Soạn bài Tổng kết phần văn (tiếp theo) Ngữ văn 8 tóm tắt

Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em có thể hệ thống hóa được nội dung của bài "Tổng kết phần văn (tiếp theo)". Từ đó, các em sẽ dễ dàng tiếp cận bài trên lớp hơn. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Tổng kết phần văn (tiếp theo) Ngữ văn 8 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 144 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Văn nghị luận có mục đích là cung cấp thông tin về những sự việc có ý nghĩa cho xã hội hoặc quốc gia, dân tộc, đây là lại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng hoặc một quan điểm nào đó. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, lí lẽ (luận cứ) và dẫn chứng (luận chứng) thuyết phục.

- Nhìn chung thể loại văn nghị luận trung đại rất khác so với các văn bản nghị luận khác, chúng ta thấy văn nghị luận trung đại thể hiện văn phong cổ, từ ngữ cổ, nhiều điển tích, điển cố, hình ảnh giàu tính ước lệ, câu văn biền ngẫu sóng đôi nhịp nhàng. Văn nghị luận trung đại còn mang đậm dấu ấn của thế giới quan con người trung đại (tư tưởng "thiên mệnh" trong bài Chiếu dời đô, đạo "thần chủ" trong bài Hịch tướng sĩ, lí tưởng nhân nghĩa trong bài Nước Đại Việt ta, tâm lí sùng cổ).

2. Soạn câu 2 trang 144 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Hãy chứng minh các văn bản nghị luận kể trên đều được viết có lí, có tình, có chứng cứ, nên đều có sức thuyết phục cao:

(1) "Thiên đô chiếu" của Lí Công Uẩn:

-  Người viết đã nhắc lại lịch sử quá trình dời đô của các nhà vua trước đây.

- Chứng minh việc dời đô ngày nay là cần thiết.

(2) “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn:

- Người viết đã đưa ra rất nhiều dẫn chứng để chứng minh cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Cách lập luận chặt chẽ, khoa học và thuyết phục được người đọc, người nghe.

- Tác giả đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể nhằm chứng minh cho sự ngang tàng của bọn giặc, qua đó bộc lộ lòng yêu nước.

(3) "Bàn luận về phép học" của Nguyễn Thiếp:

- Người viết đã chỉ ra những cái hại của việc học vì danh lợi tầm thường.

- Thể hiện những lo lắng về nền giáo dục nước nhà.

(4) "Thuế máu" của Nguyễn Ái Quốc:

- Tái hiện rõ bộ mặt xảo trá, gian manh của thực dân Pháp.

- Lên án bọn thực dân độc ác, ngang tàng.

- Đưa ra những chứng cứ cụ thể.

3. Soạn câu 3 trang 144 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

So sánh sự giống nhau và khác nhau về mặt nội dung tư tưởng và hình thức của các thể loại như sau:

- Điểm giống nhau của những thể loại trên là đều mang tinh thần yêu nước sâu sắc, thái độ thẳng thắn, dứt khoát của người viết được thể hiện qua những câu văn hùng tráng.

- Khác nhau:

+ Chiếu thể hiện được ý chí, tinh thần độc lập tự cường của dân tộc, khát vọng phát triển của dân tộc đang lớn mạnh.

+ Hịch thể hiện tinh thần quyết chiến, quyết thắng lũ giặc bạo tàn.

+ Cáo thể hiện ý thức được sâu sắc, tự hào về đất nước độc lập, có chủ quyền.

4. Soạn câu 4 trang 144 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Văn bản Bình Ngô đại cáo được coi là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc Việt Nam:

+ Bài cáo khẳng định dứt khoát rằng Việt Nam là nước độc lập, có chủ quyền, đây là sự thật hiển nhiên.

+ So với bài thơ Sông núi nước Nam, bài Nước Đại Việt ta được phát triển toàn diện và sâu sắc hơn. Bởi có thêm những yếu tố như nền văn hiến lâu đời, tập quán riêng, truyền thống lịch sử anh hùng…

Ngày:13/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM