Soạn bài Ôn tập về luận điểm Ngữ văn 8 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em phân tích được những mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Ôn tập về luận điểm Ngữ văn 8 tóm tắt

1. Khái niệm luận điểm

1.1. Soạn câu 1 trang 73 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Chọn câu trả lời đúng trong những câu đã cho là: "Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận" (câu c).

1.2. Soạn câu 2 trang 73 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

a. Trong bài "Tinh thần yêu nước của nhân dân ta" của Chủ tịch Hồ Chí Minh có nêu những luận điểm như sau:

- "Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta nồng nàn, mạnh mẽ".

- "Tự hào về truyền thống yêu nước đấu tranh chống giặc ngoại xâm từ thời xa xưa".

- "Những biểu hiện tinh thần yêu nước thời hiện tại (chống Pháp)".

- "Nhiệm vụ làm cho tinh thần yêu nước trở thành hành động".

b. Hai luận điểm mà người viết đã đưa ra có những dẫn chứng cụ thể, rõ ràng, hoàn toàn hợp lí với vấn đề cần nghị luận.

2. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề nghị luận

2.1. Soạn câu 1 trang 73 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

a. Vấn đề được đặt ra trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là: Phát huy tinh thần yêu nước (tinh thần truyền thống) trở thành hành động mạnh mẽ. Nếu chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ đưa ra một luận điểm duy nhất "Đồng bào ta ngày nay có lòng yêu nước nồng nàn" thì không đủ làm sáng tỏ vấn đề.

b. Để văn bản "Chiếu dời đô" mang tính hào hùng, thuyết phục được người đọc và người nghe thì người viết cần phải thay đổi luận điểm "Các triều đại trước đây đã nhiều lần thay đổi kinh đô" thì mục đích của nhà vua không thể đạt được. Vì nếu chỉ đưa ra luận điểm các triều đại trước đây nhiều lần thay đổi kinh đô thì vấn đề chính việc dời đô của nước ta không được thể hiện.

2.2. Soạn câu 2 trang 74 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Khi giải quyết vấn đề cần nghị luận thì cần lưu ý về những luận điểm phải phù hợp, mạch lạc và có tính liên kết với yêu cầu giải quyết vấn đề và đủ làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.

3. Mối quan hệ giữa các luận điểm trong bài văn nghị luận

3.1. Soạn câu 1 trang 74 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

a. Hệ thống thứ nhất đảm bảo được các yêu cầu của luận điểm.

b. Hệ thống thứ hai không đảm bảo được các yêu cầu của luận điểm. Nguyên nhân là do những luận điểm được người viết đưa ra không phù hợp với vấn đề cần nghị luận, những luận điểm ấy không có sự liên kết chặt chẽ, mạch lạc với nhau.

3.2. Soạn câu 2 trang 74 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Có thể rút ra kết luận khi đưa luận điểm vào bài văn nghị luận thì luận điểm phải có liên quan với nội dung vấn đề cần giải quyết. Luận điểm nêu trước chuẩn bị cơ sở cho luận điểm nêu sau để dẫn tới kết luận.

4. Luyện tập

4.1. Soạn câu 1 trang 75 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Trình bày những luận điểm có trong ngữ liệu đã cho:

- Luận điểm chính trong bài nằm ở câu mở đầu: "Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi".

- Các luận điểm sau làm cơ sở:

+ "Nguyễn Trãi không phải là ông tiên mà là người Việt Nam tận tụy cho tâm hồn cao quý, thấu hiểu nỗi lòng người dân".

+ "Nguyễn Trãi là khí phách của dân tộc, tinh hoa của dân tộc".

+ "Nguyễn Trãi xứng đáng với lòng khâm phục và quý trọng của chúng ta".

4.2. Soạn câu 2 trang 75 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

a. Vấn đề cần nghị luận là liên quan đến giáo dục, do đó để nghị luận vấn đề này thành công thì phải có những luận điểm nói về giáo dục một cách khoa học, những luận điểm không liên quan tới vấn đề then chốt của tương lai thì cần gạt bỏ. Những luận điểm chưa làm rõ vấn đề chìa khóa của tương lai thì cần gạt bỏ.

b. Có thể sắp xếp các luận điểm đã được lựa chọn và sửa chữa theo trình tự dưới đây:

- "Giáo dục là yếu tố quyết định đến việc điều chỉnh tốc độ gia tăng dân số, thông qua đó, quyết định môi trường sống, mức sống trong tương lai".

- "Giáo dục trang bị kiến thức và nhân cách, trí tuệ và tâm hồn trẻ em hôm nay, những người sẽ làm nên thế giới ngày mai".

- "Do đó, giáo dục là chìa khóa cho sự tăng trưởng kinh tế trong tương lai".

- "Cũng do đó, giáo dục là chìa khóa cho sự phát triển chính trị và cho tiến bộ xã hội sau này".

Ngày:06/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM