Soạn bài Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) Ngữ văn 8 tóm tắt

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn thuyết minh về cách làm một món ăn hay cách chơi một trò chơi. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Thuyết minh về một phương pháp (cách làm) Ngữ văn 8 tóm tắt

1. Soạn câu 1 trang 26 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

- Chúng ta thấy rằng khi thuyết minh cách làm một đồ vật hay cách nấu món ăn,... người ta thường nêu những nội dung:

+ Đầu tiên là vật liệu để thực hiện

+ Thứ hai là phương pháp làm.

+ Cuối cùng là thành phẩm được tạo ra.

2. Soạn câu 1 luyện tập trang 26 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Thuyết minh về một trò chơi:

Bịt mắt bắt dê

Bịt mắt bắt dê là một trò chơi dân gian khá phổ biến. Trò chơi này chủ yếu dành cho trẻ em từ 6 đến 15 tuổi, nên cái tên và cách chơi cũng giản đơn. Tùy từng địa phương mà biến thể của trò chơi này cũng có chút thay đổi khác nhau. Đây không phải là trò chơi chỉ dành cho hai người chơi mà là trò chơi dành cho cả 1 tập thể cùng tham gia. Ngoài việc vui đùa, rèn luyện thân thể, thì trò chơi bịt mắt bắt dê còn thể hiện nỗi khát khao chiến thắng tiềm ẩn trong mỗi đứa trẻ.

Trò chơi bịt mắt bắt dê được diễn ra trên một sân cỏ, người chơi vây xung quanh để tạo ra một vòng tròn. Một người xung phong để mọi người bịt mắt lại bằng một chiếc khăn để không nhìn thấy, những người còn lại đứng thành vòng tròn quanh người bị bịt mắt. Mọi người chạy xung quanh người bị bịt mắt đến khi nào người đó hô “bắt đầu” hoặc “đứng lại” thì tất cả mọi người phải đứng lại, không được di chuyển nữa. Lúc này người bị bịt mắt bắt đầu lần đi xung quanh để bắt được ai đó, mọi người thì cố tránh để không bị bắt và tạo ra nhiều tiếng động để đánh lạc hướng. Đến khi ai đó bị bắt và người bị bịt mắt đoán đúng tên thì người đó sẽ phải ra “bắt dê”, nếu đoán sai lại bị bịt mắt lại và làm tiếp. Có ai đó muốn ra chơi cùng thì phải vào làm luôn, người đang bị bịt mắt lúc này được ra ngoài hoặc là phải oẳn tù tì xem ai thắng. Kết thúc mỗi cuộc chơi là bầu không khí sôi động, rạo rực tinh thần đua tranh đem đến cho người tham dự sự phấn khích, đầy ắp tiếng cười vui vẻ.

Bịt mắt bắt dê thể hiện tính an toàn, gần gũi với con người Việt Nam và ích lợi cho việc phát triển thể chất cũng như trí tuệ của trẻ. Để chơi được trò chơi này thì người chơi không những phải rèn luyện thể chất mà còn phải tăng thêm kỹ năng phán đoán, định hướng của mình để đảm bảo sự chính xác, phản ứng linh hoạt nhanh nhẹn, hoạt bát trong mỗi lần chơi. Không chỉ là trò chơi dành riêng cho trẻ con mà bịt mắt bắt dê còn thu hút được nhiều người lớn tham gia và có mặt ở các dịp Tết và Lễ hội quan trọng của người Việt Nam trong nhiều năm. Thành công của trò chơi này mang lại chính là bầu không khí sôi động, rạo rực tinh thần đua tranh đã mang lại cho người tham dự sự phấn khích, tiếng cười sau khi kết thúc trò chơi.

Bên cạnh việc thể hiện sâu sắc nét đặc trưng trong văn hóa tín ngưỡng ở mỗi nơi, bịt mắt bắt dê còn giúp người chơi rèn luyện sức khỏe, sự dẻo dai trong đời sống sinh hoạt. Tất cả hiện lên như một bức tranh tươi đẹp và sinh động của cuộc sống. Những điệu nhảy mềm mại, bước chạy dẻo dai, những nụ cười sảng khoái như những cánh diều bay nhè nhẹ trên cao như đưa văn hóa Việt Nam đi đến khắp các vùng miền đất nước.

Ngày nay, khi xã hội càng phát triển với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại cũng là lúc các trò chơi dân gian ngày càng bị mai một và quên lãng. Trẻ em của một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc, điện tử và không có thời gian để chơi cũng là một thiệt thòi. Trẻ em ngày nay đã không còn cơ hội được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi thuở trước. Vì thế mà bịt mắt bắt dê đã không còn được nhiều người biết đến nữa.

Bịt mắt bắt dê không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Bịt mắt bắt dê không chỉ nâng cánh ước mơ cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo, nhanh nhẹn mà còn giúp các em hiểu thêm về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước.

(Sưu tầm)

3. Soạn câu 2 luyện tập trang 26 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Văn bản Phương pháp đọc nhanh trình bày:

- Cách đặt vấn đề: Gián tiếp, đi từ rộng đến hẹp.

- Cách đọc:

 + Đọc thành tiếng.

 + Đọc thầm (gồm đọc theo dòng và đọc ý).

- Nội dung, hiệu quả của phương pháp đọc nhanh:

 + Nội dung của phương pháp đọc nhanh là cách đọc không đi theo từng nội dung về chữ, từng câu trong văn bản mà thu nhận ý chung trong bài viết qua các từ ngữ chủ yếu.

 + Về hiệu quả, đây là cách đọc cho phép ta nhìn toàn bộ thông tin chứa trong sách, đọc toàn bộ bài viết và tiếp thu toàn bộ nội dung, lọc bỏ những thông tin không cần thiết, đặc biệt là cơ mắt ít mỏi.

- Những số liệu trong bài có ý nghĩa chứng minh, tăng sức thuyết phục đối với việc giới thiệu phương pháp đọc nhanh.

Ngày:22/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM