Bài 1: Bảng cân đối kế toán
Cùng tìm hiểu Bảng cân đối kế toán là gì? Nội dung và kết cấu bảng cân đối kế toán; Sự thay đổi các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán thông quan nội dung bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 1: Bảng cân đối kế toán dưới đây nhé!
Mục lục nội dung
1. Bảng cân đối kế toán là gì?
Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và nguồn hình thành của tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét, đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
2. Nội dung và kết cấu bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán dùng phản ánh tình hình tài sản của doanh nghiệp biểu hiện bằng tiền ở một thời điểm nhất định, tức là phản ánh vốn kinh doanh của doanh nghiệp theo 2 mặt là kết cấu và nguồn hình thành. Do vậy, để phản ánh được 2 mặt này thì Bảng cân đối kế toán phải được xây dựng kết cấu gồm hai phần:
- Phần bên trái hoặc bên trên dùng phản ánh kết cấu của tài sản hay còn gọi là phần tài sản.
- Phần bên phải hoặc bên dưới dùng phản ánh nguồn hình thành của tài sản hay còn gọi là phần nguồn vốn.
Phần tài sản:
Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và được phân chia thành:
A. Tài sản ngắn hạn.
B. Tài sản dài hạn.
Phần nguồn vốn:
Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp và được chia ra:
A. Nợ phải trả.
B. Vốn chủ sở hữu.
Mỗi phần của Bảng cân đối kế toán đều được phản ánh theo các cột: Mã số, thuyết minh, số cuối kỳ (quý, năm), số đầu năm
Cơ sở số liệu để lập Bảng cân dối kế toán là căn cứ vào các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết và căn cứ vào Bảng cân đối kế toán kỳ trước.
Kết cấu tổng quát của Bảng cân đối kế toán như sau:
Đơn vị............................ Mẫu số B01-DN
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Ngày.....tháng.......năm.........
Đơn vị tính:...........
TÀI SẢN | MÃ SỐ | Thuyết minh | Số cuối năm | Số đầu năm |
1 |
2 | 3 | 4 | 5 |
A. Tài sản ngắn hạn I. Tiền ..... B. Tài sản dài hạn I. Tài sản cố định ..... |
100
200 |
|||
Tổng cộng tài sản | 270 | |||
C. Nợ phải trả I. Nợ ngắn hạn ..... D. Vốn chủ sở hữu I. Vốn chủ sở hữu .... |
300
400 |
|||
Tổng cộng nguồn vốn | 440 |
Chúng ta hãy lấy một ví dụ để nghiên cứu. Giả sử tình hình tài sản và nguồn hình thành của tài sản ở doanh nghiệp Việt Phát tính đến ngày 31-12-201X như sau:
|
|
3. Sự thay đổi các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán
Tính chất quan trọng của Bảng cân đối kế toán là tổng số tiền bên tài sản phải bằng tổng số tiền bên nguồn vốn vì bất kỳ một tài sản nào cũng có nguồn hình thành tương ứng.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ làm ảnh hưởng đến các khoản nằm trên Bảng cân đôi kế toán và làm cho các khoản này thay đổi. Chúng ta nghiên cứu sự thay đổi đó và xét tính cân đôi của Bảng cân đối kế toán.
Có các trường hợp xảy ra sau:
Trường hợp 1:
Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm ảnh hưởng đôn hai khoản thuộc bên Tài sản làm 2 khoản này thay đổi, một khoản tăng lên và một khoản giảm xuống tương ứng.
Ví dụ: Lấy số liệu ở Bảng cân đối kế toán (Bảng 1) và trong kỳ có nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
Doanh nghiệp rút tiền gởi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt 10.000.000d.
Thực hiện nghiệp vụ này làm ảnh hưởng đến 2 khoản là Tiền gởi Ngân hàng và Quỹ tiền mặt đều ở bên tài sản của Bảng cân đôi kế toán làm cho khoản Tiền gởi Ngân hàng giảm xuống 10.000.000d còn lại: 80.000.000đ (90.000.000đ -10.000.000đ), đồng thời làm cho khoản Tiền mặt tăng thêm 10.000.000d thành ra 20.000.000d (10.000.000đ + 10.000.000đ).
Sau nghiệp vụ này Bảng cân đối kế toán như sau:
|
Trường hợp 2:
Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm ảnh hưởng đến hai khoản thuộc bên Nguồn vốn làm cho hai khoản này thay đổi, một khoản tăng lên và một khoản giảm xuống tương ứng.
Ví dụ: Lấy số liệu ở Bảng cân đối kế toán và trong kỳ có nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
Doanh nghiệp dùng lợi nhuận chưa phân phôi bổ sung vốn ĐT của CSH là 20.000.000đ.
Thực hiện nghiệp vụ này làm ảnh hương đến hai khoản là vốn ĐT của CSH và Lợi nhuận chưa phân phôi đều ở bên nguồn vốn của Bảng cân đôi kế toán, làm cho khoản vốn ĐT của CSH tăng thêm 20.000.000đ thành 320.000.000đ (300.000.000đ + 20.000.000đ) và khoản Lợi nhuận chưa phân phôi giảm xuống 20.000.000đ còn lại 80.000.000đ (100.000.000đ - 20.000.000đ)
Trường hợp 3:
Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm ảnh hưửng đến 2 khoản thuộc 2 bên của Bảng cân đôi kế toán, một khoản thuộc bên Tài sản, một khoản thuộc bên Nguồn vốn làm cho khoản bên Tài sản tăng lên và khoản bên Nguồn vôn cũng tăng lên tương ứng.
Ví dụ: Lấy lại số liệu ở Bảng cân đối kế toán và có nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
Doanh nghiệp mua nguyên vật liệu nhập kho trị giá 15.000.000đ chưa trả tiền cho người bán.
Thực hiện nghiệp vụ này ảnh hưởng đến 2 khoản là Nguyên vật liệu và Phải trả cho người bán, 2 khoản này ở 2 bên của Bảng cân đối kê toán làm cho khoản Nguyên vật liệu nằm bên Tài sản tăng thêm 15.000.000đ thành 000đ (40.000.000đ + 15.000.000d) đồng thời khoản Phải trả cho người bán nằm bên Nguồn vốn cũng tăng lên thành 65.000.000đ (50.000.000đ + 15.000.000đ).
Nhận xét: Nghiệp vụ kinh tế này phát sinh làm thay đổi một khoản thuộc Tài sản là Nguyên vật liệu tăng lên và một khoản thuộc nguồn vốn là Phải trả cho người bán tăng lên đồng thời làm cho tồng số của Bảng cân đối kế toán thay đổi tăng lên nhưng tổng số tiền bên Tài sản vẫn bằng tổng số tiền bên Nguồn vốn. Tính cân đốì vẫn đảm bảo.
Trường hợp 4:
Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm ảnh hưởng đến 2 khoản thuộc 2 bên của Bảng cân đối kế toán, một khoản thuộc bên Tài sản một khoản thuộc bên Nguồn vốn làm cho khoản bôn Tài sản giảm xuống và khoản bên Nguồn vốn cũng giảm xuống tương ứng.
Ví dụ: Lấy lại số liệu ở Bảng cân đối kế toán (Bảng 4) và có nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
Doanh nghiệp được khách hàng trả nợ 8.000.000đ, doanh nghiệp trả luôn nợ vay.
Thực hiện nghiệp vụ này ảnh hưởng đến 2 khoản là Phải thu của khách hàng và Vay và nợ T.TC, 2 khoản này ở hai bên của Bảng cân đối kế toán làm cho khoản Phải thu của khách hàng nằm ở bên Tài sản giảm xuống 8.000.000đ còn 22.000.000đ (30.000.000đ - 8.000.000đ), đồng thời khoản Vay nợ và thuê TC cũng giảm xuống 8.000.000đ còn 152.000.000d (160.000.000d - 8.000.000đ)
Nhận xét: Nghiệp vụ kinh tế này phát sinh Làm thay đổi một khoản Tài sản là Phải thu của khách hàng giảm xuống và một khoản Nguồn vốn là Vay và nợ thuê tài chính cũng giảm xuống đồng thời làm cho tổng số của Bảng cân đối kế toán giảm xuống nhưng tổng số tiền của bên Tài sản vẫn bằng tổng số tiền bên Nguồn vốn. Tính cân đôi đảm bảo.
Từ những ví dụ trên chúng ta có nhận xét tổng quát:
- Nghiệp vụ kinh tế phát sinh nếu chỉ ảnh hưởng đến các khoản ở một bên của Bảng cân đối kế toán thì làm cho các khoản đó thay đổi nhưng tổng số tiền của Bảng cân đối kế toán không thay đổi, tổng số Tài sản vẫn bàng tổng số Nguồn vốn.
- Nghiệp vụ kinh tế phát sinh nếu ảnh hưởng đến các khoản ở hai bên của Bảng cân đối kế toán thì làm cho các khoản đó thay đổi đồng thời tổng số tiền của Bảng cân đối kế toán cũng thay đổi nhưng tổng số Tài sản vẫn bằng tổng số Nguồn vốn.
Như vậy mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều không làm mất tính cân đôi của Bảng cân đối kế toán và một nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan ít nhất đến 2 khoản nằm trên Bảng cân đối kế toán.
Trên đây là nội dung bài giảng Bài 1: Bảng cân đối kế toán mà eLib chia sẻ đến các bạn sinh viên. Hy vọng đây sẽ là tư liệu hữu ích giúp các bạn nắm được nội dung bài học tốt hơn.