Địa lí 8 Bài 35: Thực hành về khí hậu, thủy văn Việt Nam
Nhằm giúp các bạn học sinh rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ, phân tích các số liệu khí hậu, thuỷ văn thông qua bài Thực hành về khí hậu, thủy văn Việt Nam Địa lý 8, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 35 Địa lí 8. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về khí hậu, thuỷ văn Việt Nam, qua hai lưu vực sông Bắc Bộ và Trung Bộ.
- Nắm vững mối quan hệ nhân quả giữa mùa mưa và mùa lũ trên các lưu vực sông.
1.2. Dụng cụ
- Bản đồ sông ngòi Việt nam
- Biểu đồ khí hậu thuỷ văn Việt Nam
2. Nội dung tiến hành
2.1. Hoạt động 1: Vẽ biểu đồ chế độ mưa dòng chảy sông Hồng và sông Gianh
Vẽ biểu đồ kết hợp cột đường:
2.2. Hoạt động 2: Tính lượng mưa trung bình và lưu lượng trung bình
Tính thời gian và độ dài (số tháng) của mùa mưa và mùa lũ tại các lưu vực theo chỉ tiêu vượt giá trị trung bình tháng:
- Lượng mưa trung bình các tháng ở lưu vực sông Hồng (trạm Sơn Tây): 153mm; ở lưu vực sông Gianh (trạm Đồng Tâm): 186mm.
+ Các tháng mùa mưa trên sông Hồng: từ tháng 5 - 10.
+ Các tháng mùa mưa trên sông Gianh: từ tháng 6 - 11.
- Lưu lượng dòng chảy trung bình các tháng ở lưu vực sông Hồng (trạm Sơn Tây): 3632m3; ở lưu vực sông Gianh (trạm Đồng Tâm): 61,7m3/s.
+ Các tháng mùa lũ trên sông Hồng: từ tháng 6 - 10.
+ Các tháng mùa lũ trên sông Gianh: từ tháng 9 -11.
2.3. Hoạt động 3: Mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực
Nhận xét về mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực nói riêng và trên toàn quốc nói chung:
- Các tháng của mùa lũ trùng hợp với các tháng mùa mưa: trên lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây): 6, 7, 8, 9, 10; trên lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm): 9, 10, 11.
- Các tháng của mùa lũ không trùng hợp với các tháng mùa mưa: trên lưu vực sông Hồng (Trạm Sơn Tây): tháng 5; trên lưu vực sông Gianh (Trạm Đồng Tâm): tháng 8.
=> Sông Gianh có mùa mưa lùi về thu đông nên mùa lũ cũng lùi về các tháng cuối năm (tháng 9,10,11). Nhìn chung ở nước ta, chế độ nước sông trùng với chế độ mưa, mùa lũ trùng mùa mưa và mùa cạn trùng mùa khô. Tuy nhiên trên thực tế mùa lũ thường lùi sau mùa mưa khoảng 1 tháng, vì nước mưa cần thời gian để tích đủ lượng nước.
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần biết:
- Nắm vững mối quan hệ nhân quả giữa mùa mưa và mùa lũ trên các lưu vực sông.
- Tính toán, phân tích các số liệu khí hậu, thuỷ văn.
- Vẽ biểu đồ, phân tích các số liệu khí hậu, thuỷ văn.
Tham khảo thêm
- doc Địa lí 8 Bài 22: Việt Nam - Đất nước, con người
- doc Địa lí 8 Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 24: Vùng biển Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 27: Thực hành Đọc bản đồ Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình
- doc Địa lí 8 Bài 30: Thực hành Đọc bản đồ địa hình Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết nước ta
- doc Địa lí 8 Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta
- doc Địa lí 8 Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp
- doc Địa lí 8 Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- doc Địa lí 8 Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- doc Địa lí 8 Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ