Thuốc Nilotinib - Điều trị bệnh ung thư máu
Thuốc Nilotinib được chỉ định điều trị bệnh gì? Liều dùng thuốc này được chỉ định như thế nào? Những thông tin này được nhiều người quan tâm đến nhiều trước khi có ý định sử dụng thuốc điều trị bệnh. Dưới đây eLib.VN xin chia sẻ những thông tin liên quan, mọi người cùng tìm hiểu.
Mục lục nội dung
Tên gốc: nilotinib
Tên biệt dược: Tasigna®
Phân nhóm: liệu pháp nhắm trúng đích
1. Tác dụng
Tác dụng của thuốc nilotinib là gì?
Nilotinib là một chất ức chế kinase, được sử dụng để điều trị bệnh ung thư máu (bệnh bạch cầu tủy mãn tính – CML). Thuốc hoạt động bằng cách làm chậm hoặc ngăn chặn tế bào ung thư tăng trưởng.
2. Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc nilotinib cho người lớn như thế nào?
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh bạch cầu tủy mãn tính:
Đối với bệnh nhân mới được chẩn đoán dương tính với nhiễm sắc thể Philadelphia bệnh bạch cầu tủy mạn tính (CML+ Ph ) trong giai đoạn mạn tính: bạn dùng liều khởi đầu 300mg, uống 2 lần mỗi ngày, trong khoảng 12 giờ.
Đối với bệnh nhân trong giai đoạn mãn tính hoặc giai đoạn tăng tốc kháng Ph + CML hoặc không thể dung nạp liều lượng điều trị trước đó bao gồm imatinib: bạn dùng liều khởi đầu 400mg, uống hai lần mỗi ngày, trong khoảng 12 giờ.
Liều dùng thuốc nilotinib cho trẻ em như thế nào?
Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.
3. Cách dùng
Bạn nên dùng thuốc nilotinib như thế nào?
Bạn uống thuốc khi bụng đói, thường dùng hai lần mỗi ngày trong vòng 12 giờ hoặc dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn nuốt toàn bộ viên nang với nước. Bạn không tách, bẻ, nhai viên nang, không ăn bất cứ thức ăn nào trong ít nhất 2 giờ trước hoặc trong vòng 1 giờ sau khi uống thuốc. Dùng thuốc này chung với thực phẩm có thể làm tăng lượng thuốc trong cơ thể và tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ nghiêm trọng. Nếu không thể nuốt viên nang, bạn có thể mở viên nang và rắc phần thuốc bên trong vào 1 muỗng cà phê sốt táo. Bạn nuốt ngay hỗn hợp này (trong vòng 15 phút). Bạn chỉ sử dụng 1 muỗng cà phê sốt táo, không rắc bột thuốc vào các loại thực phẩm khác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.
Bạn nên uống nhiều nước khi điều trị bằng thuốc này. Nếu bạn đang dùng thuốc kháng axit, hãy dùng 2 giờ trước hoặc sau khi dùng nilotinib. Nếu bạn cũng đang dùng thuốc chẹn H2 (như cimetidin, famotidine), dùng các thuốc này 10 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi dùng nilotinib. Liều lượng dựa trên tình trạng sức khỏe và dung nạp thuốc.
Bạn nên tránh ăn bưởi hoặc uống nước ép bưởi khi đang điều trị bằng thuốc này, trừ khi có chỉ định khác của bác sĩ.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.
Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
4. Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc nilotinib?
Thuốc có thể gây dị ứng như phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc họng.
Bạn ngừng sử dụng thuốc nilotinib và báo cho bác sĩ ngay nếu mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng như:
Đau đầu kèm đau ngực và chóng mặt nặng, ngất, tim đập nhanh hay đập thình thịch; Sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ thể, các triệu chứng cúm, lở loét trong miệng và cổ họng; Da nhợt nhạt, yếu trong người, dễ bị bầm tím hoặc chảy máu; Có máu trong nước tiểu hoặc phân; Đau vùng phía trên bụng dữ dội, lan rộng đến lưng; Buồn nôn, chán ăn, nước tiểu sẫm màu, vàng da, vàng mắt; Đau lưng dưới, cảm thấy tê hoặc ngứa ran xung quanh miệng ; Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không thể tiểu; Yếu cơ, căng cơ; Nhịp tim nhanh hoặc chậm, mạch yếu, cảm thấy khó thở; Đau đầu đột ngột và nghiêm trọng, lú lẫn, các vấn đề thị lực, cảm thấy muốn ngất xỉu.
Tác dụng phụ khác có thể bao gồm:
Tiêu chảy, táo bón; Phát ban da nhẹ, rụng tóc tạm thời; Đau đầu , đau lưng, đau khớp hoặc bắp thịt; Cảm giác mệt mỏi; Triệu chứng cảm lạnh như nghẹt mũi, hắt hơi, ho, đau họng.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
5. Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi dùng thuốc nilotinib bạn nên lưu ý những gì?
Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này; Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc nilotinib; Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng); Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi; Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý sau như vấn đề về tim, viêm tụy (sưng tuyến tụy); Bạn cũng nên cho bác sĩ biết nếu bạn đã từng phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày (tổng cắt dạ dày) hoặc bất kỳ tình trạng cản trở việc tiêu hóa lactose hoặc các loại đường khác.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc nilotinib trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)
Vì thuốc này có thể hấp thụ qua da và phổi, phụ nữ có thai không nên dùng thuốc này hay hít bột thuốc trong viên nang.
6. Tương tác thuốc
Thuốc nilotinib có thể tương tác với thuốc nào?
Thuốc nilotinib có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Những thuốc có thể tương tác với thuốc nilotinib bao gồm:
Các thuốc kháng axit; Thuốc chẹn thụ thể H2 (cimetidin, famotidine); Thuốc ức chế bơm proton (omeprazole); Thuốc kháng nấm nhóm azole (itraconazole, ketoconazole); Thuốc trị HIV nhóm ức chế protease (ritonavir); Thuốc kháng sinh nhóm macrolid (clarithromycin); Kháng sinh nhóm rifamycin (rifabutin); Thuốc dùng để điều trị động kinh (carbamazepin, phenytoin).
Thuốc nilotinib có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Bạn cần thận trọng khi dùng thuốc này với bưởi hoặc nước ép bưởi.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc nilotinib?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
Các bệnh về máu hoặc tủy xương (thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu); Bệnh tim hoặc bệnh về mạch máu (suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim, bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh tắc động mạch ngoại biên, nhịp tim chậm, đột quỵ); Tăng kali trong máu (lượng kali trong máu cao); Giảm canxi trong máu (ít canxi trong máu); Hạ natri máu (lượng natri trong máu thấp); Giảm photphat trong máu (lượng phosphat thấp trong máu); Viêm tụy (viêm tuyến tụy); Vấn đề về nhịp tim (hội chứng QT dài); Hạ kali trong máu (lượng kali thấp trong máu); Hạ magie trong máu (lượng magie trong máu thấp); Không dung nạp lactose; Bệnh gan; Phẫu thuật cắt bỏ dạ dày (phẫu thuật có liên quan đến việc loại bỏ toàn bộ dạ dày).
7. Bảo quản thuốc
Bạn nên bảo quản thuốc nilotinib như thế nào?
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
8. Dạng bào chế
Thuốc nilotinib có những dạng và hàm lượng nào?
Nilotinib có dạng viên nang với hàm lượng 150mg và 200mg.
Trên đây là những thông tin cơ bản của thuốc Nilotinib. Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Mọi thông tin về cách sử dụng, liều dùng mọi người nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Tham khảo thêm
- doc Thuốc Nitrofurantoin - Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu
- doc Thuốc Nicol Fort® - Trị ho
- doc Thuốc Nicotine - Giúp cai thuốc lá
- doc Thuốc Nizoral® Shampoo - Điều trị lang ben, viêm da tiết bã
- doc Thuốc Nizoral® cream 2% - Điều trị nấm da
- doc Thuốc Nizatidine - Điều trị loét dạ dày, tá tràng
- doc Thuốc Nivalin® - Điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh
- doc Thuốc Nitroxoline - Chống nhiễm trùng đường tiết niệu
- doc Thuốc Nitroprussid Sodium® - Điều trị suy tim sung huyết và huyết áp cao
- doc Thuốc Nitromint® - Ngăn ngừa đau thắt ngực
- doc Thuốc Nitromint - Điều trị cơn đau thắt ngực cấp tính
- doc Thuốc Nitroglycerin® - Điều trị bệnh tim mạch
- doc Thuốc Nitrofural - Điều trị vết bỏng đã bị nhiễm trùng
- doc Thuốc Nitrazepam - Điều trị mất ngủ
- doc Thuốc Nitazoxanide - Điều trị tiêu chảy
- doc Thuốc Nissel® - Điều trị viêm gan
- doc Thuốc Nisoldipine - Điều trị bệnh tăng huyết áp
- doc Thuốc Ninh Tâm Vương - Dùng cho người bị rối loạn nhịp tim
- doc Thuốc Nimustine - Điều trị u thần kinh đệm ác tính
- doc Thuốc Nimotop® - Dùng trong trường hợp bị biến đổi chức năng não sau xuất huyết
- doc Thuốc Nimodipine - Điều trị bệnh chảy máu trong não
- doc Thuốc Nimesulide - Điều trị các chứng đau lưng, đau bụng kinh, đau sau phẫu thuật
- doc Thuốc Nifurtoinol - Điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
- doc Thuốc Nifuratel - Điều trị bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng âm đạo
- doc Thuốc Nifluril Gel Gingival® - Điều trị bong gân, viêm gân, đau cơ, đau nhức cơ thể
- doc Thuốc Nifedipine - Điều trị rối loạn tuần hoàn máu, bệnh tim mạch
- doc Thuốc Nicotinamide - Điều trị mụn trứng cá, rối loạn viêm da
- doc Thuốc Nicorandil - Điều trị cơn đau thắt ngực
- doc Thuốc Niclosamid - Điều trị bệnh giun sán
- doc Thuốc Niceritrol - Điều trị bệnh tăng lipid máu
- doc Thuốc Nicergoline - Giãn mạch máu, bổ thần kinh
- doc Thuốc Nicardipine - Điều trị bệnh cao huyết áp
- doc Thuốc Niaprazine - Điều trị chứng tự kỷ và chứng mất ngủ
- doc Thuốc Niacin + lovastatin - Điều trị rối loạn lipid máu
- doc Thuốc Nga Phụ Khang - Điều trị bệnh phụ khoa