Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học có đáp án

Với mong muốn giúp các bạn sinh viên đạt kết quả cao trong kì thi kết thúc học phần, eLib.VN xin chia sẻ đến các bạn Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học có đáp án dưới đây. Hy vọng tư liệu này sẽ cung cấp những kiến thức bổ ích cho các bạn trong quá trình ôn tập nâng cao kiến thức trước khi bước vào kì thi của mình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học có đáp án

Câu 1. Đối tượng của logic học là gì?

A. Nhận thức

B. Tính chân lý của tư tưởng

C. Tư duy

D. Kết cấu và quy luật của tư duy

Câu 2. Tư duy có những đặc tính nào?

A. Cụ thể, sinh động, trừu tượng, khái quát.

B. Gián tiếp, năng động - sáng tạo, sinh động và sâu sắc.

C. Trực tiếp, liên hệ với ngôn ngữ, trừu tượng, khái quát, sâu sắc.

D. Gián tiếp, năng động - sáng tạo, trừu tượng, khái quát, sâu sắc.

Câu 3. Hình thức tư duy, kết cấu logic của tư tưởng là gì?

A. Những cái tiên nghiệm.

B. Hai cái hoàn toàn khác nhau.

C. Một bộ phận của nội dung tư tưởng.

D. Những sơ đồ, công thức, ký hiệu do con người đặt ra để dễ dàng diễn đạt nội dung tư tưởng.

Câu 4. Quy luật tư duy (quy luật logic của tư tưởng) là gì?

A. Mối liên hệ bản chất, tất yếu, khách quan giữa các tư tưởng.

B. Cái chi phối các kết cấu của tư tưởng để đảm bảo cho tư tưởng phản ánh đúng đối tượng được tư tưởng.

C. Các yêu cầu đối với tư duy để tư duy phù hợp với hiện thực.

D. A, B, C đều đúng.

Câu 5. Logic học là gì?

A. Khoa học về tư duy.

B. Môn học nghiên cứu các hình thức và quy luật của tư duy.

C. Môn học nhằm làm trong sáng đầu óc.

D. Khoa học vạch ra sự phù hợp của tư tưởng với tư tưởng.

Câu 6. Bổ sung từ còn thiếu để có một câu đúng: “Vấn đề về tính chân lý của tư duy là vấn đề...”.

A. cơ bản của Logic học

B. nói về sự phù hợp của tư tưởng với thực tại

C. nói về sự phù hợp của tư tưởng với tư tưởng

D. cơ bản của mọi hoạt động nhận thức của con người

Câu 7. Khi khảo sát một tư tưởng, logic hình thức chủ yếu làm gì?

A. Chỉ để ý đến hình thức của tư tưởng.

B. Chỉ để ý đến nội dung của tư tưởng.

C. Vừa để ý đến nội dung, vừa để ý đến hình thức của tư tưởng.

D. Tuỳ từng trường hợp mà để ý đến nội dung, hình thức hay để ý đến cả hai.

Câu 8. Quy luật lý do đầy đủ phản ánh điều gì trong hiện thực?

A. Tính chứng minh được của tư tưởng.

B. Mối liên hệ phổ biến của sự vật, hiện tượng.

C. Mối liên hệ nhân quả chi phối giữa các đối tượng được tư tưởng.

D. Cơ sở dẫn tới sự đứng im tương đối, sự ổn định về chất của đối tượng được tư tưởng.

Câu 9. “Hai tư tưởng mâu thuẫn nhau không thể đồng thời cùng đúng, cùng sai” là phát biểu của quy luật nào?

A. QL Phi mâu thuẫn.

B. QL Loại trừ cái thứ ba.

C. QL Đồng nhất.

D. QL Lý do đầy đủ.

Câu 10. Quy luật loại trừ cái thứ ba còn được phát biểu như thế nào trong lịch sử Logic học?

A. Một sự vật là chính nó.

B. Một sự vật không thể vừa là nó vừa không phải là nó.

C. Một sự vật có thể thế này nhưng cũng có thể thế khác.

D. Một sự vật hoặc có hoặc không có, chứ không thể có trường hợp thứ ba

Câu 11. Quy luật đồng nhất là quy luật cơ bản của môn học nào?

A. Siêu hình học và khoa học lý thuyết.

B. Logic học biện chứng và logic học hình thức.

C. Logic học hình thức.

D. Nhận thức luận và siêu hình học.

Câu 12. Trong logic học, thuật ngữ “đồng nhất trừu tượng” được hiểu như thế nào?

A. Sự bất biến của sự vật trong hiện thực.

B. Sự giống nhau hoàn toàn của tư tưởng về đối tượng với đối tượng tư tưởng.

C. Đồng nhất các phẩm chất xác định của đối tượng tư tưởng được phản ánh trong tư duy với bản thân đối tượng tư tưởng trong hiện thực.

D. A, B, C đều đúng.

Câu 13. Cặp phán đoán “Người VN yêu nước” và “Người VN không yêu nước” bị chi phối trực tiếp bởi quy luật nào?

A. QL phi mâu thuẫn.

B. QL loại trừ cái thứ ba.

C. QL loại trừ cái thứ ba và QL lý do đầy đủ.

D. QL trừ cái thứ ba và QL phi mâu thuẫn

Câu 14. Quy luật loại trừ cái thứ ba và quy luật phi mâu thuẫn đảm bảo cho tư duy có được tính chất gì?

A. Tính xác định chính xác, rõ ràng rành mạch.

B. Tính có căn cứ, được luận chứng, xác minh, chứng minh.

C. Tính phi mâu thuẫn; tính có căn cứ, được luận chứng, xác minh, chứng minh.

D. Tính phi mâu thuẫn, liên tục, nhất quán.

Câu 15. Logic học gọi toàn thể các dấu hiệu bản chất của đối tượng tư tưởng là gì?

A. Ngoại diên khái niệm.

B. Nội hàm khái niệm.

C. Bản chất của khái niệm.

D. Khái niệm.

Câu 16. Logic học gọi toàn thể các phần tử có cùng dấu hiệu bản chất hợp thành đối tượng tư tưởng là gì?

A. Khái niệm.

B. Nội hàm khái niệm.

C. Bản chất của khái niệm.

D. A, B và C đều sai.

Câu 17. Khái niệm bao gồm những bộ phận nào?

A. Từ và ý.

B. Âm (ký hiệu) và nghĩa.

C. Nội hàm và ngoại diên.

D. Tất cả các yếu tố của A, B và C.

Câu 18. Khái niệm thực phản ánh điều gì?

A. Dấu hiệu bản chất của đối tượng tư tưởng (ĐTTT).

B. Dấu hiệu chung của một lớp ĐTTT.

C. Dấu hiệu bản chất của một lớp ĐTTT.

D. A, B, C đều đúng.

Câu 19. Cặp khái niệm nào có quan hệ mâu thuẫn nhau?

A. Đen - Trắng.

B. Đàn ông - Đàn bà.

C. Đỏ - Không đỏ.

D. A, B và C đều đúng.

Câu 20. Bổ sung để có một định nghĩa đúng: “Thu hẹp khái niệm (KN) là thao tác logic ...”.

A. Đi từ KN loại sang KN hạng.

B. Đi từ KN chung sang KN riêng.

C. Đi từ KN có nội hàm (NH) sâu, ngoại diên (ND) hẹp sang KN có NH cạn, ND rộng.

D. Đi từ KN có NH cạn ND rộng sang KN có NH sâu ND hẹp.

Câu 21. Thao tác logic làm rõ nội hàm của khái niệm (KN) được gọi là gì?

A. Mở rộng và thu hẹp KN.

B. Phân chia KN.

C. Định nghĩa KN.

D. Phân chia và định nghĩa KN.

Câu 22. Định nghĩa khái niệm đúng khi nào?

A. Cân đối, rõ ràng, liên tục, nhất quán.

B. Cân đối, chính xác, rõ ràng.

C. Không thừa, không thiếu, không luẩn quẩn, liên tục, nhất quán.

D. Không thừa, không thiếu, không luẩn quẩn, rõ ràng, nhất quán

Câu 23. Định nghĩa khái niệm cân đối khi nào?

A. Không luẩn quẩn, không mơ hồ, không phủ định.

B. Không rộng, không hẹp, không mơ hồ.

C. Không rộng, không hẹp.

D. A, B, C đều đúng.

Câu 24. Có thể định nghĩa "Con người là thước đo của vạn vật" được không?

A. Được, vì đề cao con người.

B. Không được, vì ý tưởng hay nhưng không chuẩn xác.

C. Không, vì không xác định rõ nội hàm khái niệm "con người".

D. Không, vì không thể coi con người là thước đo của vạn vật được.

Câu 25. Phân chia khái niệm (KN) là thao tác gì?

A. Liệt kê các KN lệ thuộc trong KN được lệ thuộc.

B. Vạch ra các KN cấp hạng trong KN cấp loại được phân chia.

C. Làm rõ ngoại diên KN được phân chia.

D. Làm rõ nội hàm KN được phân chia.

Câu 26. Phân chia khái niệm đúng khi nào?

A. Cân đối và nhất quán.

B. Cân đối, ngắn gọn, rõ ràng.

C. Không thừa, không thiếu, nhất quán, liên tục.

D. Cân đối, nhất quán, các thành phần phân chia loại trừ nhau và liên tục.

Câu 27. Phân chia khái niệm (KN) theo sự biến đổi dấu hiệu là gì?

A. Thao tác vạch ra ngoại diên của KN được phân chia.

B. Thao tác chia KN cấp loại ra thành các KN cấp hạng của nó.

C. Thao tác chia chỉnh thể ra thành các bộ phận của nó.

D. A, B và C đều đúng.

Câu 28. Hãy xác định chủ từ (S) và vị từ (P) của phán đoán: “Tôi biết rằng anh ta rất tốt”.

A. S = Tôi ; P = biết rằng anh ta rất tốt.

B. S = Tôi ; P = anh ta rất tốt.

C. S = Tôi biết rằng ; P = anh ta tốt.

D. S = Tôi ; P = anh ta.

Câu 29. “Hầu hết người Việt Nam đều là người yêu nước” và “Không có chuyện mọi người Việt Nam đều là người yêu nước” là hai phán đoán có quan hệ gì?

A. QH mâu thuẫn.

B. QH lệ thuộc.

C. QH tương phản trên.

D. QH tương phản dưới.

Câu 30. Hãy xác định tính chu diên của chủ từ (S) và vị từ (P) trong phán đoán “Tam giác là hình có 3 cạnh”.

A. S+ ; P+

B. S+ ; P

C. S- ; P+

D. S- ; P

Câu 31. Dựa theo hình vuông logic, sơ đồ nào thể hiện quan hệ lệ thuộc?

A. A → I ; ~I → A.

B. A → I ; I → ~A.

C. O → ~E ; E → O.

D. ~I → ~A ; E → O.

Câu 32. Dựa theo hình vuông logic, sơ đồ nào thể hiện quan hệ tương phản dưới?

A. O → I ; ~I → ~O.

B. I ↔ ~O ; O ↔ ~I.

C. I → O? ; ~I → O?.

D. ~I → O ; O → I?.

Câu 33. Dựa theo hình vuông logic, sơ đồ nào thể hiện quan hệ tương phản dưới?

A. O → I? ; ~I → O.

B. I ↔ ~O ; O ↔ ~I.

C. I → O? ; ~I → ~O.

D. ~I → O? ; O → I?.

Câu 34. Xét về cấu trúc của khái niệm, mệnh đề nào sau đây sai?

A. Đồng nhất về nội hàm thì cũng đồng nhất về ngoại diên.

B. Đồng nhất về ngoại diên thì cũng đồng nhất về nội hàm.

C. Một khái niệm có thể có nhiều nội hàm khác nhau.

D. Khái niệm bao gồm nội hàm và ngoại diên, còn từ bao gồm ký (tín) hiệu và nghĩa.

Câu 35. Nếu phán đoán P ↔ Q đúng thì mệnh đề nào sau đây cũng đúng?

A. P, Q là điều kiện cần và đủ của nhau.

B. P là điều kiện đủ của Q.

C. P là điều kiện cần của Q.

D. Q là điều kiện cần của P.

Câu 36. Tìm phán đoán nào tương đương logic với: ~a → b.

A. ~a ∨ b.

B. ~a ∧ b.

C. a ∧ b.

D. a ∨ b.

Câu 37. Loại suy luận hợp logic nào đảm bảo chắc chắn kết luận xác thực nếu có các tiền đề xác thực?

A. Suy luận diễn dịch.

B. Suy luận quy nạp.

C. Suy luận tương tự.

D. Cả A, B và C.

Câu 38. Từ phán đoán “Một số sinh viên học giỏi logic học”, bằng phép đổi chất kết luận được rút ra là gì?

A. Số sinh viên còn lại học không giỏi logic học.

B. Một số người học giỏi logic học là sinh viên.

C. Không phải mọi sinh viên đều không phải là người không học giỏi logic.

D. Không thực hiện phép đổi chất được.

Câu 39. Thao tác logic đi từ 1 tiền đề để rút ra 1 kết luận được gọi là gì?

A. Diễn dịch trực tiếp.

B. Suy luận gián tiếp.

C. Quy nạp khoa học.

D. A, B, C đều sai.

Câu 40. Thao tác logic đi từ 2 tiền đề có quan hệ logic với nhau để rút ra một phán đoán mới làm kết luận được gọi là gì?

A. Diễn dịch trực tiếp.

B. Quy nạp hoàn toàn.

C. Suy luận gián tiếp.

D. A, B, C đều sai.

Câu 41. Các yếu tố logic của suy luận là gì?

A. Đại tiền đề, tiểu tiền đề và kết luận.

B. Tiền từ, hậu từ và liên từ logic.

C. Chủ từ, vị từ, hệ từ và lượng từ.

D. Tiền đề, kết luận và cơ sở logic

Câu 42. Thao tác logic đi từ tiền đề là 1 phán đoán dạng A, E, I, O để rút ra kết luận cũng là 1 phán đoán dạng trên cùng chất, nhưng có vị từ và chủ từ đổi chỗ cho nhau được gọi là gì?

A. Diễn dịch trực tiếp.

B. Phép đổi chất.

C. Phép đổi chỗ.

D. Suy luận theo hình vuông logic.

Câu 43. Theo phép đổi chỗ, nếu tiền đề là O thì kết luận hợp logic là gì?

A. A hay I

B. I

C. E hay O

D. Cả A, B và C đều sai

Câu 44. Thao tác logic đi từ tiền đề là 1 phán đoán dạng A, E, I, O để rút ra kết luận cũng là 1 phán đoán dạng trên cùng lượng cùng chủ từ, nhưng khác chất và có vị từ là khái niệm mâu thuẫn với khái niệm đóng vai trò vị từ của tiền đề được gọi là gì?

A. Diễn dịch trực tiếp.

B. Phép đổi chất.

C. Phép đổi chỗ.

D. Suy luận theo hình vuông logic.

Câu 45. Nếu tiền đề là E, dựa theo phép đổi chất và đổi chỗ, kết luận hợp logic là gì?

A. A

B. I

C. E

D. A hay I

Câu 46. Dựa theo quan hệ gì của hình vuông logic ta có sơ đồ suy luận: A → ~E ; E → ~A?

A. Mâu thuẫn.

B. Tương phản trên.

C. Tương phản dưới.

D. Lệ thuộc.

Câu 47. Dựa theo quan hệ gì của hình vuông logic ta có sơ đồ suy luận: ~O → I ; ~I → O?

A. Mâu thuẫn.

B. Tương phản trên.

C. Tương phản dưới.

D. Lệ thuộc.

Câu 48. Từ tiền đề “Có loài côn trùng không có hại”, bằng phép đổi chỗ, kết luận hợp logic được rút ra là gì?

A. Một số loài không có hại là côn trùng.

B. Những loài côn trùng khác có hại.

C. Không phải tất cả các loài côn trùng đều có hại.

D. Không thực hiện được.

Câu 49. Phán đoán nào tương đương với phán đoán “Nếu ông ấy không tham ô thì ông ấy không bị cách chức và cũng không bị truy tố”?

A. Nếu ông ấy bị truy tố hay bị cách chức thì ông ấy đã tham ô.

B. Nếu ông ấy tham ô thì ông ấy bị cách chức và bị truy tố.

C. Nếu ông ấy tham ô thì ông ấy bị cách chức hay bị truy tố.

D. Vẫn có chuyện ông ấy tham ô mà không bị cách chức.

Câu 50. Điều kiện đủ để xây dựng được một suy luận diễn dịch trực tiếp hợp logic là gì?

A. Tiền đề và kết luận phải là 2 PĐ có chủ từ và vị từ giống nhau.

B. Tiền đề và kết luận phải là 2 PĐ có quan hệ đồng nhất nhau.

C. Tiền đề và kết luận phải là 2 PĐ có các thành phần giống nhau.

D. Kết luận phải là PĐ lệ thuộc vào PĐ tiền đề.

Câu 51. Kiểu suy luận nào đúng?

A. [a → ~b] ⇒ [~a ∧ ~b].

B. [~a → b] ⇒ [b → a].

C. [~a → b] ⇒ [~a → ~b].

D. [a → ~b] ⇒ ~{a ∧ b}

Câu 52. Kiểu suy luận nào đúng?

A. [a ∨ ~b] ⇒ [~b ∧ a].

B. [~a ∨ b] ⇒ ~[~b ∧ a].

C. [a ∨ b] ⇒ [~a ∧ ~b].

D. [a ∨ b] ⇒ [~a ∧ ~b].

Câu 53. Trong suy luận diễn dịch hợp logic, nếu khái niệm được chu diên ở tiền đề thì ở kết luận nó có chu diên không?

A. Chu diên.

B. Không chu diên.

C. Có thể chu diên nhưng cũng có thể không chu diên.

D. A, B, C đều sai.

Câu 54. Trong tam đoạn luận đơn, nếu cả 2 tiền đề là A hay E thì kết luận hợp logic là gì?

A. A hay I.

B. E hay O.

C. A hay E.

D. A, E, I hay O.

Câu 55. Trong tam đoạn luận đơn, những cặp tiền đề nào không vi phạm quy tắc chung?

A. AA, AE, AI, AO, EA, EO, IA, IE, OA.

B. AA, AE, AI, AO, EA, IA, IE, OA, II.

C. AA, AE, AI, AO, EA, EI, IA, IE, OA.

D. AA, EE, AE, AI, AO, EA, IA, IE,OA.

Câu 56. Quy tắc riêng của tam đoạn luận hình 2 là gì?

A. Đại tiền đề là A hay E; tiểu tiền đề là A hay I.

B. Đại tiền đề là A hay E; có tiền đề là O hay E.

C. Đại tiền đề là A hay E; có 1 tiền đề là A hay I.

D. Đại tiền đề là A hay E; tiểu tiền đề là E hay O.

Câu 57. Xác định các kiểu đúng của tam đoạn luận hình 1.

A. EAE, AEE, EIO, AOO.

B. AAI, AEE, IAI, EAO.

C. AAA, EAE, AII, EIO.

D. AAA, EAE, AEE, EIO.

Câu 58. “Ăn mặn thì khát nước; Khát nước thì uống nhiều nước; Uống nhiều nước thì đã khát; Vậy, ăn mặn thì đã khát”. Đây là suy luận gì? Có hợp logic không?

A. Suy luận bắc cầu, không hợp logic.

B. Suy luận đa đề, không hợp logic.

C. Tam đoạn luận phức, kiểu kéo theo thuần túy, dạng tĩnh lược, hợp logic.

D. Tam đoạn luận phức, kiểu kéo theo thuần túy, dạng tĩnh lược, không hợp logic.

Câu 59. “Một số loài thú sống dưới nước; Cá voi sống dưới nước; Vậy, cá voi là loài thú”. Tam đoạn luận đơn này đúng hay sai, vì sao?

A. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề.

B. Đúng, vì các tiền đề và kết luận đều đúng.

C. Sai, vì cả hai tiền đề đều là phán đoán bộ phận.

D. Sai, vì đại từ không chu diên trong tiền đề nhưng chu diên trong kết luận.

Câu 60. Kiểu AIO đúng hay sai, tại sao? Biết rằng, tam đoạn luận đơn này có trung từ là chủ từ trong đại tiền đề và là vị từ trong tiểu tiền đề?

A. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề.

B. Sai, vì đại từ không chu diên ở tiền đề nhưng lại chu diên ở kết luận.

C. Sai, vì cả 2 tiền đề đều là phán đoán khẳng định mà kết luận là phán đoán phủ định.

D. B và C đều đúng

Câu 61. “Đa số hạt cơ bản được tạo thành từ ba hạt quark; Proton là hạt cơ bản; Vậy, Proton được tạo thành từ ba hạt quark”. Tam đoạn luận đơn này đúng hay sai, tại sao?

A. Sai, vì trung từ không chu diên trong cả hai tiền đề.

B. Đúng, vì tuân thủ tất cả các quy tắc của tam đoạn luận đơn.

C. Sai, vì cả hai tiền đề đều là phán đoán bộ phận.

D. Sai, vì đại từ không chu diên trong tiền đề nhưng chu diên trong kết luận.

Câu 62. Suy luận: “Sinh viên kinh tế nào tốt nghiệp loại giỏi cũng dễ kiếm việc làm. Có một số sinh viên kinh tế không tốt nghiệp loại giỏi. Như vậy có một số sinh viên kinh tế không dễ tìm việc làm” có phải là tam đoạn luận đơn (nhất quyết) không, nếu phải thì nó đúng hay sai, tại sao?

A. Không phải là tam đoạn luận đơn (nhất quyết)

B. Sai, vì cả hai tiền đề đều là phán đoán bộ phận

C. Sai, vì đại tư không chu diên trong tiền đề, mà chu diên trong kết luận

D. Đúng, vì tuân thủ các quy tắc của tam đoạn luận đơn

Câu 63. Có bao nhiêu mệnh đề có quan hệ tương phản với 1 mệnh đề cho trước?

A. Một mệnh đề.

B. Hai mệnh đề.

C. Nhiều mệnh đề.

D. Vô số mệnh đề.

Câu 64. Sơ đồ suy luận nào sai?

A. [(a ∨ b) ∧ ~a] ⇒ b.

B. [(a ∨ b) ∧ ~a] ⇒ b.

C. [(a ∨ b) ∧ a] ⇒ ~b.

D. [(a ∨ b) ∧ ~b] ⇒ a.

Câu 65. Sơ đồ suy luận nào sai?

A. [(a → b) ∧ ~b] ⇒ ~a.

B. [(a → ~b) ∧ a] ⇒ ~b.

C. [(~a → b) ∧ ~b] ⇒ a.

D. [(~a → ~b) ∧ b] ⇒ ~a.

Câu 66. Cho suy luận: “Nếu Q uống quá nhiều rượu thì anh ấy say xỉn. Q không say xỉn. Vậy có nghĩa là anh ấy không uống, hoặc chỉ uống ít rượu”. Suy luận này đúng hay sai; viết sơ đồ suy luận?

A. Đúng; ((p → q) ∧ p) → q.

B. Đúng; ((p → q) ∧ ~p) → ~q.

C. Đúng; ((p → q) ∧ ~q) → ~p.

D. Sai; ((p → q) ∧ ~ q) → (r ∨ s).

Câu 67. Thế nào là suy luận quy nạp?

A. SL từ tiền đề chứa tri thức riêng rút ra kết luận chứa tri thức bao quát mọi tri thức riêng đó.

B. SL đem lại tri thức tổng quát và gần đúng.

C. SL dựa trên mối liên hệ nhân quả để rút ra kết luận.

D. SL đi từ những quy luật, khái niệm tổng quát rút ra hệ quả tất yếu của chúng

Câu 68. Kết luận của quy nạp hoàn toàn có tính chất gì?

A. Bao quát, phong phú.

B. Chắc chắn, bao quát, không mới lạ.

C. Chắc chắn, ngắn gọn, phong phú.

D. Không tin cậy, ngắn gọn, sâu sắc.

Câu 69. Quy nạp khoa học có đặc điểm gì?

A. Được sử dụng trong khoa học để nghiên cứu mọi mối liên hệ nhân quả.

B. Không cần khảo sát nhiều trường hợp mà kết luận được rút ra luôn đúng.

C. Dựa trên mối liên hệ nhân quả để rút ra kết luận có độ tin cậy cao.

D. Chỉ dùng trong khoa học thực nghiệm, từ các sự kiện quan sát rút ra mọi định luật chung.

Câu 70. Bổ sung để được một câu đúng: “Phương pháp (PP) tương đồng, PP khác biệt, PP đồng thay đổi và PP phần dư do ...”.

A. F.Bacon xây dựng dành cho khoa học thực nghiệm.

B. R.Descartes xây dựng dành cho khoa học lý thuyết.

C. S.Mill xây dựng dành cho khoa học thực nghiệm.

D. Descartes và Bacon xây dựng để phát triển khoa học thời cận đại nhằm thay thế PP
kinh viện giáo điều.

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học có đáp án!

Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Logic học có đáp án dưới đây

Trắc Nghiệm

Ngày:18/11/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM