Bài 1: Kế toán quá trình sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp sản xuất

Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 1: Kế toán quá trình sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp sản xuất nhằm giúp các bạn nắm được về thế nào là doanh nghiệp sản xuất, kế toán các yếu tố chi phí cơ bản của sản xuất, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán tiêu thụ thành phẩm, kế toán kết quả bán hàng.

Bài 1: Kế toán quá trình sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp sản xuất

1. Thế nào là doanh nghiệp sản xuất?

Doanh nghiệp sản xuất là doanh nghiệp thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của mình bằng cách mua nguyên liệu, máy móc thiết bị, thuê lao động của con người.... để tiến hành sản xuất tạo ra sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm đó. Qua việc sản xuất và tiêu thụ đó doanh nghiệp xác định được kết quả lãi lỗ của một thời kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Chúng ta lần lượt nghiên cứu quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất qua các yếu tố chi phí sản xuất để tổng hợp tính được giá thành sản phẩm và tính được kết quả lợi nhuận sau khi tiêu thụ sản phẩm.

2. Kế toán các yếu tố chi phí cơ bản của sản xuất

Kế toán các yếu tố chi phí cơ bản của sản xuất bao gồm: kế toán nguyên vật liệu, kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, kế toán TSCĐ( khấu hao và sửa chữa tài sản cố định), kế toán công cụ.

2.1 Kế toán nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu là đối tượng lao động mà doanh nghiệp dùng vào việc sản xuất ra sản phẩm, ví dụ như bông trong doanh nghiệp dệt, sắt thép trong doanh nghiệp cơ khí.... Đặc điểm của nguyên vật liệu khi xuất ra sử dụng là tham gia vào từng kỳ sản xuất, giá trị của chúng được tính vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp, hình thành nên giá thành của sản phẩm

Kế toán nhập nguyên vật liệu

Nguyên vật liệu của doanh nghiệp có được là do doanh nghiệp mua vào, khi doanh nghiệp mua nguyên vật liệu nhập vào doanh nghiệp thì làm cho số lượng nguyên vật liệu ở doanh nghiệp tăng lên đưa đến giá trị nguyên vật liệu ở doanh nghiệp tăng, đồng thời phát sinh quan hệ thanh toán với người bán và các khoản chi phí về thu mua nguyên vật liệu như chi phí vận chuyền, bốc vác....................... (các khoản chi phí này được tính vào giá trị nguyên vật liệu nhập kho).

Kế toán sử dụng các tài khoản sau để ghi chép: TK111, TK112, TK152, TK331...

Giá trị nguyên vật liệu nhập kho được phản ảnh theo giá thực tế, giá thực tế là giá phải trả cho người bán cộng với các khoản chi phí thu mua nguyên vật liệu như chi phí vận chuyển, bốc vác.... Khoản thuế GTGT mà DN nộp khi mua vật liệu nhưng được khấu trừ thì không tính vào giá nhập VL mà phải phản ánh vào TK 133

Ví dụ 1:

Trong tháng 1 năm 201X tại doanh nghiệp Việt Phát có tình hình nhập nguyên liệu, vật liệu như sau:

Nghiệp vụ 1: Doanh nghiệp mua một số vật liệu chính nhập kho có giá mua chưa có thuế là 50.000.000d, thuế GTGT là 5.000.000đ chưa trả tiền người bán (M), chi phí vận chuyển bốc vác trả bằng tiền mặt là 500.000đ.

Nghiệp vụ 2: Doanh nghiệp mua một số vật liệu phụ nhập kho, giá mua chưa có thuế là 10.000.000đ, thuế GTGT là 1.000.000đ chưa trả tiền người bán (N), chi phí vận chuyển bốc vác trả bằng tiền mặt là 100.000đ.

Nghiệp vụ 3: Doanh nghiệp mua một số nhiên liệu nhập kho, giá mua chưa có thuế là 5.000.000đ thuế GTGT là 500.000đ trả bằng tiền mặt, chi phí vận chuyển bốc vác trả băng tiền mặt là 100.000đ.

Nghiệp vụ 4: Doanh nghiệp dùng tiền gởi ngân hàng trả nợ cho người bán (M) và (N), ngân hàng đã gởi giấy báo:

Căn cứ vào nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên kế toán định khoản và ghi vào các tài khoản liên quan như sau:

Kế toán xuất nguyên vật liệu

Doanh nghiệp xuất nguyên vật liệu chủ yếu dùng vào quá trình sản xuất để chế tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp nên nguyên vật liệu là một khoản chi phí sản xuất hình thành nên giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, khi xuất nguyên vật liệu ra sản xuất thì giá trị nguyên vật liệu trong kho giảm và trở thành khoản chi phí sản xuất nên chi phí sản xuất tăng lên.

Giá vật liệu xuất dùng có thể được tính theo một trong các cách tính giá sau:

- Tính theo giá thực tế bình quân gia quyền

- Tính theo giá thực tế đích danh

- Tính theo giá thực tế nhập trước xuất trước

- Tính theo giá thực tế nhập sau xuất trước

- Tính theo giá thực tế bình quân kỳ trước

- Tính theo hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán.

Ở đây chúng ta dùng cách tính giá nguyên vật liệu xuất là tính theo giá thực tế nhập trước xuất trước, theo cách này thì nguyên vật liệu nào nhập vào kho trước thì khi xuất xuất nó ra trước, giá của nguyên vật liệu xuất được tính theo giá khi nhập.

Kế toán sử dụng các TK152, TK621, TK627 để ghi chép.

Ví dụ 2:

Trong tháng 1 năm 201X tại doanh nghiệp Việt Phát có tình hình xuất nguyên vật liệu như sau:

Nghiệp vụ 5: Xuất vật liệu chính dùng sản xuất SP 40.000.000đ

Nghiệp vụ 6: Xuất vật liệu phụ (1) dùng sản xuất SP 7.000.000đ. Dùng quản lý phân xưởng 500.000đ 

Nghiệp vụ 7: Xuất vật liệu phụ (2) dùng sản xuất SP 2.800.000đ. Dùng quản lý phân xưởng 200.000đ

Căn cứ vào nội dung các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên, kế toán định khoản và ghi vào các tài khoản có liên quan như sau:

2.2 Kế toán tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp

Kế toán tiền lương:

Tiền lương là khoản tiền mà doanh nghiệp trả cho người lao động nhằm bù đắp lại hao phí sức lao động của họ đã bỏ ra trong quá trình lao động.

Tiền lương trong doanh nghiệp sản xuất một mặt là khoản chi phí sản xuất hình thành nên giá thành sản phẩm, một mặt nhằm bù đắp lại hao phí sức lao động của người lao động để tái tạo ra sức lao động mới để tiếp tục quá trình sản xuất.

Kê toán sử dụng các tài khoản sau để ghi chép: TK111, TK112, TK334, TK622, TK627...

Ví dụ 3:

Trong tháng 1 năm 20IX tại doanh nghiệp Việt Phát có tình hình về lương như sau:

Nghiệp vụ 8: Tiền lương phải trả người lao động:

CN trực tiếp sản xuất sản phẩm là:                                10.000.000 đ

Nhân viên quản lý phân xưởng:                                     1.000.000 đ

Nghiệp vụ 9: Doanh nghiệp rút tiền gởi ngân hàng nhập quỹ tiền măt 11.000.000đ

Nghiệp vụ 10: Doanh nghiệp dùng tiền mặt trả lương người lao động 10.340.000d

Căn cứ vào các nội dung nghiệp vụ kinh tế trên, kế toán định khoản và ghi vào các tài khoản liên quan như sau:

Kế toán bảo hiểm xã hội

Bảo hiếm xã hội là một khoản bảo hiểm của Nhà nước được trả cho người lao động khi họ tạm thời mất sức lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hoặc khi hưu trí hoặc khi chết.

Theo qui định thì hàng tháng các doanh nghiệp được tính theo tỷ lệ nhất định trên tổng số tiền lương thực tế phải trả trong tháng đưa vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp để hình thành nên quỹ bảo hiểm xã hội, ngoài ra người lao động còn có bổn phận trích từ lương của mình để bổ sung vào quỹ bảo hiểm xã hội theo một tỷ lệ nhât định. Một phần của quỹ này nộp cho cơ quan tài chính cho tổ chức công đoàn cấp trên, còn một phần được giữ lại để chi tiêu tại đơn vị. Như vậy bảo hiểm xâ hội là một khoản chi phí của doanh nghiệp hình thành nên giá thành sản phẩm và dùng để trả cho người lao động khi họ tạm thời hoặc vĩnh viễn mất sức lao động.

Kế toán sử dụng các tài khoản sau để ghi chép: TK334, TK338, TK622, TK627.

Ví dụ 4:

Lấy lại ví dụ 3 về tiền lương trong tháng 1 năm 20IX tại doanh nghiệp Việt Phát và trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

Nghiệp vụ 11: Doanh nghiệp trích bảo hiểm xã hội vào chi phí (tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội theo quy định là 16%)

Nghiệp vụ 12: Doanh nghiệp trừ vào lương về bảo hiểm xã hội của người lao động phải nộp (tỷ lệ trừ là 6%)

Nghiệp vụ 13: Doanh nghiệp tính bảo hiểm xã hội phải trả cho người lao động là 500.000đ

Nghiệp vụ 14: Doanh nghiệp dùng tiền gởi ngân hàng nộp bảo hiểm xã hội cho tài chính là 1.760.000đ, ngân hàng đã gởi giấy báo

Căn cứ vào nội dung các nghiệp vụ kinh tế trên, kế toán định khoán và ghi vào các tài khoản liên quan như sau:

Hiện nay theo quy định thì BHXH DN phải trích là 18% và người lao độnc đóng góp là 8% trên tiền lương.

Kế toán bảo hiểm y tế

Bảo hiểm y tế là một khoản bảo hiểm được trả cho người lao động khi gặp ốm đau, sinh nở....như trả tiền khám bệnh cho thầy thuốc, tiền thuốc và tiền bệnh viện phí....

Theo qui định thì hàng tháng các doanh nghiệp được tính theo tỷ lệ nhât định trên tổng tiền lương thực tế phải trả trong tháng đưa vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp để hình thành nên quỹ bảo hiểm y tế, ngoài ra người lao động còn có bổn phận trích từ lương của mình để bổ sung vào quỹ bảo hiểm y tế theo một tỷ lệ nhất định. Quỹ dùng để mua bảo hiểm cho NLĐ.

Kế toán sử dụng các tài khoản sau để ghi chép: TK111, TK112, TK338, TK622, TK627.

Ví dụ 5:

Lấy lại ví dụ 3 về tiền lương trong tháng 1 năm 201X tại doanh nghiệp Việt Phát và trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:

Nghiệp vụ 15: Doanh nghiệp trích bảo hiểm y tế vào chi phí (tỷ lệ trích bảo hiểm y tế theo quy định là 3%)

Nghiệp vụ 16: Doanh nghiệp trừ vào lương về bảo hiểm y tế của người lao động phải nộp (tỷ lệ trừ là 1,5%)

Nghiệp vụ 17: Doanh nghiệp dùng tiền gởi ngân hàng mua hết bảo hiểm y tế

Căn cứ vào nội dung các nghiệp vụ kinh tế trên, kế toán định khoản và ghi vào các tài khoản liên quan như sau:

3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Chi phí sản xuất là sự hao phí về nguyên vật liệu, tiền lương, bảo hiểm xã hội, năng lượng, khấu hao, chi phí khác bằng tiền............... mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp trong một khoản thời gian nhất định được biểu hiện bằng tiền.

Kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Các khoản chi phí sản xuất của doanh nghiệp phát sinh trong kỳ như nguyên vật liệu, tiền lương, bảo hiểm xã hội, khấu hao, chi phí khác bằng tiền.... được kế toán theo dõi và tập hợp vào các tài khoản chi phí: TK621, TK622, TK627.

Trong quá trình tập hợp này nếu có khoản chi phí nào liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí (như nhiều loại sản phẩm) thì kế toán phải tiến hành phân bổ cho từng đối tượng theo 1 phương pháp phân bổ thích hợp.

Tài khoản sử dụng: TK111, TK112, TK242, TK152, TK153, TK214, TK241, TK331, TK334, TK335, TK338, TK621, TK622, TK627 ...

Ví dụ:

Trong tháng 1 năm 201X tại doanh nghiệp Việt Phát có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau (lấy lại 1 số các nghiệp vụ kinh tế phát sinh từ ví dụ 1 đến ví dụ 16 có liên quan đến việc tập hợp chi phí sản xuất)

Nghiệp vụ 5: Xuất vật liệu chính dùng sản xuất sản phẩm 40.000.000đ

Nghiệp vụ 6: Xuất vật liệu phụ (1) dùng sản xuất sản phẩm 7.000.000đ Dùng cho quản lý phân xưởng 500.000đ

Nghiệp vụ 7: Xuất vật liệu phụ (2) dùng sản xuất sản phẩm 2.800.000đ Dùng quản lý phân xưởng 200.000 đ

Nghiệp vụ 8: Tiền lương phải trả người lao động:

Công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là: 10.000.000 đ

Nhân viên quản lý phân xưởng: 1.000.000 đ

Nghiệp vụ 11: Doanh nghiệp trích bảo hiểm xã hội vào chi phí (tỷ lệ trích bảo hiểm xã hội theo quy định là 16%)

Nghiệp vụ 15: Doanh nghiệp trích bảo hiểm y tế vào chi phí (tỷ lệ trích bảo hiểm y tế theo quy định là 3%)

Nghiệp vụ 18: Doanh nghiệp trích kinh phí công đoàn vào chi phí (tỷ lệ trích kinh phí công đoàn theo quy định là 2%)

Nghiệp vụ 20: Doanh nghiệp trích khâu hao TSCĐ vào chi phí là: 7.000.000đ

Nghiệp vụ 21: Doanh nghiệp xuất phụ tùng thay thế đê sửa chữa thường xuyên máy móc ở sản xuất là 300.000 đ.

Nghiệp vụ 22: Doanh nghiệp trả chi phí khác bằng tiền mặt cho việc sửa chữa thường xuyên máy móc ở phân xưởng là 100.000 đ

Nghiệp vụ 23: Doanh nghiệp thuê ngoài sửa chữa thường xuyên tài sản cô định ở bộ phận quản lý phân xưởng, phải trả cho người sửa chữa là 600.000 đ

Nghiệp vụ 30: Công việc sửa chữa lớn máy móc thiết bị hoàn thành, kế toán quyết toán chi phí sửa chữa là 23.920.000đ và phân bổ dần trong 12 tháng là 1.994.000đ

Nghiệp vụ 37: Doanh nghiệp xuất công cụ cho quản lý phân xưởng trị giá thực tế là 50.000đ.

Nghiệp vụ 38: Doanh nghiệp xuất cho quản lý phân xưởng một công cụ trị giá là 1.000.000đ kế toán phân bổ dần trong 5 tháng.

Nghiệp vụ 39: Tiền điện doanh nghiệp dùng sản xuất phải trả cho người cung cấp 3.000.000đ.

Nghiệp vụ 40: Tiền điện thoại doanh nghiệp dùng ở quản lý phân xưởng 300.000đ trả bằng tiền gởi ngân hàng.

Nghiệp vụ 41: Doanh nghiệp trả chi phí tiếp khách ở phân xướng bằng tiền mặt là: 200.000đ.

Căn cứ vào nội dung trên, kế toán định khoản và ghi vào các tài khoản như sau:

4. Kế toán tiêu thụ thành phẩm

Sau khi doanh nghiệp sản xuất xong sản phẩm thì phải đẩy nhanh việc bán sản phẩm ra gọi đó là tiêu thụ sản phẩm nhằm thu hồi lại vốn để tiếp tục quá trình sản xuất sau. Thành phẩm của doanh nghiệp được coi là tiêu thụ khi doanh nghiệp nhận được quyền sở hữu về tiền hoặc người mua đồng ý thanh toán tiền đồng thời doanh nghiệp mất quyền sở hừu về thành phẩm.

Trong quá trình tiêu thụ thì doanh nghiệp phải phản ảnh được:

- Doanh thu bán hàng là giá trị của sản phẩm, hàng hóa, lao vụ, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán, đã cung câp cho khách hàng.

- Hàng bán bị trả lại là giá trị của số sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, lao vụ đã tiêu thụ bị khách trả lại do các nguyên nhân do vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế, hàng bị mất, kém phẩm chất, không đúng chủng loại qui cách.

- Giảm giá hàng bán là các khoản giảm giá, bớt giá, hồi khấu của việc bán hàng trong kỳ hạch toán.

- Thuế giá trị gia tăng.

- Thuê tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu là khoản tiền thuế mà doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước khi bán hàng.

- Giá vốn hàng bán là trị giá vốn của sản phẩm, hàng hóa lao vụ, dịch vụ xuất bán trong kỳ.

- Chi phí bán hàng là các khoản chi phí bỏ ra trong quá trình tiêu thụ thành phẩm, hàng hóa lao vụ, dịch vụ, như chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển giới thiệu, bảo hành hàng hóa...

 Chi phí quản lý doanh nghiệp là các khoản chi phí quản lý chung của doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí quản lý hành chánh, chi phí chung khác liên quan hoạt động cua cả doanh nghiệp như chi phí về lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của người quản lý doanh nghiệp, chi phí văn phòng, công cụ, dụng cụ, vật liệu, khấu hao tài sản cố định, chi phí sửa chữa tài sản cố định, tiền lãi vay phải trả., điện thoại, điện tín, hội nghị, thuế vốn, thuế môn bài, công tác phí....

5. Kế toán kết quả bán hàng

Như chúng ta đã biết kết quả bán hàng là kết quả lải hoặc lỗ của doanh nghiệp và được tính như sau:

Lãi (lỗ) = D.thu thuần - (Giá vốn hàng bán + CP bán hàng + Chi phí QLDN)

Doanh thu thuần = D.thu bán hàng - (Hàng bán bị trả lại + Giảm giá hàng bán + Thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế xuất khẩu)

Kết quả này được tính toán xác định trên TK911 Xác định kết quả kinh doanh.

Để kế toán kết quả bán hàng, kế toán sử dụng các tài khoản sau để ghi chép TK333, TK421, TK511, TK531, TK532, TK632, TK641, TK642, và TK911.

Ví dụ:

Trong tháng 1 năm 201X tại doanh nghiệp Việt Phát có các nghiệp vụ phát sinh về tính kết quả bán hàng sau:

Nghiệp vụ 59: Doanh nghiệp kết chuyển khoản giảm giá hàng bán. Nghiệp vụ 60 : Doanh nghiệp kết chuyển doanh thu thuần.

Nghiệp vụ 61: Doanh nghiệp kết chuyển giá vốn hàng bán.

Nghiệp vụ 62: Doanh nghiệp kết chuyển chi phí bán hàng.

Nghiệp vụ 63: Doanh nghiệp kết chuyển chi phí quản ]ý DN

Nghiệp vụ 64: Doanh nghiệp kết chuyển lãi (lỗ) cuối kỳ.

Số liệu lấy ở các ví dụ trên

Căn cứ và nội dung trên, kế toán định khoản và ghi vào các tài khoản liên quan như sau:

Trên đây là nội dung Bài 1: Kế toán quá trình sản xuất kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp sản xuất được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo!

Ngày:12/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM