Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 1: Tính chất HH của oxit và Khái quát về sự PL oxit
Hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 9 Bài 1 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 6 SGK Hóa lớp 9
Có những oxit sau: CaO, Fe2O3, SO3. Oxit nào có thể tác dụng được với:
a) Nước.
b) Axit clohiđric.
c) Natri hiđroxit.
Viết các phương trình hóa học.
Phương pháp giải
Với bài tập oxit tác dụng với các chất, cần nắm các tính chất hóa học của oxit sau đây:
- Các oxit tác dụng được với nước là oxit axit và oxit bazơ.
- Tất cả các oxit bazơ đều tác dụng với axit.
- Các oxit axit tác dụng được với dung dịch NaOH.
Hướng dẫn giải
Câu a: Những oxit tác dụng với nước là CaO và SO3
CaO + H2O → Ca(OH)2
SO3 + H2O → H2SO4
Câu b: Những oxit tác dụng với axit clohiđric là CaO và Fe2O3:
CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O
Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O
Câu c: Những oxit tác dụng với natri hiđroxit là SO3
SO3 + NaOH → NaHSO4
SO3 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O
2. Giải bài 2 trang 6 SGK Hóa lớp 9
Có những chất sau: H2O, KOH, K2O, CO2. Hãy cho biết những cặp chất có thể tác dụng với nhau.
Phương pháp giải
Nhận thấy, các chất trên là nước, bazơ, oxit axit và oxit bazơ. Với dạng bài tập xác định cặp chất tác dụng với nhau cần nắm được tính chất hóa học của chúng:
- Các oxit axit và oxit bazơ tác dụng được với nước.
- Các oxit axit tác dụng được với oxit bazơ và dung dịch bazơ.
Hướng dẫn giải
Những cặp chất tác dụng được với nhau là: H2O và CO2; H2O và K2O; CO2 và K2O; CO2 và KOH.
H2O + CO2 → H2CO3
H2O + K2O → 2KOH
CO2 + K2O → K2CO3
CO2 + KOH → KHCO3
CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O
3. Giải bài 3 trang 6 SGK Hóa lớp 9
Từ những chất: Canxi oxit, lưu huỳnh đioxit, cacbon đioxit, lưu huỳnh trioxit, kẽm oxit, em hãy chọn chất thích hợp điền vào các sơ đồ phản ứng sau:
a) Axit sunfuric + ... → Kẽm sunfat + Nước
b) Natri hiđroxit + ... → Natri sunfat + Nước
c) Nước + ... → Axit sunfurơ
d) Nước + ... → Canxi hiđroxit
e) Canxi oxit + ... → Canxi cacbonat
Dùng các công thức hóa học để viết tất cả những phương trình hóa học của các sơ đồ phản ứng trên.
Phương pháp giải
Với dạng bài tập xác định chất còn thiếu và viết phương trình hóa học khi biết tên hóa học của chất, ta thực hiện các bước sau:
- Ghi nhớ tên gọi của các nguyên tố và công thức hóa học tương ứng của chúng.
- Dựa vào các chất có sẵn và tính chất hóa học của chúng để suy ra các chất còn thiếu.
- Cân bằng phương trình hóa học.
Hướng dẫn giải
Câu a: Axit sunfuric + ... → kẽm sunfat + nước
Chất thích hợp là ZnO
Phương trình hóa học:
H2SO4 + ZnO → ZnSO4 + H2O
Câu b: Natri hiđroxit + ... → natri sunfat + nước
Chất thích hợp là SO3
Phương trình hóa học:
2NaOH + SO3 → Na2SO4 + H2O
Câu c: Nước + ... → axit sunfurơ
Chất thích hợp là SO2
Phương trình hóa học:
H2O + SO2 → H2SO3
Câu d: Nước + ... → canxi hiđroxit
Chất thích hợp là CaO
Phương trình hóa học:
CaO + H2O→ Ca(OH)2
Câu e: Canxi oxit + ... → canxi cacbonat
Chất thích hợp là CO2
Phương trình hóa học:
CaO + CO2 → CaCO3
4. Giải bài 4 trang 6 SGK Hóa lớp 9
Cho những oxit sau: CO2, SO2, Na2O, CaO, CuO. Hãy chọn một trong những chất đã cho tác dụng được với
a) nước để tạo thành axit.
b) nước để tạo thành dung dịch bazơ.
c) dung dịch axit để tạo thành muối và nước.
d) dung dịch bazơ để tạo thành muối và nước.
Viết các phương trình hóa học trên.
Phương pháp giải
Nhận thấy những chất trên là oxit axit và oxit bazơ, để chọn được chất nào thỏa mãn yêu cầu đề bài ta cần ghi nhớ tính chất hóa học của oxit bazơ và oxit axit:
- Oxit bazơ tác dụng được với nước tạo bazơ.
- Oxit bazơ tác dụng với axit tạo muối và nước.
- Oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối.
- Oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
- Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
- Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối.
Hướng dẫn giải
Câu a: Những chất tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit là CO2 và SO2:
CO2 + H2O → H2CO3
SO2 + H2O → H2SO3
Câu b: Những chất tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ là Na2O và CaO:
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
Câu c: Những chất tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước là: Na2O, CaO, CuO:
Na2O + 2HCl → 2NaCl + H2O
CaO + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + H2O
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
Câu d: Những chất tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước là CO2 và SO2:
CO2 + Ca(OH)2 → H2O + CaCO3
SO2 + Ca(OH)2 → H2O + CaSO3
5. Giải bài 5 trang 6 SGK Hóa lớp 9
Có hỗn hợp khí CO2 và O2. Làm thế nào có thể thu được khí O2 từ hỗn hợp trên? Trình bày cách làm và viết phương trình hóa học.
Phương pháp giải
Để thu được khí O2 từ hỗn hợp trên cần dựa vào tính chất hóa học khác nhau của khí CO2 và O2 để loại bỏ CO2:
- Chọn những chất tác dụng được với CO2 (không tác dụng được với O2) tạo sản phẩm mới (kết tủa) để giữ lại khí CO2
- O2 không tác dụng sẽ thoát ra và thu được khí O2
Hướng dẫn giải
Dẫn hỗn hợp khí CO2 và O2 đi qua bình đựng dung dịch kiềm dư (Ca(OH)2, NaOH…) khí CO2 bị giữ lại trong bình, do có phản ứng sau:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓+ H2O
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
Như vậy ta sẽ thu được khí O2
6. Giải bài 6 trang 6 SGK Hóa lớp 9
Cho 1,6 g đồng (II) oxit tác dụng với 100g dung dịch axit sunfuric có nồng độ 20%.
a) Viết phương trình phản ứng hóa học.
b) Tính nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc.
Phương pháp giải
- Bước 1: Viết phương trình hóa học xảy ra, cân bằng phương trình
- Bước 2: Đổi số mol của từng chất theo công thức n = m / M. So sánh số mol CuO và H2SO4 để biết chất nào hết, chất nào dư
- Bước 3: Tính khối lượng các chất tạo thành theo số mol chất phản ứng hết
- Bước 4: Tính nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng theo công thức sau: mdd sau = mCuO + mdd H2SO4; \(C\% = \frac{{{m_{ct}}}}{{{m_{{\text{dd}}}}}}.100\% \)
Hướng dẫn giải
Câu a: Phương trình hóa học của phản ứng
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
Câu b: Nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau khi phản ứng kết thúc
nCuO = 1,6 / 80 = 0,02 mol
nH2SO4 = 20 / 98 = 0,2 mol
Ta có: 0,02 < 0,2 → CuO tham gia phản ứng hết, H2SO4 còn dư.
Khối lượng CuSO4 tạo thành:
nCuSO4 = nCuO = 0,02 mol ⇒ mCuSO4 = 0,02.160 = 3,2 (g).
Khối lượng H2SO4 dư sau phản ứng:
mH2SO4 = 20 – (98.0,02)= 18,04 (g).
Nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng:
Tham khảo thêm
- docx Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 2: Một số oxit quan trọng
- docx Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 3: Tính chất hóa học của axit
- docx Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 4: Một số axit quan trọng
- docx Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 5: Luyện tập TCHH của oxit và axit
- docx Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 7: Tính chất hóa học của bazơ
- docx Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 8: Một số bazơ quan trọng
- docx Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 9: Tính chất hóa học của muối
- docx Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 10: Một số muối quan trọng
- docx Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 11: Phân bón hóa học
- docx Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 12: Mối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ
- docx Giải bài tập SGK Hóa 9 Bài 13: Luyện tập chương 1 Các loại hợp chất vô cơ