Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 12: Công suất điện
Nhằm giúp các em củng cố các về công suất điện, đồng thời rèn luyện các kỹ năng làm bài về kiến thức này eLib xin giới thiệu nội dung Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 12. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Giải bài C1 trang 34 SGK Vật lý 9
Nhận xét mối quan hệ giữa số oat ghi trên mỗi đèn với độ sáng mạnh, yếu của chúng.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm rõ lý thuyết vật lý về công suất và quan sát thực tế độ sáng mạnh, yếu trên mỗi đèn có số oat khác nhau.
Hướng dẫn giải
Nếu cùng một hiêu điện thế, đèn có số oát lớn hơn thì sáng mạnh hơn, đèn có số oát nhỏ hơn thì sáng yếu hơn.
2. Giải bài C2 trang 34 SGK Vật lý 9
Hãy nhớ lại kiến thức ở lớp 8 và cho biết oat là đơn vị của đại lượng nào?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm rõ lý thuyết vật lý về đơn vị của công suất.
Hướng dẫn giải
Oát là đơn vị của công suất: \(1W=\frac{1j}{1s}\)
3. Giải bài C3 trang 34 SGK Vật lý 9
Một dụng cụ điện hoạt động càng mạnh thì công suất của nó càng lớn. Hãy cho biết:
- Một bóng đèn có thế lúc sáng mạnh, lúc sáng yếu thì trong trường hợp nào bóng đèn đó có công suất lớn hơn?
- Một bếp điện được điều chỉnh lúc nóng nhiều hơn, lúc nóng ít hơn thì trong trường hợp nào bếp có công suất nhỏ hơn?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần nắm rõ lý thuyết vật lý về công suất của dụng cụ điện.
Hướng dẫn giải
- Trong trường hợp bóng đèn sáng hơn thì có công suất lớn hơn.
- Trong trường hợp bếp điện nóng ít hơn thì có công suất nhỏ hơn.
4. Giải bài C4 trang 35 SGK Vật lý 9
Từ các số liệu trong bảng 2 (SGK), hãy tính UI đối với mỗi bóng đèn và so sánh tích này với công suất định mức của đèn đó khi bỏ qua sai số của các phép đo.
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần tính đoán đúng giá trị UI đối với mỗi bóng đèn.
Hướng dẫn giải
- Với bóng đèn 1, ta có: U1 = 6. 0,82 = 49,2 W.
- Với bóng đèn 2, ta có : U2 = 6. 0,51 = 3,06W.
Tích UI đối với mỗi bóng đèn có giá trị bằng công suất định mức ghi trên bóng đèn.
5. Giải bài C5 trang 36 SGK Vật lý 9
Xét trường hợp đoạn mạch có điện trở R, hãy chứng tỏ rằng công suất điện của đoạn mạch được tính theo công thức \(P = I_2R =\frac{U^{2}}{R}\).
Phương pháp giải
Để chứng tỏ rằng công suất điện của đoạn mạch được tính theo công thức \(P = I_2R =\frac{U^{2}}{R}\) ta áp dụng:
- Công thức tính công suất P = UI
- Thay hệ thức của định luật Ôm: U/R ⇒ U = I.R vào công thức tính công suất trên , sau đó sử dụng các thuật toán biến đổi công thức.
Hướng dẫn giải
Trường hợp đoạn mạch có điện trở R, ta có P = UI mà U = I.R
Suy ra P = IR.I = I2R.
Mặt khác, ta có \(P = UI\), mà \(I =\frac{U}{R}\) \(= U.\frac{U}{R} =\) \(\frac{{{U^2}}}{R}\).
Vậy, công suất điện của đoạn mạch được tính theo công thức \(P = I_2R =\frac{U^{2}}{R}\).
6. Giải bài C6 trang 36 SGK Vật lý 9
Trên một bóng đèn có ghi 220V – 75W
- Tính cường độ dòng điện qua bóng đèn và điện trở của nó khi đèn sáng bình thường.
- Có thể dùng cầu chì loại 0,5A cho bóng đèn này được hay không? Vì sao?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi trên ta cần áp dụng:
- Công suất: P = UI
- Hệ thức định luật Ôm: I = U/R
Hướng dẫn giải
Cường độ dòng điện qua bóng đèn là:
Ta có: \(P= UI\)
I = P/U = 75/220 = 0,341 A
Điên trở khi đèn sáng bình thường là: \(R=\frac{U}{I} = \frac{220}{0,341} = 645 \Omega\)
Có thể dùng cầu chì loại 0,5 A cho bóng đèn này vì nó đảm bảo cho đèn hoạt động bình thường và sẽ nóng chảy, tự động ngắt khi đoản mạch.
Vậy,
- Cường độ dòng điện qua bóng đèn là: \( I = 0,341A\)
- Điện trở khi đèn sáng bình thường là: \(R = 645 \Omega\)
- Có thể dùng cầu chì loại 0,5 A cho bóng đèn này vì nó đảm bảo cho đèn hoạt động bình thường và sẽ nóng chảy, tự động ngắt khi đoản mạch.
7. Giải bài C7 trang 36 SGK Vật lý 9
Khi mắc 1 bóng đèn vào U – 12V thì dòng điện chạy qua I= 0,4A. Tính công suất của bóng đèn và R?
Phương pháp giải
Để tính công suất của bóng đèn và R ta áp dụng:
- Công suất: P = UI
- Hệ thức định luật Ôm: I = U/R ⇒ R
Hướng dẫn giải
- Công suất của bóng đèn: \(P =UI=12.0,4=4,8W\)
- Điện trở của bóng đèn: \(R=\frac{U}{I}=\frac{12}{0,4}=30\Omega\)
8. Giải bài C8 trang 36 SGK Vật lý 9
Một bếp điện hoạt động bình thường khi được mắc với U = 220V và khi đó R = 48,4Ω. Tính công suất của bếp điện?
Phương pháp giải
Để Tính công suất của bếp điện ta áp dụng:
- Hệ thức của định luật Ôm: U/R
- Tính công suất: UI
Hướng dẫn giải
- Cường độ dòng điện qua bếp: \(I=\frac{U}{R}=\frac{220}{48,4}= 4,54A\).
- Công suất của bếp điện: \(P =UI=220.45,5=1000W=1kW\).
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn- Định luật Ôm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 5: Đoạn mạch song song
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 10: Biến trở- Điện trở dùng trong kĩ thuật
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 11: Bài tập vận dụng ĐL Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9Bài 13: Điện năng- Công của dòng điện
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài Bài 14: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 16: Định luật Jun- Lenxo
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 17: Bài tập vận dụng định luật Jun- Lenxơ
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
- doc Giải bài tập SGK Vật lý 9 Bài 20: Tổng kết chương I Điện Học