Địa lí 8 Bài 38: Bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam
Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về bảo vệ tài nguyên sinh vật Việt Nam trong chương trình Địa lí 8, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 38 Địa lí 8. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Giá trị của tài nguyên sinh vật
a. Kinh tế
- Cung cấp đồ gỗ xây dựng, làm đồ dùng
- Thực phẩm, lương thực
- Thuốc chữa bệnh
- Bồi dưỡng sức khoẻ
- Cung cấp nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp
b. Văn hoá, du lịch
- Sinh vật cảnh
- Tham quan, du lịch
- An dưỡng, chữa bệnh
- Nghiêm cứu khoa học
- c. Môi trường sinh thái
- Điều hoà khí hậu, tăng ôxy, làm sạch không khí
- Giảm ô nhiễm môi trường
- Giảm nhẹ thiên tai, hạn hán
- Ổn định độ phì của đất
1.2. Bảo vệ tài nguyên rừng
- Tài nguyên rừng nước ta đang bị suy giảm theo thời gian, diện tích và chất lượng
- Tỉ lệ che phủ của rừng thấp : 33- 35% diện tích tự nhiên
- Biện pháp bảo vệ rừng :
- Trồng rừng, pủ xanh đất trống đồi trọc, tu bổ tái tạo rừng.
- Sử dụng hợp lí rừng đang khai thác
- Bảo vệ rừng đầu nguồn.
1.3. Bảo vệ tài nguyên động vật
- Không phá rừng, bắn giết động vật quý hiếm, bảo vệ tốt rừng
- Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia để bảo vệ động vật, nguồn gen động vật.
2. Luyện tập
Câu 1: Em hãy nêu một số sản phẩm lấy từ động vật rừng và từ biển mà em biết.
Gợi ý làm bài
Một số sản phẩm từ động vật rừng và từ biển:
- Làm thức ăn: thịt, cá, tôm, trứng...
- Làm thuốc chữa bệnh: mật ong, nọc rắn, phấn hoa ...
- Làm vật trang trí: sừng hươu, sừng nai, lông thú, vỏ sò, ốc, san hô....
- Làm vật dụng: đồ dùng thời trang (túi xách, giày dép, ví..từ da cá sấu..)
Câu 2: Em hãy cho biết một số nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng nước ta.
Gợi ý làm bài
Nguyên nhân làm suy giảm tài nguyên rừng nước ta:
- Chiến tranh tàn phá.
- Cháy rừng.
- Chặt phá, khai thác quá mức, đốt rừng làm rẫy...
Câu 3: Chứng minh rằng tài nguyên sinh vật nước ta có giá trị to lớn về các mặt sau đây:
- Phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống.
- Bảo vệ môi trường sinh thái.
Gợi ý làm bài
Giá trị to lớn của tài nguyên sinh vật nước ta:
- Giá trị về kinh tế- xã hội, nâng cao đời sống.
+ Tài nguyên thực vật cung cấp tinh dầu, nhựa, chất nhuộm, dùng làm thuốc, thực phẩm, nguyên liệu sản xuất thủ công nghiệp...
+ Tài nguyên động vật cung cấp nhiều sản phẩm để làm thức ăn, làm thuốc và làm đẹp cho con người.
+ Là cơ sở phát triển du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học...
- Giá trị về bảo vệ môi trường sinh thái:
+ Điều hòa khí hậu, giữ cho môi trường không khí trong lành.
+ Bảo vệ đất, chống xói mòn,
+ Cố định bãi bồi, chắn gió, sóng...
+ Hạn chế thiên tai lũ bùn, lũ quét, lũ đá...
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần nắm được nội dung sau:
- Nêu được giá trị tài nguyên sinh vật, nguyên nhân của sự suy giảm và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật ở Việt Nam.
- Hiểu được thực tế về số lượng cũng như chất lượng nguồn tài nguyên sinh vật nước ta hiện nay.
Tham khảo thêm
- doc Địa lí 8 Bài 22: Việt Nam - Đất nước, con người
- doc Địa lí 8 Bài 23: Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 24: Vùng biển Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 25: Lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 26: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 27: Thực hành Đọc bản đồ Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình
- doc Địa lí 8 Bài 30: Thực hành Đọc bản đồ địa hình Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 31: Đặc điểm khí hậu Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 32: Các mùa khí hậu và thời tiết nước ta
- doc Địa lí 8 Bài 33: Đặc điểm sông ngòi Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 34: Các hệ thống sông lớn ở nước ta
- doc Địa lí 8 Bài 35: Thực hành về khí hậu, thủy văn Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 36: Đặc điểm đất Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 37: Đặc điểm sinh vật Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 39: Đặc điểm chung của tự nhiên Việt Nam
- doc Địa lí 8 Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp
- doc Địa lí 8 Bài 41: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ
- doc Địa lí 8 Bài 42: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ
- doc Địa lí 8 Bài 43: Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ