Đề cương ôn tập môn Logic học
Nhằm giúp các bạn ôn thi dễ dàng, eLib.VN đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn Đề cương ôn tập môn Logic học dưới đây, hy vọng tài liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các bạn tham khảo!
1. Mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ:
Tư duy và ngôn ngữ là hai phạm trù thuộc 2 lĩnh vực khác nhau: tư duy là phạm trù thuộc về logic học còn ngôn ngữ là phạm trù thuộc ngôn ngữ học
Tư duy: Là sự phản ánh gián tiếp trừu tượng và khái quát những đặc tính bản chất của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan vào bộ não của con ngƣời trong quá trình hoạt động thực tiễn cải biến thế giới xung quanh.
Ngôn ngữ là hệ thông tín hiệu toàn diện để thể hiện các tư tưởng – đầu tiên dưới dạng tổ hợp các âm thanh, sau đó dưới dạng các ký hiệu. Ngôn ngữ được hình thành và phát triển trong xã hội loài người.
Hình thức biểu đạt của tư duy là ngôn ngữ. Tư duy là nội dung có vai trò quyết định đối với ngôn ngữ ( nội dung của tư duy như thế nào thì ngôn ngữ được thể hiện ra như thế ấy). Ngôn ngữ là hình thức, là cái vỏ vật chất của tư duy.
Ngôn ngữ có tác động trở lại đối với tư duy, không có ngôn ngữ thì không thể mang nội dung của suy nghĩ trong đầu óc con người ra để trao đổi giữa ngƣời này với ngƣời khác, nếu ngôn ngữ càng phong phú bao nhiêu thì thể hiện nội dung của tư duy càng đầy đủ, ngược lại ngôn ngữ càng nghèo nàn bao nhiêu thì thể hiện nội dung của tư duy càng không đầy đủ, thiếu chính xác, khô khan và kém sinh động bấy nhiêu.
2. Sự hình thành khái niệm:
Khái niệm là hình thức đầu tiên của tư duy trừu tượng. Để hình thành khái niệm, tư duy cần sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, trong đó so sánh bao giờ cũng gắn liền với các thao tác phân tích, tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa.
Bằng sự phân tích, ta tách được sự vật, hiện tượng thành những bộ phận khác nhau, với những thuộc tính khác nhau. Từ những tài liệu phân tích này mà tổng hợp lại, tư duy vạch rỗ đâu là những thuộc tính riêng lẻ (nói lên sự khác nhau giữa các sự vật) vào đâu là thuộc tính chung, giống nhau giữa các sự vật được tập hợp thành một lớp sự vật.
Trên cơ sở phân tích và tổng hợp, tư duy tiến đến trừu tượng hóa, khái quát hóa. Bằng trừu tượng hóa, tư duy bỏ qua những thuộc tính riêng lẻ, đó là những biểu hiện bên ngoài, những cái ngẫu nhiên, thoáng qua, không ổn định để đi vào bên trong nắm lấy những thuộc tính chung, bản chất, qui luật của sự vật.
Sau trừu tượng hóa là khái quát hóa, tư duy nắm lấy cái chung, tất yếu, cái bản chất của sự vật. Nội dung đó trong tư duy được biểu hiện cụ thể bằng ngôn ngữ, có nghĩa là phải đặt cho nó một tên gọi – đó chính là khái niệm. Như vậy, về hình thức, khái niệm là một tên gọi, một danh từ nhưng về nội dung, nó phản ánh bản chất của sự vật.
3. Hình thức ngôn ngữ biểu đạt của khái niệm:
Hình thức biểu đạt của khái niệm: là các “ Từ” hoặc “Cụm từ”. Mọi khái niệm đều đƣợc hình thành trên cơ sở các từ hoặc cụm từ, tuy nhiên không phải từ hoặc cụm từ nào cũng thể hiện khái niệm.
Mối quan hệ giữa khái niệm và từ: Khái niêm là một phạm trù logic học, còn từ là phạm trù ngôn ngữ học. Khái niệm là nội dung, có vai trò quyêt định đối với từ, ngược lại từ là phương tiện của ngôn ngữ để gắn kết tư tưởng, lưu trữ và truyền đạt cho những người khác, nói cách khác từ là vỏ vật chất của khái niệm.
- Từ đồng nghĩa: nhiều từ khác nhau, nhưng cùng một khái niệm
VD: Hổ/ cọp/ beo/ hùm…
Chết /nghẻo/ qua đời/ mất/ 2 năm mươi…
- Từ đồng âm khác nghĩa: Các từ giống nhau nhưng khác nhau về khái niệm
VD: Đồng: Đồng ruộng/đồng kim loại…
4. Các quy tắc định ngĩa khái niệm.
Muốn định nghĩa khái niệm một cách đúng đắn đòi hỏi phải tuân theo 4 quy tắc sau:
Quy tắc 1: Định nghĩa phải tương xứng (cân đối)
Nghĩa là ngoại diên của khái niệm được định nghĩa đúng bằng ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa:
Dfd = Dfn.
Ví dụ: Hình vuông là hình chữ nhật có hai cạnh liên tiếp bằng nhau.
Vi phạm các quy tắc này có thể mắc các lỗi:
- Định nghĩa quá rộng: khi ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa rộng hơn ngoại diên của khái niệm được định nghĩa (Dfd < Dfn).
Ví dụ: Hình bình hành là tứ giác có hai cạnh song song với nhau.
Đây là định nghĩa quá rộng vì tứ giác có hai cạnh song song với nhau không chỉ là hình bình hành mà còn là hình thang.
- Định nghĩa quá hẹp: khi ngoại diên của khái niệm dùng để định nghĩa hẹp hơn ngoại diên của khái niệm được định nghĩa (Dfd > Dfn).
Ví dụ: Giáo viên là ngƣời làm nghề dạy học ở bậc phổ thông.
Đây là định nghĩa quá hẹp vì giáo viên không chỉ là người dạy học ở phổ thông mà còn ở các bậc, các ngành khác nữa.
Quy tắc 2: Định nghĩa phải rõ ràng, chính xác (không được định nghĩa theo kiểu ví von, vòng quanh, luẩn quẩn)
Nghĩa là khái niệm dùng để định nghĩa phải là khái niệm đã biết, đã được định nghĩa từ trước.
Nếu dùng một khái niệm chưa được định nghĩa để định nghĩa một khái niệm khác thì không thể vạch ra được nội hàm của khái niệm cần định nghĩa, tức là không định nghĩa gì cả.
Vi phạm quy tắc này có thể mắc các lỗi:
- Định nghĩa vòng quanh: dùng khái niệm B để định nghĩa khái niệm A, rồi lại dùng khái niệm A định nghĩa khái niệm B
Ví dụ: Góc vuông là góc bằng 90o
Định nghĩa này đã không vạch ra nội hàm của khái niệm được định nghĩa.
- Định nghĩa luẩn quẩn: dùng chính khái niệm được định nghĩa để định nghĩa nó.
Ví dụ: Người điên là người mắc bệnh điên
Tội phạm là kẻ phạm tội
- Định nghĩa không rõ ràng, chính xác: Sử dụng các hình tượng nghệ thuật để định nghĩa.
Ví dụ: Người là hoa của đất.
Pháo binh là thần của chiến tranh.
Quy tắc 3: Định nghĩa phải ngắn gọn (không có từ nhiều nghĩa và không có từ thừa)
Yêu cầu của quy tắc này là định nghĩa không chứa những thuộc tính có thể suy ra từ những thuộc khác đã được chỉ ra trong định nghĩa.
Vi phạm quy tắc này sẽ mắc lỗi: Định nghĩa dài dòng
Ví dụ: Nước là một chất lỏng không màu, không mùi, không vị và trong suốt.
Đây là định nghĩa dài dòng vì thuộc tính trong suốt được suy ra từ thuộc tính không màu.
Do đó chỉ cần định nghĩa: Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị.
Quy tắc 4: Định nghĩa không thể là phủ định
Định nghĩa phủ định không chỉ ra được nội hàm của khái niệm được định nghĩa. Vì vậy, nó không giúp cho chúng ta hiểu được ý nghĩa của khái niệm đó.
Ví dụ: Tốt không phải là xấu
Chủ nghĩa xã hội không phải là Chủ nghĩa Tư bản.
5. Định nghĩa và đặc điểm của phán đoán. Mối quan hệ giữa phán đoán và câu
Định nghĩa: Phán đoán là hình thức logic cơ bản của tư duy phản ánh sự tồn tại hay không tồn tại của một thuộc tính hay một mối liên hệ nào đó của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Về thực chất phán đoán được hình thành trên cơ sở liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hay phủ định sự tồn tại của đối tượng, những thuộc tính hay mối liên hệ nào đó của đối tượng.
Các đặc điểm của phán đoán:
- Phán đoán có đối tượng phản ánh xác định
- Phán đoán có nội dung phản ánh xác định.
Căn cứ vào nội dung phản ánh, có thể chia phán đoán thành 2 nhóm:
Phán đoán đơn thuộc tính (Phán đoán nhất quyết đơn)
Phán đoán phức hợp
- Phán đoán có cấu trúc logic xác định
- Phán đoán luôn mang một giá trị logic xác định. Nội dung của phán đoán có thể đúng (chân thực) hay sai (giả dối) so với hiện thực khách quan
Mối quan hệ giữa phán đoán và câu
Phán đoán và “câu” có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động qua lại với nhau
Phán đoán là nội dung, đóng vai trò quyết định đối với câu (Nội dung của phán đoán như thế nào thì ý nghĩa thông tin thể hiện trong câu như thế ấy).
Nếu phán đoán phản ánh mối quan hệ giữa 2 khái niệm --> câu thể hiện là câu đơn.
Nếu phán đoán phản ánh mối quan hệ từ 3 khái niệm trở lên --> Câu thể hiện là câu phức
“ Câu” có tác động trở lại đối với phán đoán, câu là hình thức ngôn ngữ, là cái vỏ vật chất để thể hiện nội dung của phán đoán. Không có câu thì nội dung của phán đoán không được thể hiện ra bên ngoài. Tuy nhiên không phải mọi câu đều là hình thức thể hiện của phán đoán
Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Đề cương ôn tập môn Logic học!
Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học có đáp án dưới đây