Bài 1: Suy luận là gì?

Cùng eLib.VN tham khảo bài giảng Logic học Bài 1: Suy luận là gì? để tìm hiểu sâu hơn về khái niệm, cấu trúc và mục đích của suy luận nhé. 

Bài 1: Suy luận là gì?

Suy luận hay suy lý là một hình thức cơ bản của tư duy đang nhận thức. Nó xuất phát từ những phán đoán đã biết để rút ra những phán đoán mới.

Thí dụ:

Mọi kim loại đều là chất dẫn điện.

Đồng là kim loại.

⇒ Vậy đồng là chất dẫn diện.

Cấu trúc của suy luận bao gồm hai thành phần cơ bản:

  • Thứ nhất là các phán đoán xuất phát, gọi là tiền đề
  • Thứ hai là phán đoán mới được rút ra, gọi là kết luận.

Như vậy suy luận là quá trình tư duy đi từ tiền để đến kết luận. Đó là quá trình rút ra kết luận, ta có thể gọi là luận kết.

Nếu ta ký hiệu tiền đề là TĐ1, TĐ2,: TĐ3,...,TĐn..., kết luận là KL, quá trình rút ra kết luận là , thì cấu trúc của suy luận có dạng hình thức hóa như sau:

TĐ1, TĐ2,: TĐ3,...,TĐn... KL

Dạng rút gọn:

\(\sum\limits_{i = 1}^n T \) Đi  KL

Mục đích của suy luận đúng đắn là rút ra kết luận chân thực. Logic học đã tổng kết được quy tắc logic cơ bản sau đây: Điều kiện cần và đủ để suy luận đạt tới kết luận chân thực là phải xuất phát từ những tiền đề chân thực và quá trình suy luận phải đúng đắn, nghĩa là phải tuân theo các quy luật và quy tắc logic hình thức.

Nói khác đi, nếu xuất phát từ những tiền đề chân thực, áp dụng đúng đắn các quy luật và quy tắc logic hình thức thì nhất định kết luận sẽ chân thực.

Suy luận có nhiều kiểu loại, tùy thuộc tính chất của tiền đề, đặc điểm quá trình kết luận. Có thể đó là suy luận diễn dịch, hoặc là không diễn dịch. Diễn dịch có thể trực tiếp hoặc gián tiếp. Không diễn dịch có thể là quy nạp hoặc loại suy (loại tỉ) v.v..

Trên đây là nội dung bài giảng Logic học Bài 1: Suy luận là gì? được eLib.VN tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo. Chúc các bạn học tốt!

Ngày:11/11/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM