Tổng hợp đề thi trắc nghiệm môn Logic học

eLib.VN xin chia sẻ đến các bạn Tổng hợp đề thi trắc nghiệm môn Logic học dưới đây. Hy vọng tư liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Tổng hợp đề thi trắc nghiệm môn Logic học

ĐỀ SỐ 1:

1 – Luật sư tranh luận với Đại diện Viện kiểm sát: Theo luật định, chỉ có người đã thành niên (đủ 18 tuổi trở lên) mới là chủ thể của tội giao cấu với trẻ em. Mà thân chủ của tôi không hề đủ 18 tuổi, điều này không còn nghi ngờ gì nữa vì giấy khai sinh đã thể hiện rõ. Do vậy, rõ ràng, thân chủ của tôi chắc chắn không phải là chủ thể của tội giao cấu với trẻ em. Suy luận này:

A – Đúng

B – Sai vì tiểu TĐ phủ định tiền từ

C – Sai vì tiểu TĐ khẳng định hậu từ

2 – Hợp đồng không có giá trị pháp lý nếu được ký kết không trên cơ sở tự nguyện. Mà hợp đồng giữa công ty A và công ty B có giá trị pháp lý. Vậy hợp đồng đã được ký kết trên cơ sở tự nguyện. Suy luận trên là:

A – Đúng do tiểu TĐ phủ định hậu từ và KL phủ định tiền từ

B – Đúng do tiều TĐ đã khẳng định tiền từ và KL đã khẳng định hậu từ

C – Sai do tiểu TĐ khẳng định hậu từ

3 – Trả lời nào sau đây đúng? Ngụy biện là hành vi:

A – Làm cho người khác nhận thức sai

B – Cố tình dùng lời lẽ làm cho người khác nhận thức sai

C – Dùng lời lẽ làm cho người khác nhận thức sai

4 – Việc áp dụng tiền lệ pháp về bản chất là dựa vào luật:

A – Cấm mâu thuẫn

B – Đồng nhất

C – A và B đều sai

5 – Cho phép căn cứ vào điều luật quy định về một tội A để xử lý một hành vi nguy hiểm cho xã hội khác (B) chưa có luật quy định nhưng khá giống với tội A. Quy định này:

A – Đúng vì đã sử dụng phép diễn dịch và trong pháp luật nước ta từng được quy định.

B – Đúng vì đã sử dụng phép quy nạp hoàn toàn

C – Rất không nên vì có nguy cơ sai lầm

6 – Có người lập luận: S khai đã đưa 10 tỷ cho D. Nhân chứng biết việc S đưa cho D chỉ là người nhà (vợ) của S, không có ai khác. Tại phiên tòa này, cũng chỉ vợ D là nhân chứng cho việc D đưa hối lộ cho Ng, cũng xấp xỉ 10 tỷ đồng. Với bằng chứng là những lời khai của S và người nhà của S. D đã phải lĩnh án tử hình vì tội tham ô. Vậy, với bằng chứng là lời khai của D và vợ của D, một cách logic, Ng cũng cần được xử lý như tòa sơ thẩm xử lý D. Nếu cơ quan pháp luật không xử lý Ng vì cho rằng những lời khai của D và vợ D chưa đủ căn cứ, thì D cũng có cơ sở để cãi tại cấp phúc thẩm rằng, những lời khai của S và người nhà S cũng không đủ căn cứ để kết tội D tội tham ô, tức D có thể thoát án tử hình. Lập luận trên là dựa vào:

A – Yêu cầu 3 của Luật cấm mâu thuẫn

B – Yêu cầu 2 của Luật đồng nhất

C – Yêu cầu 2 của Luật lý do đầy đủ

7 – Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung. Vậy sở hữu chung hợp nhất là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản. Suy luận này:

A – Sai do T ở TĐ có chu diên nhưng KL không chu diên

B – Đúng tất cả các quy tắc

C – Sai do Đ ở TĐ không chu diên nhưng KL chu diên

8 – Có diễn giả lập luận “Nếu tiêu chuẩn giáo dục bị hạ thấp, chất lượng tranh luận sẽ bị tồi đi. Do đó, nếu chúng ta thấy chất lượng tranh luận tồi đi trong những năm sắp đến, thì điều đó cho thấy tiêu chuẩn giáo dục của ta bị xuống cấp”. Suy luận này:

A – Sai do KL khẳng định tiền từ

B – Đúng

C – Sai do KL phủ định hậu từ

9 – Bản án tuyên “thu hồi số tiền đầu tư”, nhưng khi giải thích bản án, Tòa lại giải thích là “thu hồi giá trị số tiền đầu tư” là vi phạm:

A – Yêu cầu 3 của Luật cấm mâu thuẫn

B – Yêu cầu 4 của Luật đồng nhất

C – Yêu cầu 3 của Luật lý do đầy đủ

10 – Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật. Hành vi trái pháp luật  không là hành vi được pháp luật cho phép. Hành vi được pháp luật cho phép không là vi phạm pháp luật. Suy luật này:

A – Sai vì Đ ở TĐ không chu diên nhưng KL chu diên

B – Sai vì T ở TĐ không chu diên nhưng KL chu diên

C – Đúng

11 – Mọi khoa học đều có tính giai cấp. Toán học là khoa học. Vậy, hẳn nhiên, toán học có tính giai cấp, KL trong SL này sai là do:

A – SL đúng quy tắc logic nhưng có TĐ sai

B – SL sai quy tắc logic

C – SL vừa sai quy tắc logic vừa có TĐ sai

12 – Bác bỏ mà trong đó người ta chỉ ta hệ quả của vấn đề cần bác bỏ là không đúng với thực tiễn hoặc với lý thuyết đã được chứng minh là phương pháp:

A – Bác bỏ gián tiếp luận đề

B – Bác bỏ gián tiếp luận cứ

C – Bác bỏ trực tiếp luận đề

13 – Có định nghĩa (từ điển Tiếng Việt 2008 do Nguyễn Văn Xô (chủ biên), nxb Thanh niên): “Hợp đồng là khế ước giữa đôi bên cam kết một việc gì đó”, “khế ước là giấy giao kèo”, “”giấy giao kèo là hợp đồng do hai bên cùng thỏa thuận với nhau”. Định nghĩa này:

A – Đúng vì nó là từ điển

B – Sai do định nghĩa không cân đối

C – Coi như chưa định nghĩa

14 – Muốn bác bỏ một mệnh đề, triệt để nhất nên:

A – CM lập luận dẫn đến mệnh đề sai

B – CM mệnh đề đó sai

C – CM mệnh đề đó dựa trên các căn cứ không xác thực

15 – Khi đột nhập vào nhà nạn nhân, bị cáo tuyên bố với nạn nhân rằng, bị cáo sẽ giết nạn nhân nếu nạn nhân không đưa tiền cho bị cáo. Điều này được bị cáo xác nhận là đúng. Bên cạnh đó, Cơ quan điều tra cũng đã có kết luận rằng, ngay sau lời tuyên bố của bị cáo, nạn nhân đã đưa tiền cho bị cáo. Vậy suy ra rằng, bị cáo không giết nạn nhân. SL này:

A – Sai vì tiểu TĐ khẳng định hậu từ

B – Sai vì tiểu TĐ phủ định tiền từ

C – Đúng

16 – “Hai tư tưởng mâu thuẫn nhau phản ánh cùng một đối tượng trong cùng một thời gian và một mối quan hệ thì không thể đồng thời đúng  và không thể đồng thời sai” là phát biểu của luật:

A – Cấm mâu thuẫn

B – Lý do đầy đủ

C – A và B đều sai

17 – Về đổi mới trong viết chính tả, GS Văn Như Cương nói: Khi viết thì yêu cầu viết chữ E đầu tiên vì chữ E là chữ đơn giản nhất, dễ viết nhất. Không thể viết ngay chữ A, mặc dù chữ A đứng đầu bảng chữ cái vì chữ A viết nhiều nét hơn, khó hơn. Thầy giáo TMC phản bác: Thưa GS, vì chữ E dễ viết nhất vậy còn chữ I hoặc chữ L thì sao? Hai chữ đó không phải là dễ viết hơn sao? Phản bác này của Thầy TMC là:

A – Bác bỏ luận cứ

B – Bác bỏ luận chứng

C – Bác bỏ luận đề

18 – Trong một vụ án, CQĐT đưa ra phán đoán: Nạn nhân chết là do tự tử, do đột tử hoặc do bị giết. Kết quả điều tra cho thấy, nạn nhân chết là do tự tử. Từ đây CQĐT khẳng định: Nạn nhân chết không do đột tử và cũng không do bị giết. SL của CQĐT là:

A – Sai do đây là TĐL hình thức khẳng định nhưng đại TĐ lại là PĐ lựa chọn tương đối.

B – Đúng

C – Sai do đây là TĐL hình thức phủ định nhưng đại TĐ lại là PĐ lựa chọn tương đối.

19 – Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Người có năng lực trách nhiệm là người đạt độ tuổi luật định. Vậy, người đạt độ tuổi luật định là chủ thể của tội phạm. Suy luật này:

A – Sai do T không chu diên ở TĐ nhưng KL chu diên

B – Sai do M hai lần không chu diên

C – Sai do có 4 hạn từ

20 – Trong phiên tòa phúc thẩm vụ án sừng tê giác giả ngày 07/5/2001 tại Tòa án X, Luật sư M sau khi viện dẫn các quy định của pháp luật, các chứng cứ… đã hùng hồn nói: Với các lập luận trên, tôi khẳng định rằng, thân chủ tôi vô tội. Ngay sau đó, ông cúi xuống mở cặp tài liệu và trưng ra huân chương của cha bị cáo và xin Tòa giảm nhẹ hình phạt cho thân chủ của mình. LS đã vi phạm:

A – Yêu cầu 2 Luật đồng nhất

B – Yêu cẩu 2 Luật cấm mâu thuẫn

C – Yêu cầu 2 Luật lý do đầy đủ

ĐỀ SỐ 2:

1 – Hợp đồng dịch vụ là sự thỏa thuận giữa các bên. Hợp đồng mượn tài sản cũng là sự thỏa thuận giữa các bên. Vậy, thực chất, hợp đồng mượn tài sản cũng là hợp đồng dịch vụ. Suy luận này:

A – Sai do T ở TĐ không chu diên nhưng ở KL chu diên

B – Sai do có 4 hạn từ

C – Cả A và B đều sai

2 – Hội đồng xét xử bất  ngờ hỏi bị cáo: Trong thời gian tạm giam, tạm giữ các cán bộ điều tra đối xử với bị cáo như thế nào?. Sức khỏe của bị cáo có tốt không?. Bị cáo trả lời: “Thưa HĐXX, tốt ạ! Sau đó HĐXX dùng câu trả lời này để khẳng định rằng, bị cáo đã thừa nhận các cán bộ điều tra đã đối xử tốt với bị cáo. Đây là:

A – Ngụy biện “nhân quả sai”

B – A và C đều sai

C – Ngụy biện “dựa vào tư cách cá nhân”

3 – Việc áp dụng tiền lệ pháp về bản chất là dựa vào luật

A – Cấm mâu thuẫn

B – Đồng nhất

C – A, B đều sai

4 – “Phương pháp SL logic để chuyển tri thức đã biết về một đối tượng riêng lẻ này sang một đối tượng riêng lẻ khác” được gọi là SL:

A – Quy nạp hoàn toàn

B – Quy nạp khoa học

C – Tương tự

5 – Đại diện VKS tranh luận với Luật sư: Theo nhận định, chỉ có người đã thành niên (đủ 18 tuổi trở lên) mới là chủ thể của tội giao cấu với trẻ em. Mà thân chủ của luật sư đã là 19 tuổi, điều này là không còn nghi ngờ gì nữa vì giấy khai sinh đã thể hiện rõ. Do vậy, rõ ràng, thân chủ của luật sư chắc chắn phải là chủ thể của tội giao cấu với trẻ em. SL này:

A – Đúng

B – Sai vì tiểu TĐ phủ định tiền từ

C – Sai vì tiểu TĐ khẳng định hậu từ

6 – “Hai tư tưởng mâu thuẫn nhau phản ánh cùng một đối tượng trong cùng một thời gian và một mối quan hệ thì không thể đồng thời đúng  và không thể đồng thời sai” là phát biểu của luật:

A – Cấm mâu thuẫn

B – Lý do đầy đủ

C – A và B đều sai

7 – Có diễn giả lập luận: “Nếu chúng ta thừa nhận tư tưởng sau đây của Mác và A.Ghen: “Chỉ có với nền sản xuất công nghiệp lớn mới xóa bỏ được sở hữu tư nhân” là đúng thì với nước ta hiện nay, tôi khẳng định rằng chúng ta không thể không xóa bỏ được sở hữu tư nhân vì nước ta lúc này không thể nói là không có nền sản xuất công nghiệp lớn. SL này:

A – Đúng

B – Sai do  KL phủ định hậu từ

C – Sai do tiểu tiền đề khẳng định hậu từ

8 – Điều kiện quyết định tính chất của chế độ xã hội là hoàn cảnh địa lý hoặc là sự phát triển dân số hoặc là phương thức sản xuất của cải vật chất. Lịch sử đã chỉ ra rằng không phải hoàn cảnh địa lý, cũng không phải sự phát triển dân số là điều kiện quyết định tính chất của chế độ XH. Do đó, phương thức sản xuất của cải vật chất là điều kiện quyết định tính chất của chế độ XH. SL này là:

A – Sai do đây là TĐL hình thức khẳng định nhưng đại TĐ lại là PĐ lựa chọn tương đối

B – Đúng

C – Sai do đây là TĐL hình thức phủ định nhưng đại TĐ lại là PĐ lựa chọn tương đối.

9 – Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người đạt độ tuổi luật định. Vậy người đạt độ tuổi luật định là chủ thể của tội phạm. Suy luận này:

A – Sai do T không chu diên ở TĐ nhưng KL chu diên

B – Sai do M hai lần không chu diên

C – Sai do có 4 hạn từ

10 – Trong một phiên tòa, luật sư (LS) A sau khi viện dẫn các quy định của PL, các chứng cứ,… đã hùng hồn nói: Với các lẽ trên, tôi khẳng định rằng, thân chủ của tôi hoàn toàn không có tội”. Khi ông A chuẩn bị ngồi xuống, Chủ tọa phiên tòa lập tức hỏi: “LS có xin giảm hình phạt cho thân chủ của ông không?”. Ông A lập tức trả lời: “Thưa Chủ tọa, có chứ ạ!”. LS đã vi phạm:

A – Yêu cầu 2 của Luật cấm mâu thuẫn

B – Yêu cầu 2 của Luật đồng nhất

C – Yêu cầu 2 của Luật lý do đầy đủ

11 – Mọi chánh án đều là thẩm phán. Ông Nguyễn Văn Hiện là chánh án (TANDTC). Vậy chắc chắn ông Nguyễn Văn Hiện là thẩm phán. KL trong SL này sai là do:

A – Đúng quy tắc logic nhưng lại có TĐ sai

B – Sai quy tắc logic

C – Vừa sai quy tắc logic vừa có TĐ sai

12 – Có định nghĩa: “lề đường là phần đất và không gian được giới hạn bởi lòng đường với các công trình xây dựng hợp pháp và lòng đường là phần đất và không gian nằm giữa hai lề đường”. Về hình thức, định nghĩa này:

A – Đúng

B – Sai do định nghĩa không cân đối

C – Sai

13 – Muốn bác bỏ một mệnh đề, triệt tiêu nhất nên:

A – CM lập luận đến mệnh đề đó sai

B – CM mệnh đề đó sai

C – CM mệnh đề đó dựa trên các căn cứ không xác thực

14 – Cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra nếu đã hết thời hạn điều tra mà không CM được bị can đã thực hiện tội phạm. Được biết, trong vụ án Lê Bá M, Cơ quan điều tra đã phải ra quyết định đình chỉ điều tra. Vậy điều này chứng tỏ, đã hết thời hạn điều tra mà không CM được bị can đã thực hiện tội phạm. SL này:

A – Sai vì Tiểu TĐ phủ định tiền từ

B – Sai vì Tiểu TĐ khẳng định hậu từ

C – Đúng

15 – Trong một bài viết của Scott Lindlaw thuộc hãng phim AP (Mỹ) về các vụ kiện đòi bồi thường cho nạn nhân chất độc màu da cam, có đoạn: Trong khi Tòa án Mỹ liên tục không chấp nhận vụ kiện của các nạn nhân Việt Nam thì tại Mỹ, những nạn nhân như các nạn nhân Việt Nam lại thắng kiện. Thật là lạ lùng khi họ chỉ bồi thường cho những người lính Mỹ mà không bồi thường cho đông đảo nạn nhân Việt Nam. Phải chăng chỉ có người Mỹ mới là người, còn người Việt Nam không phải là người?! Đoạn trên là biểu hiện cụ thể tinh thần của:

A – Yêu cầu 2 Luật đồng nhất

B – Yêu cầu 4 Luật đồng nhất

C – Yêu cầu 2 Luật cấm mâu thuẫn

16 – Hợp đồng vô hiệu toàn bộ khi người ký hợp đồng không đúng thẩm quyền. Được biết, hợp đồng được ký kết giữa công ty A và công ty B bị Tòa án tuyên vô hiệu toàn bộ. Vậy, chắc chắn hợp đồng giữa công ty A và công ty B đã được ký kết bởi những người không đúng thẩm quyền. SL này:

A – Sai vì KL khẳng định tiền từ

B – Sai vì tiểu TĐ khẳng định hậu từ

C – A và B đều đúng

17 – Luật định: Không được quyền hưởng di sản nếu vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản. Biết rằng, ông Hoàn không được quyền hưởng di sản. Do đó, chắc ông Hoàn đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản. Suy luận này:

A – Sai vì tiểu TĐ phủ định tiền từ

B – Sai vì tiểu TĐ khẳng định hậu từ

C – Đúng

18 – Trong một vụ tham ô, vì không tìm được chứng cứ, khó KL, nên điều tra viên viết KL điều tra: “Điều tra không có chứng cứ, sự việc này có nguyên nhân”. Nhưng do nhận hối lộ nên khi báo cáo lên cấp trên, tổ trưởng tổ điều tra nói: “Sự việc này có nguyên nhân, điều tra không có chứng cứ”. Vậy tổ trưởng đã vi phạm luật:

A – Cấm mâu thuẫn

B – Đồng nhất

C – Lý do đầy đủ

19 – SL mà trong đó KL về một dấu hiệu chung P nào đó cho toàn nhóm đối tượng S nào đó được rút ra trên cơ sở nghiên cứu toàn bộ đối tượng thuộc nhóm S, khi các đối tượng được nghiên cứu không có đối tượng nào không có dấu hiệu P được gọi là SL:

A – Quy nạp hoàn toàn

B – Quy nạp khoa học

C – Quy nạp

20 – CM phản chứng và bác bỏ gián tiếp luận đề là:

A – Giống nhau vì thực chất chúng đều là phép CM

B – Khác nhau vì CM phản chứng là đưa ra phản đề và chỉ ra rằng phản đề đúng để từ đó đi đến thừa nhận chính đề sai, còn bác bỏ gián tiếp luận đề là đưa ra phản đề và chỉ ra phản đề là sai để đi đến thừa nhận chính đề đúng

C – A và B đều sai

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Tổng hợp đề thi trắc nghiệm môn Logic học!

Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học có đáp án dưới đây.

Trắc Nghiệm

Ngày:16/01/2021 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM