Địa lí 8 Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp

Nhằm giúp các bạn học sinh rèn luyện kỹ năng phân tích và đọc lát cắt tự nhiên tổng hợp thông qua bài Thực hành Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp Địa lý 8, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 40 Địa lí 8. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 8 Bài 40: Thực hành: Đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục tiêu

- Củng cố kiến thức địa lí cơ bản về địa lí tự nhiên Việt Nam: địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật, đất …

- Phân tích lát cắt thấy được cấu trúc đứng, cấu trúc ngang củamột lát cắt tự nhiên tổng hợp.

- Biết đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp.

1.2. Dụng cụ

- Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam

- Lát cắt tổng hợp SGK.

2. Nội dung tiến hành

2.1. Hoạt động 1: Xác định tuyến cắt A-B trên lược đồ

- Tuyến cắt chạy theo hướng nào? Qua những khu vực địa hình nào?

- Tính độ dài của tuyến cắt A – B theo tỉ lệ ngang của lát cắt?

Gợi ý làm bài

- Tuyến cắt A – B chạy theo hướng tây bắc – đông nam, qua các khu vực địa hình: núi cao Hoàng Liên Sơn, cao nguyên Mộc Châu, đồng bằng Thanh Hóa.

- Độ dài của tuyến cắt A – B theo tỉ lệ ngang của lát cắt: 360km (tỉ lệ ngang của lát cắt 1: 200000, nghĩa là 1 cm trên lát cắt bằng 20km trên thức địa. Khoảng các AB = 18 x 20 =360 km).

2.2. Hoạt động 2: Đọc lát cắt theo từng thành phần tự nhiên

Dựa vào kí hiệu và bản chú giải của từng phần tự nhiên, cho biết trên lát cắt từ A –A và từ đới lên trên

- Có những loại đá, loại đất nào? Chúng phân bố ở đâu?

- Có mấy kiểu rừng? Chúng phát triển trong điều kiện thiên nhiên như thế nào?

Gợi ý làm bài

- Có 4 loại đá chính: mác xa xâm nhập và mác ma phun trào, phân bố ở khu núi Hoàng Liên Sơn, trầm tích đá vôi phân bố ở khu cao nguyên Mộc Châu; trầm tích phù sa phân bố ở đồng bằng Thanh Hóa.

- Có 3 loại đất: đất mùn núi cao phân bố ở khu núi cao Hoàng Liên Sơn; đất feralit trên đá vôi phân bố ở khu cao nguyên Mộc Châu; đất phù sa trẻ phân bố ở khu đồng bằng Thanh Hóa.

- Có 3 kiểu rừng: rừng ôn đới phân bố ở núi cao Hoàng Liên Sơn do có khí hậu lạnh quang năm, mưa nhiều, rừng cận nhiệt đới phân bố ở khu vực địa hình cao nguyên Mộc Châu, ở đây khí hậu nhiệt vùng núi, lượng mưa và nhiệt độ thấp, đất feralit đá vôi, rừng nhiệt đới phân bố ở khu vực địa hình cao nguyên Mộc Châu, với nên nhiệt trung bình năm cao, có lượng mưa khá lớn, trên đất feralit nâu đỏ phong hóa từ đá vôi.

2.3. Hoạt động 3: Phân tích biểu đồ T0, lượng mưa

Căn cứ vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa đã vẽ trên lát cắt của ba trạm khí tượng Hoàng Liên Sơn, Mộc Châu, Thanh Hóa, trình bày sự khác biệt của khi hậu trong khu vực (tham khảo bảng 410.1)?

Gợi ý làm bài

- Hoàng Liên Sơn: có nhiệt độ trung bình năm thấp nhất 12,8oC, nhiệt độ cao nhất vào 3 tháng 6, 7, 8 (16,4oC), nhiệt đọ thấp nhất vào tháng 1 7,1oC, biên độ nhiệt năm là 9,3oC. Lượng mưa trung bình năm cao nhất đạt 3553 mm, mùa mưa kéo dài 7 tháng (từ tháng 4 đến tháng 10), mưa nhiều nhất là vào tháng 7 (680 mm).

- Mộc Châu: nhiệt đội trung bình năm tương đối thấp 18,5oC, nhiệt độ tháng cao nhất là tháng 7 (23,1oC), nhiệt độ tháng thấp nhất là tháng 1 (11,8oC), biên độ nhiệt năm là 11,3oC. Lượng mưa trung bình năm là 15690 mm (thấp nhất trong 3 trạm), mùa mưa tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9, 10. Tháng 8 có mưa cao nhất 331 mm.

- Thanh Hóa: có nhiệt đọ trung bình năm cao nhất 23,6oC, tháng 6, 7 có nhiệt đọi cao nhất là 28,9oC, tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất là 17,4oC, biên độ nhiệt năm là 11,5oC. Lượng mưa trung bình nâm là 1746 mm, mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, tháng 9 có lượng mưa cao nhất 396 mm.

3. Kết luận 

Sau khi học xong bài này các em cần biết:

- Phân tích lát cắt thấy được cấu trúc đứng, cấu trúc ngang của một lát cắt tự nhiên tổng hợp.

- Phân tích được mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phân tự nhiên: Địa chất, địa hình, khí hậu, thủy văn, thực vật…

- Hiểu được sự phân hóa lãnh thổ tự nhiên (đồi, núi, cao nguyên, đồng bằng,…) theo một tuyến cắt cụ thể dọc dãy Hoàng Liên Sơn từ Lào Cai - Thanh Hóa.

- Biết đọc lát cắt địa lí tự nhiên tổng hợp.

Ngày:04/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM