết, đau đớn, của con hổ đối với những quá khứ huy hoàng của nó.

3. Soạn câu 3 trang 7 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Với hình ảnh con hổ, tác giả đã có một biểu tượng rất thích hợp và vẻ đẹp để thể hiện chủ đề bài thơ:

- Hổ là vị chúa tể của muôn loài, là vị chúa sơn lâm hùng vĩ một thời, nay chỉ còn vang bóng mà thôi.

- U uất vì tù túng, mà phải chấp nhận cái tẻ nhạt, tầm thường. Cảnh rừng khoáng đạt, hùng vĩ - giang sơn của chúa sơn lâm - là biểu tượng của thế giới rộng lớn, tự do và cao cả.

- Với hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng đó, nhà thơ rất thuận lợi trong việc nói lên tâm sự và cảm hứng lãng mạn của mình.

4. Soạn câu 4 trang 7 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Nhận xét về lời phê bình của Hoài Thanh:

- Có thể nhận thấy những từ ngữ mà tác giả sử dụng trong văn bản "Nhớ rừng" bắt nguồn từ sự chán ghét những điều tầm thường, giả dối của con hổ ở vườn bách thú.

- "Chữ bị xô đẩy" bắt nguồn từ giọng điệu linh hoạt lúc dồn dập oai hùng, lúc trầm lắng suy tư.

- "Dằn vặt bởi sức mạnh phi thường": khao khát tự do, vượt thoát khỏi thực tại tầm thường, tù túng.

- Ngôn ngữ có chiều sâu: tạo dựng được ba hình tượng với nhiều ý nghĩa (con hổ, vườn bách thú, núi rừng).

- Thế Lữ cũng là cây bút tiên phong cho phong trào thơ Mới vì thế sự thôi thúc vượt thoát khỏi những chuẩn mực cũ giúp ông chủ động khi sử dụng ngôn từ.

Ngày:17/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM