Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 12 tóm tắt

Bài soạn tổng kết về từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 9 tập 1 giúp các em ôn lại những kiến thức đã học, từ đó vận dụng vào giải bài tập SGK Ngữ văn 9.eLib đã biên soạn nội dung bài bám sát câu hỏi SGK, một cách vắn tắt và dễ hiểu nhất. Mời các em tham khảo, chúc các em học tập tốt.

Soạn bài Tổng kết về từ vựng (tiếp theo) Ngữ văn 12 tóm tắt

1. Sự phát triển của từ vựng

1.1. Soạn câu 1 trang 135 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Cách phát triển từ vựng:

+ Phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc.

+ Phát triển số lượng từ ngữ:

Tạo thêm từ ngữ mới

Dùng từ mượn tiếng nước ngoài.

1.2. Soạn câu 2 trang 135 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Phát triển nghĩa của từ:

+ Giáo viên, giáo dục, giáo điều, giáo huấn,…

- Phát triển số lượng từ ngữ:

+ Tạo thêm từ mới: kinh tế mở, đường cao tốc,…

+ Vay mượn tiếng nước ngoài: ca nô, a - xít, cà phê,…

1.3. Soạn câu 3 trang 135 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Không thể có ngôn ngữ mà từ vựng chỉ phát triển theo cách phát triển từ ngữ:

- Mỗi từ chỉ có một nghĩa duy nhất.

- Nhu cầu giao tiếp của con người ngày càng tinh tế.

- Không có khối lượng từ ngữ đồ sộ nào đáp ứng hết.

2. Từ mượn 

2.1. Soạn câu 1 trang 135 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Từ mượn là những từ mượn ngôn ngữ nước ngoài.

2.2. Soạn câu 2 trang 135 SGK Ngữ văn 9 đầy đủ

Đáp án c. Tiếng Việt vay mượn nhiều từ ngữ của ngôn ngữ khác là để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người Việt.

2.3. Soạn câu 3 trang 136 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Những từ săm, lốp, (bếp) ga, xăng, phanh là những từ mượn được Việt hóa hoàn toàn.

- Những từ axit, ra - đi - ô, vi - ta - min,… chưa được Việt hóa hoàn toàn. Chúng vẫn mang tính phiên âm.

3. Từ Hán Việt

3.1. Soạn câu 1 trang 136 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Từ Hán Việt là những từ gốc Hán Việt nhưng được Việt hóa.

3.2. Soạn câu 2 trang 136 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Đáp án b. Từ Hán Việt là bộ phận quan trọng của lớp từ mượn gốc Hán.

4. Thuật ngữ và biệt ngữ xã hội

4.1. Soạn câu 1 trang 136 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Thuật ngữ là những từ biểu thị khái niệm khoa học - kĩ thuật, dùng trong văn bản khoa học - công nghệ.

- Biệt ngữ xã hội là những từ dùng trong một tầng lớp xã hội nhất định.

4.2. Soạn câu 2 trang 136 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Vai trò của thuật ngữ trong đời sống hiện nay rất quan trọng bởi vì bước vào thời đại khoa học - công nghệ ngày càng tăng.

4.3. Soạn câu 3 trang 136 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

- Biệt ngữ của học sinh: viêm màng túi, cúp học,…

- Biệt ngữ trong kinh doanh: trứng quả, vào cầu,…

5. Trau dồi vốn từ

5.1. Soạn câu 1 trang 136 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Các hình thức trau dồi vốn từ:

- Nắm bắt nghĩa của từ và cách dùng từ.

- Tìm hiểu thêm những từ ngữ mới.

5.2. Soạn câu 2 trang 136 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

Giải thích nghĩa của các từ:

  • Bách khoa toàn thư: từ điển bách khoa, ghi đầy đủ tri thức của các ngành.

  • Bảo hộ mậu dịch: chính sách bảo vệ sản xuất trong nước chống lại sự cạnh tranh của hàng hoá nước ngoài trên thị trường nước mình.

  • Dự thảo: (1) bản thảo đưa ra để thông qua (danh từ); (2) thảo ra để thông qua (động từ).

  • Đại sứ quán: cơ quan đại diện chính thức và toàn diện của một nhà nước ở nước ngoài, do một Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đứng đầu.

  • Hậu duệ: con cháu của người đã chết.

  • Khẩu khí: khí phách của con người toát ra từ lời nói.

  • Môi sinh: Môi trường sống của sinh vật.

5.3. Soạn câu 3 trang 136 SGK Ngữ văn 9 tóm tắt

a. Dùng sai từ béo bổ.

Sửa: thay béo bổ → béo bở.

b. Dùng sai từ đạm bạc.

Sửa: thay đạm bạc → tệ bạc.

c. Dùng sai từ tấp nập

Sửa: thay từ tấp nập → tới tấp.

Ngày:09/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM