Bài 2: Phân tích, tổng hợp và cụ thể, trừu tượng

Nội dung bài giảng Logic học Bài 2: Phân tích, tổng hợp và cụ thể, trừu tượng cung cấp các kiến thức về khái niệm, ý nghĩa các phương pháp phân tích và tổng hợp, cụ thể và trừu tượng.. Để nắm nội dung chi tiết bài giảng, mời các bạn cùng eLib tham khảo nhé!

Bài 2: Phân tích, tổng hợp và cụ thể, trừu tượng

1. Phân tích và tổng hợp

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp bổ sung cho quy nạp và diễn dịch trong quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật.

Quy nạp nêu lên tiền đề và điểm xuất phát cho diễn dịch, nhưng lại có những hạn chế của nó. Bởi vì quy nạp luôn không thể bao trùm hết các tài liệu kinh nghiệm đúng được và những kết luận của quy nạp thường bị những phát minh mới bác bỏ. Muốn nêu ra được những tiền đề đáng tin cậy cho diễn dịch, cần phải sử dụng phương pháp phân tích. Phương pháp phân tích luôn gắn vói phương pháp tổng hợp. Phương pháp tổng hợp liên kết và thống nhất các mặt của bản chất sự vật, hiện tượng, như vậy mối có thể đem đến cho phương pháp diễn dịch tiền đề đáng tin cậy về bản chất của sự vật, hiện tượng.

Phương pháp phân tích là phương pháp tư duy đem phân chia cái toàn bộ thành các bộ phận, các mặt, các yếu tố để có thể lần lượt nghiên cứu từng cái một. Hình thức phân tích rất phong phú. Những hình thức xuất hiện tương đối sớm là: phân tích định tính, phân tích dinh lượng, phân tích nhân quả. Ngày nay, phương pháp phân tích có sự phát triển nhanh chóng, người ta thường dùng các phương pháp phân tích cấu trúc, phân tích chức năng, phân tích thông tin, phân tích mô thức, phân tích phát triển, phân tích hệ thống, v.v..

Điều này thể hiện rõ nét đặc điểm hiện đại của phương pháp phân tích. Nhưng phương pháp phân tích mâu thuẫn vần là phương pháp hạt nhân, quán xuyến trong phương pháp phân tích hiện đại, quá trình cơ bản của nó vẫn là phân tích. Tính phổ biến và tính đặc thù của mâu thuẫn, phân tích các mối quan hệ mâu thuẫn động và tĩnh, chất và lượng, khẳng định và phủ dinh, nguyên nhân và kết quả, tất nhiên và ngẫu nhiên, cấu trúc và chức năng, hệ thống và yêu tố v,v.. Điều đáng chú ý là phương pháp phân tích hiện đại nhận thức về quan hệ mâu thuẫn phong phú hơn, cụ thế hơn, có tính năng động hơn, do đó phù hợp hơn với yêu cầu của phép biện chứng.

Phương pháp tổng hợp có xu hướng vận động ngược với phương pháp phân tích. Trên cơ sở của sự phân chia cái toàn thế thành các nhân tố các thuộc tính, khía cạnh mà tổ hợp lại thành cái toàn thể mới. Sự tổng hợp của lôgic hình thức gắn liền với thế giới quan cơ giới nên thể hiện là sự tổng hợp cơ giới mà đặc trưng bao quát của nó là dựa vào công thức: các bộ phận gộp lại sẽ bằng toàn thể, coi tổng hợp là quá trình tăng giảm của tư duy.

Ví dụ: Hốpxơ - nhà triết học Anh, coi Bự thếm bót là nguyên tắc cơ bản của tư duy. Môn hình học thì tăng giảm điểm, đường, mặt, góc. Môn lôgic thì tăng giảm mệnh đề. Tư duy lý luận của con người thì tăng giảm các quan niệm và tên gọi. Anhxtanh cho rằng phương pháp tổng hợp của lôgic hình thức đem vận dụng vào nghiên cứu khoa học "đã làm được việc biên soạn mục lục mà không phải là xây dựng hệ thống".

Pêđalamphơ đã nhìn thấy sự bất tực của phương pháp tổng hợp trong lôgic hình thức đối với việc nghiên cứu các hệ thống phức tạp, do đó ông xây dựng phường pháp hệ thong có nguyên tắc là "toàn thể lớn hơn tổng của các bộ phận". Tư duy biện chứng đã nêu lên phương pháp tổng hợp biện chứng, phương pháp này khác với phương pháp tổng hợp trong lôgic hình thức ở những điểm như sau: phương pháp tổng hợp biện chứng trong tư duy đem các mặt bản chất kết hợp lại theo mối liên hệ bên trong để thành cái toàn thể, từ đó the hiện ra sức sống, ý nghĩa, kết cấu của tài liệu và làm bộc lộ bản chất của sự vật, hiện tượng. Quan trọng nhất là sự thống nhất của các mặt đối lập, đó là sự tổng hợp của các mặt đối lập.

Phương pháp tổng hợp có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn và nhận thức khoa học của con người. Những đối tượng khách quan phức tạp đều là cái toàn thể thống nhất của nhiều mặt, chỉ có sự thống nhất nhiều mặt bản chất mói có thể nhận thức được toàn diện và đúng đắn. Xét về mặt này, tổng hợp còn sâu sắc hơn phân tích. Ngày nay, phương pháp tổng hợp biện chứng - hệ thống có ý nghĩa rất quan trọng. Phương pháp tổng hợp biện chứng - hệ thống không những tổng hợp các nhân tố các mặt của khách thể, sự vật, hiện tượng mà còn tổng hợp cả thước đo bên trong của chủ thể và mối quan hệ chủ thể, khách thể.

Phán tích và tổng hợp có mối quan hệ qua lại với nhau, nương tựa vào nhau, chuyển hóa cho nhau. Một mặt, tổng hợp không lách khỏi phân tích, trong tư duy muốn nắm được thể thống nhất tồn tại khách quan thì trước hết phải phân tích nó.

Phân tích là cơ sở của tổng hợp, không có sự phán tích tỉ mỉ, hệ thống, chưa nhận rõ hệ mặt thực tế thì chưa thế có sự tổng hợp chính xác được. Mặt khác, phân tích không thế tách rời tổng hợp, trong quá trình phân tích phải có quan niệm tổng thể phải hiểu một cách khái quát những mặt mâu thuẫn của sự vật, hiện tượng, khi khảo sát một bộ phận nào đó của sự vật, hiện tượng, phải chú ý đến vị trí của nó trong toàn thể và mối liên quan giữa nó với các bộ phận khác. Không hiểu địa vị và vai trò của bộ phận đó trong thể thống nhất mâu thuẫn, thì không phán tích đúng đắn được.

Tóm lại, phân tích là cơ sở của tổng hợp tổng hợp là sự hoàn thành của phân tích. Chỉ có sự kết hợp hai phương pháp đó lại mới tạo thành phường pháp hoàn chỉnh và khoa học. Lênin coi "Sự kết hợp phân tích và tổng hợp'" là một yếu tố của phép biện chứng. Không có sự kết hợp, thống nhất đó sẽ không hiểu được phân tích, cũng không hiểu được tổng hợp và như vậy là thoát ly phép biện chứng.

Quá trình phân tích và tổng hợp đồng thời cũng là quá trình từ trừu tượng đến cụ thể, là quá trình hình thành cái cụ thể trong tư duy. Muốn hiểu sâu sắc và vận dụng đúng đắn phương pháp phân tích và tổng hợp thì phải tìm hiểu hoạt động của tư duy từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể.

2. Cụ thể và trừu tượng

Muốn nhận thức: bản chất bên trong của sự vật khách quan, phải xuất phát từ cái cụ thế cảm tính, thông qua phân tích để đạt tới những quy định trừu tượng, rồi lại thông qua tổng hợp mà từ quy định trừu tượng đi tới cái cụ thể trong tư duy.

Lôgic biện chứng hiểu cái trừu tượng và cái cụ thể theo nhiều hàm nghĩa. Trừu tượng là kết quả của tư duy và cũng là phương pháp của tư duy. Nói trừu tượng là kết quả của tư duy là nói đến những quy định do tư duy tiến hành phân tích mà rút ra được, là sự phản ánh trong tư duy về những thuộc tính, nhân tố nào đó của sự vật, hiện tượng khách quan.

Trừu tượng là phương pháp của tư duy là nói đến phương pháp lôgic rút ra thuộc tính nhân tố nào đó của đối tượng và tạm thời gạt bỏ những thuộc tính, nhân tố khác.

Phương pháp trừu tượng khoa học của tư duy biện chứng sâu sắc hơn phương pháp trừu tượng của lôgic hình thức. Sự trừu tượng đó là phương pháp lôgic rút ra các thuộc tính bản chất của đối tượng và gạt bỏ những thuộc tính không bản chất. Cái cụ thể trong tư duy biện chứng là nói đến thể thống nhất của sự tổng hợp nhiều quy định.

Mác nói: "Cái cụ thể sở dĩ là cụ thể vì nó là sự tổng hợp của nhiều tính quy định, do đó, nó là sự thống nhất của cái đa dạng. Cho nên trong tư duy, nó hiểu hiện ra là một quá trình tổng hợp, là kết quả, chứ không phải là điểm xuất phát, mặc dù nó là điểm xuất phát thực sự và do đó củng là điểm xuất phát của trực quan và của biêu tượng".

Như vậy, cái cụ thể có bai hình thái:

  • Một là: "cụ thể cảm tính" là hiếu tượng hoàn chỉnh, là sự tổng hợp của những tính quy định cảm tính, là cái cụ thể bề ngoài của sự vật hiện tượng khách quan mà giác quan có thế trực tiếp cảm nhận được.
  • Hai là, "cụ thể lý tính" là cái cụ thể trong tư duy, đó là sự tổng hợp những tính quy định đã trừu tượng hóa, là sự phản ánh thống nhất những thuộc tính bản chất bên trong của sự vật, hiện tượng.

Mác đã chỉ ra hai con đường ngược chiều nhau trong hoạt động của tư duy:

  • Một là, "Trên con đường thứ nhất, toàn bộ biểu tượng biến một cách tinh vi thành một tính quy định trừu tượng", tức là từ cụ thể đến trừu tượng.
  • Hai là, "Trên con đường thứ hai, những tính quy định trừu tượng lại dẫn tới sự mô tả lại cái cụ thể bằng con đường của tư duy", đó là từ trừu tượng đến cụ thể. Hai con dường ngược nhau đó đã tạo nên quá trình nhận thức hoàn chỉnh.

Trên con đường nhận thức thứ nhất từ cụ thể đến trừu tượng là từ cái cụ thể cảm tính tới những quy định trừu tượng. Phương pháp tư duy chủ yếu đi từ cụ thể đến trừu tượng là phương pháp phân tích, tức là dùng phương pháp phân tích chia cái toàn thể thành từng bộ phận, phân tách cái bản chất với cái không bản chất, rút ra cái bản chất và cố định nó bằng khái niệm, hình thành tính quy định trừu tượng.

Sự trừu tượng của tư duy là mặt đối lập với cái cụ thể cảm tính, nó tách khỏi sự vật cụ thể khách quan, xa hơn cái cụ thể cảm tính, nhưng nêu nó là sự trừu tượng khoa học rút ra từ phương pháp phân tích đúng đắn, là sự trừu tượng xuất phát từ sự vật hiện tượng cụ thể khách quan thì sự trừu tượng đó phản ánh sự vật hiện tượng khách quan càng sâu sắc, đúng đắn hơn.

Con đường thứ hai từ trừu tượng đến cụ thể, từ những quy định trừu tượng đạt đến cụ thể trong tư duy. Phương pháp tư duy chủ yếu đi từ trừu tượng đến cụ thể là phương pháp tổng hợp, đó là sự tổng hợp lại các quy định trừu tượng phản ánh bản chất của sự vật, hiện tượng để nhận thức toàn thể sự vật, hiện tượng thống nhất, làm cho cái cụ thể tái hiện lại trong tư duy. Khi đó cái cụ thể không còn là cái cụ thế cảm tính mà là cái cụ thể lý tính. Mác nói: "phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể chỉ là cái phương pháp nhờ nó mà tư duy quán triệt được cái cụ thể và tái tạo ra nó với tư cách là một cái cụ the trong tư duy"

Nhưng cái cụ thể trong tư duy, nêu là khoa học thực sự thì đó là sự phản ánh đúng đắn bản chất và mối liên hệ bên trong của đốì tượng cụ thế khách quan; nó có thể giải thích một cách đầy đủ thống nhất các hiện tượng muôn màu muôn vẻ của sự vật, hiện tượng. Sự nhận thức như vậy là sự nhận thức phù hợp với đôl tượng khách quan, là nhận thức đúng đắn.

Muốn hiểu được một cách đứng đắn phương pháp đi từ trừu tương đến cụ thể phải nắm được các khâu của quá trình và tuân theo những quy luật lôgic bên trong của nó.

Một là, phải nắm được "cái trừu tượng" là điểm xuất phát lôgic đi từ trừu tượng đến cụ thể. Điều quan trọng ở đây là phải nắm được độ của sự trừu tượng, tức là xác định cái trừu tượng nào và trừu tượng đến mức độ nào thì có thế kết thúc quá trình tư duy đi từ cụ thể đến trừu tượng mà chuyển sang bắt dầu quá trình từ trừu tượng đến cụ thể. Nhìn chung, cái trừu tượng làm điểm xuất phát lôgic của quá trình từ trừu tượng đến cụ thể cỏ những đặc điểm như sau:

  • (1) Phải là cái trừu tượng, cái quy định chung nhất, cơ bản nhất phản ánh bản chất của sự vật, hiện tượng.
  • (2) Trong phạm vi nghiên cứu nhất định phải là cái trừu tượng cao nhất; cái trừu tượng cao nhất đó trong phạm vi của vấn đề nghiên cứu không cần dến những mặt khác, thuộc tính khác của sự vật, hiện tượng được giải thích, mà trái lại bản thân nó có thể giải thích những mặt khác, thuộc tính khác của sự vật, hiện tương.
  • (3) Phải là sự trừu tượng thích hợp, đúng độ. Sự trừu tượng cao độ cũng là có giới hạn, không phải là trừu tượng vô giói hạn, không phải càng trừu tượng càng tôt. Sự trừu tượng chưa đến mức cần thiết thì chưa rút ra được cái quy định bản chất chung nhất của đối tượng và không tìm được điểm xuất phát lôgic của quá trình. Cái trừu tượng vượt quá độ sẽ xa rời sự quy định về chất vôh có của đối tượng.

Ví dụ, nguyên tố hóa học là điểm xuất phát logic của hóa học hàng hóa là điểm xuất phát logic của kinh tế học chính trị về chủ nghĩa tư bản lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là điểm xuất phát lôgic để nhận thức các xã hội cụ thể, đó đều là những trừu tượng phù hợp với yêu cầu logic.

Hai là, phải nắm được các khâu trung gian logic đi từ trừu tượng đến cụ thể. Trong quá trình từ trừu tượng đến cụ thể, giữa điểm xuất phát logic và điểm kết thúc logic có nhiều khâu trung gian logic để liên kết lại, tạo thành một quá trình logic nhiều khâu nối tiếp nhau, Trước hết, trong cái trừu tượng cao độ bao hàm sự quy định đa dạng dần dần lộ rõ nội dung phong phú của nó. Mác đã sử dụng phương pháp này khi viết bộ "Tư bản". Lênin viết: "Trong "Tư bản", Mác phân tích trước hết cái đơn giản nhất, quen thuộc nhất, cơ bản nhất, chung nhất, thống thương nhất, cái thường gặp đến hàng nghìn triệu lần, mối quan hệ của xã hội tư sản (xã hội hàng hóa): sự trao đổi hàng hóa. Sự phân tích phát hiện trong cái hiện tượng đơn giản nhất ấy (trong cái "tế bào" ấy của xã hội tư sản) tất cả những mâu thuẫn (respective mầm mông của tất cả mọi mâu thuẫn) của xã hội hiện đại. Sự trình bày tiếp theo vạch cho chúng ta thấy sự phát triển (cả sự lớn lên lẫn sự vận động) của các mâu thuẫn ấy và cái xã hội ấy, trong tổng số các bộ phận của nó, từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc của xã hội đó". Lênin còn cho rằng: "Phương pháp trình bày (respective nghiên cứu) phép biện chứng nói chung phải là như vậy”.

Ba là, cần phải nắm được cái cụ thể là điểm kết thúc logic của quá trình từ trừu tượng đến cụ thể. Đó là cái cụ thể lý tính, là cái toàn thể phong phú có nhiều tính quy định được kết hợp lại một cách hữu cơ, đi từ trừu tượng đến cụ thể không phải là gộp lại một cách tùy tiện các tính quy định trừu tượng, mà là xuất phát từ cái trừu tượng cao độ, cơ bản đơn thuần của sự vật, từng bước tổng hợp những mâu thuẫn khác do nó dẫn đến, do nó sinh ra, do nó quy định. Từng bước đi tới sự nhận thức những mâu thuẫn trong quá trình đạt đến sự nhận thức thống nhất về tính đa dạng cụ thể, quá trình tổng hợp này về cơ bản nhất trí với quá trình phát triển mâu thuẫn khách quan bên trong của sự vật, hiện tượng cụ thể, cũng là quá trình từ đơn giản đến phức tạp.

Từ trừu tượng đến cụ thể là quá trình từ cái trừu tượng làm điểm xuất phát logic, thống qua các khâu trung gian logic, để đạt tới điểm kết thúc logic là cái cụ thể lý tính. Quá trình này đã hoàn thành một chu kỳ của vận động tư duy biện chứng. Nhưng đối với toàn bộ quá trình nhận thức và thực tiễn của loài người thì lại bắt đầu quá trình vận động của tư duy biện chứng sâu sắc hđn, rộng rãi hơn, quá trình vận động đó là một tiến trình lịch sử không bao giờ chấm dứt. Do đó cần phải nắm được và vận dụng phương pháp tư duy biện chứng về sự thống nhất giữa logic và lịch sử.

Trên đây là nội dung bài giảng Logic học Bài 2: Phân tích, tổng hợp và cụ thể, trừu tượng được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo. Hy vọng đây sẽ là tư liệu giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn.

Ngày:11/11/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM