Bài 1: Quy nạp và diễn dịch

Bài giảng Logic học Bài 1: Quy nạp và diễn dịch cung cấp các nội dung chính về khái niệm quy nạp, diễn dịch và mối quan hệ giữa hai phương pháp này. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo nhé!

Bài 1: Quy nạp và diễn dịch

Quy nạp là phương pháp tư duy đi từ cái riêng đến cái chung.

Có hai loại quy nạp:

  • Quy nạp hoàn toàn
  • Quy nạp không hoàn toàn. 

Phương pháp quy nạp hoàn toàn có tiền để bao chứa toàn bộ đối tượng của sự vật được nói đến, từ đó mà có thể rút ra kết luận chung có tính phổ biến về đối tượng.

Phương pháp quy nạp không hoàn toàn trước hết là phương pháp quy nạp giản đơn. Phương pháp này thông qua quan sát nghiên cứu mà tìm ra một thuộc tính nào đó ven có trong sự vật, thuộc tính đó được lặp đi lặp lại nhiều lần và không có gì thay đổi. Từ đó rút ra kết luận các đối tượng thuộc loại này đều có thuộc tính như vậy. Kết luận của phương pháp quy nạp giản đơn có tính chất hoặc nhiên, nó có thể là đúng mà cũng có thể là sai. Phương pháp quy nạp khoa học khắc phục được những hạn chế của quy nạp giản đơn.

Diễn dịch là phương pháp tư duy đi từ cái phổ biến đến cái cá biệt, từ cái chung đến cái riêng, tức là căn cứ vào thuộc tính và quan hệ phổ biến của một loại sự vật hiện tượng nào đó mà rút ra kết luận một sự vật hiện tượng cá biệt trong loại đó cũng có thuộc tính và quan hệ như vậy. 

Phương pháp diễn dịch bao gồm ba bộ phận là: tiền đề, quy tắc suy luận logic và kết luận. 

  • Tiền đề là những phán đoán đã biết, chúng là căn cứ và lý do để suy luận. 
  • Quy tắc suy luận logic là kết cấu hình thức phải tuân theo trong quá trình suy luận. Kết luận là phán đoán được rút ra từ tiền đề theo những quy tác của logic, là kết quả của toàn bộ quá trình suy luận. 
  • Kết luận của phương pháp diễn dịch tất nhiên đã ẩn chứa ỏ trong tiền để, nhưng không vì thế mà cho ràng phương pháp diễn dịch không mang lại điểu gì mới mẻ. Trên thực tê phương pháp diễn dịch đã góp phần xác định rõ kết luận và đã trả lời một cách trực tiếp điều mà tiền đề không trực tiếp trả lời. Như vậy, trên một ý nghĩa nhất định có thể nói đó là đi từ cái đã biết đến cái chưa biết.

Quy nạp và diễn dịch là hai phương pháp tư duy dùng để nắm bắt sự vật, hiện tượng theo hai chiều hướng ngược nhau. Quy nạp đi từ cá biệt đến đặc thù, rồi đến phổ biến; diễn dịch đi từ phổ biến đến đặc thù, rồi đến cá biệt. Cơ sở của chúng là quan hệ biện chứng giữa cái cá biệt, đặc thù và phổ biến đang tồn tại khách quan. Trong logic hình thức, phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch đều có những hạn chế nhất định. 

  • Một là, theo quan niệm của logic hình thức coi quy nạp và diễn dịch là hai phương pháp độc lập tách rời nhau, không thấy mối quan hệ hiện chứng của hai phương pháp đó. 
  • Hai là, lôgic hình thức chỉ quan tâm đến quy nạp và diễn dịch về mặt hình thức một cách cứng nhắc mà quên mất những mâu thuẫn và nội dung của sự vật, hiện tượng, coi sự vật hiện tượng như là tĩnh tại, không có mâu thuẫn. Do đó mà xuất phát từ những tiển đổ bất biến, đi theo con đường cố định mà nêu lên những kết luận xơ cứng. 

Từ những hạn chế của phương pháp quy nạp và phương pháp diễn dịch trong lôgic hình thức đã hình thành chủ nghĩa quy nạp kinh nghiệm và chủ nghĩa diễn dịch duy lý đối lập nhau, mỗi bên để ra một phương pháp và hạ thấp phương pháp kia. Chỉ có tư duy biện chứng phê phán cả hai quan điểm sai lẩm cho rằng: "phương pháp quy nạp là vạn năng" hoặc "phương pháp diễn dịch là vạn năng", và nêu lên cách nhìn dúng đắn.

Tư duy biện chứng coi quy nạp và diễn dịch là hai phương pháp vừa đối lập với nhau, vừa liên hệ với nhau trong quá trình nhận thức. Sự mâu thuẫn và thống nhất của hai phương pháp đã phản ánh quan hệ biện chứng khách quan của cái phổ biến và cái đơn nhất. 

Quy nạp và diễn dịch là tiền đề của nhau, bổ sung cho nhau. Phủ nhận quy nạp tức là phủ nhận tầm quan trọng của quá trình từ cái đơn nhất đến cái phổ biến, đòi hỏi sự thực phải tuân theo những nguyên tắc trừu tượng, như vậy sẽ thoát ly khoa học và chủ nghĩa duy vật. Trái lại, phủ nhận diễn dịch tức là phủ nhận tầm quan trọng của quá trình từ phổ biên đến đơn nhất, sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, cuối cùng sẽ mất phương hướng và đi váo chủ nghĩa duy tâm.

Quy nạp là cơ sở để nhận thức, nhưng lại không the tách khỏi diễn dịch, không có diễn dịch thì không có quy nạp, bởi vì:

  • Một là: quy nạp bắt dầu từ sự quan sát, thu thập tài liệu, khi làm những việc đó đều phải có những nguyên tắc lý luận chỉ đạo, do vậy, ở đây có vai trò của diễn dịch quy định mục đích và phương hướng của hoạt động quy nạp. 
  • Hai là: trong khi tiến hành quy nạp, một khối lượng lớn những tài liệu kinh nghiệm cũng phải có sự chỉ đạo của lý luận, do đó nếu không có diễn dịch thì cũng không thể tiến hành hoạt động quy nạp được. 
  • Ba là: kết luận mà quy nạp rút ra được chưa phải là hoàn toàn đáng tin cậy, cần phải dựa vào diễn dịch để uốn nắn, bổ sung. Quy nạp khi khái quát bỏ qua những mặt thứ yếu, nên không thể tránh khỏi phiến diện, hời hợt. Dù có thấy được thuộc tính nào đó lặp đi lặp lại, cũng không thể chứng minh thuộc tính đó là cái phổ biến của mọi sự vật hiện tượng cùng loại, cũng không the xác định được thuộc tính đó là bản chất chung của một loại sự vật, hiện tượng nào đó. 
  • Bốn là: quy nạp tuv rằng có thể khái quát ra cái phổ biến, nhưng lại không thể giải thích được sự phát triển; biến hóa của sự vật, hiện tượng riêng lẻ và mối quan hệ giữa những sự vật, hiện tượng riêng lẻ với nhau. Ăngghen nói: "nhờ những thành tựu của tiến hóa luận mà toàn bộ sự phân loại các cơ thể bị nhấc ra khỏi phép quy nạp và chuyển sang phép "diễn dịch", sang học thuyết về nguồn gốc - một giống này được diễn dịch theo đúng nghĩa của chữ ấy từ một giống khác ra bằng cách xác định lại nguồn gốc của nó - và chi dùng phương pháp quy nạp không thôi thì không thể chứng minh được học thuyết tiến hóa vì học thuyết này hoàn toàn chống quy nạp. Những khái niệm mà phép quy nạp vận dụng: giống, loài, lớp đã nhờ học thu vết tiến hóa mà trở thành không cố định và do đó thành tương đối mà những khái niệm tương đối, thì lại không thích hợp với phép quy nạp".

Lịch sử phát triển của khoa học đã chứng minh rằng quy nạp không thể tách rời diễn dịch. Bất cứ một phát minh khoa học nào đều phải dùng cả hai phương pháp quy nạp và diễn dịch. Nhiều quy luật của giới tự nhiên do phương pháp quy nạp nêu ra trước, rồi sau đó được chứng minh bằng phương pháp diễn dịch. Cuối cùng, thông qua kiểm nghiệm thực tiễn mà trở thành những định luật khoa học. 

Phương pháp quy nạp có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu tài liệu kinh nghiệm, nhưng một khoa học đi sâu vào lĩnh vực tư duy lý luận thì phương pháp diễn dịch lại trở nên quan trọng, đặc biệt là khi xây dựng hệ thống lý luận hoặc tìm kiếm kết cấu lôgic bên trong của hệ thống lý luận thì phương pháp diễn dịch trở thành phương pháp suy luận chủ yếu. Trong thế kỷ XX đã ra đời nhiều hệ thống lý luận, nhưng việc tìm kiếm những quy luật sâu sắc bên trong giữa những hệ thống lý luận đó đã trở thành nét đặc trưng quan trọng của khoa học hiện đại. Phương pháp diễn dịch ngày càng trở nên có vai trò quan trọng.

Nhưng dù phương pháp diễn dịch có vai trò to lớn thế nào trong khoa học hiện đạn nó vẫn không thể gạt bỏ phương pháp quy nạp, không có phương pháp quy nạp thì cũng không có phương pháp diễn dịch. Bởi vì: 

  • Một là, quy nạp là cơ sở của diễn dịch, tiền đề của phương pháp diễn dịch, là những kết luận của các phương pháp khác. Những công lý, định luật, giả thiết, v.v., là điểm xuất phát của diễn dịch đầu là kết quả vận dụng các phương pháp khác, kể cả phương pháp quy nạp. 
  • Hai là, vai trò và sức mạnh của phương pháp diễn dịch là ở hoạt động của tư duy đi từ cái phổ biến dến cái đơn nhất. Diễn dịch chỉ có thể nêu lên sự thống nhất giữa cái phổ biến đến cái đơn nhất mà không thấy được sự khác nhau giữa cái phổ biến và cái đơn nhất, do đó, diễn dịch xuất phát từ cái phố biến không thế chỉ ra được những thuộc tính phong phú, đa dạng của các sự vật, hiện tượng đơn nhất, cá biệt. Muốn làm được điều đó phải nghiên cứu từng sự vật, hiện tượng đơn nhất và tiên hành quy nạp, phân tích. 
  • Ba là, kết luận của phương pháp diễn dịch cần phải được chứng minh và làm phong phú thêm bằng phương pháp quy nạp. Nếu như cái đơn nhất mới được phát hiện ra lại không phù hợp với kêt luận phổ biến của diễn dịch thì phải sửa đổi lại kết luận đó.

Quy nạp và diễn dịch là những phương pháp bước đầu trong quá trình nhận thức. Để đi sâu hơn vào bản chất của sự vật, hiện tượng sau khi nắm được phương pháp quy nạp phương pháp diễn dịch và mối quan hệ biện chứng giữa hai phương pháp đó chúng ta cần tìm hiểu phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp.

Nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo, eLib.VN đã tổng hợp nội dung bài giảng Bài 1: Quy nạp và diễn dịch môn Logic học và chia sẻ đến các bạn trên đây. Hy vọng tư liệu này giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn. Chúc các bạn học tốt!

Ngày:11/11/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM