Soạn bài Câu nghi vấn (tiếp theo) Ngữ văn 8 tóm tắt

eLib xin gửi đến các em bài soạn Câu nghi vấn (tiếp theo) nhằm giúp các em củng cố và hệ thống hóa lại những kiến thức về câu nghi vấn đã học. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Câu nghi vấn (tiếp theo) Ngữ văn 8 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 21 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Các câu nghi vấn trong ngữ liệu đã cho là:

+ "Hồn ở đâu bây giờ?"

+ "Mày định nói cho cha mày nghe đấy à?"

+ "Có biết không?... phép tắc gì nữa à?"

+ "Một người hằng năm chỉ cặm cụi lo lắng vì mình… văn chương hay sao?"

+ "Con gái tôi vẽ đấy ư?"

- Những câu nghi vấn trong ngữ liệu đã cho không dùng để hỏi mà để:

a. Dùng để bộc lộ sự nuối tiếc của tác giả.

b. Dùng để bộc lộ sự tức giận tên cai lệ.

c. Dùng để bộc lộ sự đe dọa của tên quan hộ đê.

d. Dùng để thể hiện vai trò của văn chương.

e. Dùng để bộc lộ sự ngạc nhiên của người bố.

2. Soạn câu 1 luyện tập trang 22 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

a. Câu nghi vấn là: "Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư?" dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

b. Câu nghi vấn là: Các câu trong khổ thơ đều là câu nghi vấn (trừ thán từ: Than ôi!) dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

c. Câu nghi vấn là: "Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi?" dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

d. Câu nghi vấn là: "Ôi, nếu thế thì còn đâu là quả bóng bay?" dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

3. Soạn câu 2 luyện tập trang 23 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

a. Các câu nghi vấn:

- "Sao cụ lo xa quá thế?"

- "Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại?"

- "Ăn mãi hết đi thì đến lúc ấy lấy gì mà lo liệu?"

→ Những câu nghi vấn trên đều có một đặc điểm chung chính là có sử dụng dấu hỏi chấm khi kết thúc câu, và sử dụng từ "thế", "gì".

b. Câu nghi vấn là: "Cả đàn bò giao cho thằng bé người không ra người, ngợm không ra ngợm ấy chăn dắt làm sao?"

→ Dấu hiệu: có từ để nghi vấn "làm sao", có dấu chấm hỏi cuối câu.

c. Câu nghi vấn là: "Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?"

→ Dấu hiệu: từ nghi vấn "ai", có dấu chấm hỏi cuối câu.

d. Câu nghi vấn là: "Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?"

→ Dấu hiệu: từ để hỏi " gì", "sao" và dấu hỏi chấm kết thúc câu.

=> Câu nghi vấn ở đoạn (a), (b), (c), (d) có thể được thay thế bằng các câu khác không phải câu nghi vấn được.

4. Soạn câu 3 luyện tập trang 24 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Hai câu nghi vấn không dùng để hỏi:

- Bạn ấy thật là xinh đẹp nhỉ?

- Tôi không hiểu tại sao tôi lại thế này?

5. Soạn câu 4 luyện tập trang 24 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Chúng ta cần lưu ý có những trường hợp đặc biệt của câu nghi vấn chẳng hạn như nhiều khi những câu nghi vấn không nhằm để hỏi mà để chào, làm quen.

Ngày:22/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM