Soạn bài Bố cục văn bản Ngữ văn 8 tóm tắt

Nội dung dưới đây hướng dẫn các em soạn bài cụ thể các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 bài Bố cụ văn bản. Đồng thời, bài soạn định hướng cho các em tiếp thu bài học mới trước khi đến lớp. Cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Bố cục văn bản Ngữ văn 8 tóm tắt

1. Bố cục văn bản

1.1. Soạn câu 1 trang 24 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Văn bản trên có 3 phần:

  • Mở bài: từ đầu đến "danh lợi"
  • Thân bài: từ "học trò theo ông" đến "không cho vào thăm."
  • Kết bài: "Khi ông mất" đến hết

1.2. Soạn câu 2 trang 24 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

  • Phần MB: Giới thiệu nhân vật và nội dung câu chuyện sẽ kể.
  • Phần TB: kể diễn biến câu chuyện về ông Chu Văn An dạy học.
  • Phần KB: nêu hai câu nhận định, đánh giá về ông.

1.3. Soạn câu 3 trang 24 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

  • Mối quan hệ giữa các phần trong văn bản trên: Mở bài giới thiệu chủ đề văn bản, khái quát nội dung văn bản. Thân bài triển khai chủ đề, chứng minh, làm rõ chủ đề đã nêu ở mở bài. Kết bài khái quát chủ đề văn bản. Cả ba phần có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các phần được sắp xếp theo trình tự hợp lý để thể hiện chủ đề của văn bản.

1.4. Soạn câu 4 trang 24 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

  • Phần mở bài : giới thiệu nội dung, thu hút sự chú ý của người đọc.
  • Phần thân bài : phát triển và giải quyết một cách cụ thể vấn đề.
  • Phần kết bài : tóm tắt kết luận và đáp ứng sự chờ đợi của người đọc. 

2. Cách bố trí, sắp xếp nội dung phần thân bài của văn bản

2.1. Soạn câu 1 trang 25 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

  • Phần thân bài văn bản Tôi đi học kể về những sự kiện: Hồi ức về ngày đầu tiên đi hoc trên đường đến trường, khi đứng trên sân trường, khi vào lớp học.
  • Các sự kiện này được sắp xếp theo trình tự thời gian và không gian. 

2.2. Soạn câu 2 trang 25 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Văn bản Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng chủ yếu trình bày diễn biến tâm trạng của cậu bé Hồng:

  • Tình yêu thương mẹ và thái độ căm ghét tột cùng những cổ tục đã đày đọa mẹ của bé Hồng khi nghe bà cô xúc xiểm nói xấu mẹ.
  •  Niềm sung sướng hạnh phúc tột đỉnh của bé Hồng khi được ở trong lòng mẹ.

2.3. Soạn câu 3 trang 25 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Khi tả người, vật, con vật, phong cảnh,... có thể tả theo trình tự từ xa đến gần, từ ngoài vào trong, từ cao xuống thấp, ngoại hình đến nội tâm, từ khái quát đến cụ thể, chung đến riêng, hoặc ngược lại.

2.4. Soạn câu 4 trang 25 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Các sự việc trong phần thân bài của văn bản Người thầy đạo cao đức trọng có hai đoạn. Mỗi đoạn thể hiện một mặt của vấn đề, trước về đạo cao (thầy giáo giỏi), sau về đức trọng (không màng danh lợi).

2.5. Soạn câu 5 trang 25 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Tùy vào kiểu văn bản, chủ đề, ý đồ giao tiếp của người viết mà nội dung phần Thân bài được sắp xếp theo trình tự thời gian, không gian, theo sự phát triển của sự việc hay theo mạch suy luận.

3. Luyện tập

3.1. Soạn câu 1 trang 26 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

a: Miêu tả cảnh sân chim đông đúc, náo động. Bố cục ba phần, miêu tả từ khái quát đến cụ thể, từ xa đến gần

b: Trình bày ý theo thứ tự không gian. Ba Vì đến xung quanh Ba Vì.

c: Hai luận cứ được sắp xếp theo tầm quan trọng của chúng đối với luận điểm cần chứng minh. Sự việc được sắp xếp theo mạch suy luận.

3.2. Soạn câu 2 trang 27 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

  Trình bày về lòng thương mẹ của chú bé Hồng ở văn bản Trong lòng mẹ :

  • Suy nghĩ, thái độ của Hồng trước những lời xúc xiểm nói xấu mẹ của bà cô.
  • Sự sung sướng, hạnh phúc của bé Hồng khi gặp lại mẹ qua hành động, qua cảm xúc chân thật.

3.3. Soạn câu 3 trang 27 SGK Ngữ văn 8 tóm tắt

Cách sắp xếp chưa hợp lí. Cần phải giải thích nghĩa của câu tục ngữ trước (nghĩa đen và nghĩa bóng). Sau đó mới lấy ví dụ chứng minh ⇒ chuyển ý (b) lên trước ý (a). Trong phần ví dụ cần sắp xếp từ phạm vi nhỏ đến lớn (người chịu đi chịu học ⇒ các vị lãnh tụ ⇒ thời kì đổi mới).

Ngày:23/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM