Thuốc NCCEP - Điều trị bệnh ở đường hô hấp dưới
Thuốc NCCEP được dùng để điều trị các bệnh từ nhẹ đến trung bình ở đường hô hấp dưới, nhiễm khuẩn đường tiết niệu chưa biến chứng...Hãy cùng eLib.VN tìm hiểu rõ hơn về tác dụng, liều dùng, cách dùng và các lưu ý khác khi dùng thuốc qua bài viết dưới đây.
Mục lục nội dung
Tên hoạt chất: Cefpodoxim
Tên biệt dược: NCCEP
1. Tác dụng
Tác dụng của thuốc NCCEP là gì?
Thuốc NCCEP với hoạt chất chính là kháng sinh cefpodoxim được dùng dưới dạng uống để điều trị các bệnh từ nhẹ đến trung bình ở đường hô hấp dưới, kể cả viêm phổi cấp tính mắc phải ở cộng đồng, đợt kịch phát cấp tính của viêm phế quản mạn.
Ngoài ra, thuốc NCCEP còn điều trị các nhiễm khuẩn nhẹ và vừa ở đường hô hấp trên (ví dụ như đau họng, viêm amidan). Cefpodoxim không phải là dược chất được lựa chọn ưu tiên mà đúng hơn là thuốc thay thế cho các thuốc điều trị chủ yếu (như penicillin). Cefpodoxim cũng đóng vai trò trong điều trị bệnh viêm tai giữa cấp.
Thuốc còn được dùng điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu thể nhẹ và vừa, chưa có biến chứng (viêm bàng quang) do các chủng nhạy cảm như E.coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis hay Staphylococcus saprophyticus.
Liều duy nhất với 200mg cefpodoxim được dùng để điều trị bệnh lậu cấp, chưa biến chứng, ở nội mạc tử cung hoặc hậu môn, bệnh lậu ở niệu đạo ở phụ nữ và nam giới.
Cefpodoxim cũng dùng để điều trị nhiễm khuẩn thể nhẹ đến vừa, chưa biến chứng ở da và các tổ chức da do Staphylococcus aureus có tạo ra hay không tạo ra penicillase và các chủng nhạy cảm của Staphylococcus pyogenes.
2. Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc NCCEP cho người lớn như thế nào?
Người lớn và trẻ em trên 13 tuổi:
Điều trị đợt kịch phát cấp tính của viêm phế quản mạn hoặc viêm phổi cấp tính thể nhẹ đến vừa mắc phải của cộng đồng: liều thường dùng là 200mg/lần, cứ mỗi 12 giờ uống một lần, trong 10 hoặc 14 ngày tương ứng. Viêm họng và/hoặc viêm amidan thể nhẹ đến vừa hoặc nhiễm khuẩn đường tiết niệu thể nhẹ/vừa chưa biến chứng: uống 100mg mỗi 12 giờ, trong 5–10 ngày hoặc 7 ngày tương ứng. Đối với các nhiễm khuẩn da và các tổ chức da thể nhẹ và vừa chưa biến chứng: liều thường dùng là 400mg mỗi 12 giờ, trong 7–14 ngày. Điều trị bệnh lậu niệu đạo chưa biến chứng ở nam, nữ và các bệnh lậu hậu môn – trực tràng và nội mạc cổ tử cung ở phụ nữ: dùng 1 liều duy nhất 200mg cefpodoxim, tiếp theo điều trị bằng doxycyclin uống để đề phòng có cả nhiễm Chlamydia.
Người suy thận:
Cần giảm liều tùy theo mức độ suy thận. Người bệnh có độ thanh thải creatinin ít hơn 30ml/phút và không thẩm tách máu: uống liều thường dùng, cách nhau 24 giờ/lần. Người bệnh đang thẩm tách máu: uống liều thường dùng 3 lần/tuần.
Liều dùng thuốc NCCEP cho trẻ em như thế nào?
Trẻ em 5 tháng – 12 tuổi:
Điều trị viêm tai giữa cấp: dùng liều 5mg/kg (tối đa 200mg) trong mỗi 12 giờ hoặc 10mg/kg (tối đa 400mg) mỗi ngày, dùng trong 10 ngày. Điều trị viêm phế quản/viêm amidan thể nhẹ và vừa: liều thường dùng là 5mg/kg (tối đa 100mg) mỗi 12 giờ, trong 5–10 ngày.
Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn khác:
Trẻ dưới 15 ngày tuổi: không nên dùng thuốc này; Từ 15 ngày – 6 tháng tuổi: 8mg/kg/ngày, chia làm 2 lần; Từ 6 tháng – 2 tuổi: 40mg/lần, ngày 2 lần; Từ 3–8 tuổi: 80mg/lần, ngày 2 lần; Trên 9 tuổi: 100mg/lần, ngày 2 lần.
3. Cách dùng
Bạn nên dùng thuốc NCCEP như thế nào?
Bạn nên uống cả viên thuốc, không nhai, nghiền hay bẻ viên thuốc. Thuốc NCCEP chỉ được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ, bạn không được tự ý sử dụng và phải dùng đủ liều đã được kê đơn. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.
Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
4. Tác dụng phụ
Bạn có thể gặp phải tác dụng phụ nào khi dùng thuốc NCCEP?
Thường gặp:
Tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng Chung: đau đầu Phản ứng dị ứng: phát ban, nổi mề đay, ngứa
Ít gặp:
Phản ứng dị ứng: phản ứng như bệnh huyết thanh với phát ban, sốt và đau khớp, phản ứng phản vệ Da: ban đỏ đa dạng Gan: rối loạn enzyme gan, viêm gan và vàng da ứ mật tạm thời
Hiếm gặp:
Máu: tăng bạch cầu ưa eosin, rối loạn về máu Thận: viêm thận kẽ có hồi phục Thần kinh trung ương: tăng hoạt động, bị kích động, khó ngủ, lú lẫn, tăng trương lực và chóng mặt hoa mắt
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào khi sử dụng thuốc, hãy thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ.
5. Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi dùng thuốc NCCEP, bạn nên lưu ý những gì?
Trước khi điều trị bằng cefpodoxim, bạn cần được điều tra kỹ về tiền sử dị ứng với cephalosporin, penicillin hoặc các thuốc khác. Bạn cũng cần thận trọng khi sử dụng cho những người mẫn cảm với penicillin, thiểu năng thận và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
Lưu ý, không dùng thuốc NCCEP cho người bị dị ứng với cephalosporin và người bị rối loạn chuyển hóa porphyrin.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc NCCEP trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)
Chưa có tài liệu nào đề cập đến việc sử dụng cefpodoxim cho phụ nữ mang thai. Nếu muốn sử dụng, bạn cần hỏi ý kiến từ bác sĩ. Cefpodoxim có thể được tiết qua sữa mẹ với nồng độ thấp và thường gây ra 3 vấn đề với trẻ bú mẹ:
Rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột Tác dụng trực tiếp đến cơ thể trẻ Kết quả nuôi cấy vi khuẩn sẽ sai nếu phải làm kháng sinh đồ khi bị sốt
Vì vậy, bạn cần thận trọng khi muốn sử dụng thuốc NCCEP khi đang mang thai hoặc cho con bú.
6. Tương tác thuốc
Thuốc NCCEP có thể tương tác với những thuốc nào?
Thuốc NCCEP có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Quá trình hấp thu cefpodoxim giảm khi có chất chống axit, vì vậy bạn tránh dùng thuốc này cùng với các thuốc kháng axit.
Thuốc NCCEP có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc NCCEP?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
7. Bảo quản thuốc
Bạn nên bảo quản thuốc NCCEP như thế nào?
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ dưới 30ºC, tránh ánh sáng. Để thuốc tránh xa tầm tay trẻ em.
8. Dạng bào chế
Thuốc NCCEP có dạng và hàm lượng như thế nào?
Thuốc NCCEP được sản xuất dưới dạng viên nén dài bao phim. Mỗi viên có chứa 200mg cefpodoxim.
Trên đây là các thông tin về thuốc NCCEP. eLib không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Khi sử dụng thuốc cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng và có ý kiến của chuyên gia y tế.
Tham khảo thêm
- doc Thuốc Natri clorid - Chống kích ứng mắt, sát trùng nhẹ
- doc Thuốc Neuragen® - Điều trị chứng đau nhức, đau thắt lưng, đau ở bàn tay và bàn chân
- doc Thuốc Neupogen® - Điều trị bệnh giảm bạch cầu
- doc Thuốc Neulastim - Hạn chế quá trình giảm bạch cầu trung tính
- doc Thuốc Netupitant + Palonosetron - Ngăn ngừa buồn nôn do hóa trị để điều trị ung thư
- doc Thuốc Netromycin® - Điều trị nhiễm khuẩn
- doc Thuốc Netilmicin - Điều trị bệnh nhiễm trùng
- doc Thuốc Nesiritide - Giúp làm giãn mạch máu, hạ huyết áp
- doc Thuốc Nephrosteril® - Dùng để giúp căn bằng thành phần protein trong suy thận cấp
- doc Thuốc Nepafenac - Giảm đau mắt, kích ứng và đỏ mắt sau phẫu thuật đục thủy tinh thể
- doc Thuốc Neoxidil® - Thuốc kích thích mọc tóc
- doc Thuốc Neotica Balm® - Làm giảm đau nhức
- doc Thuốc Neostigmine - Điều trị các triệu chứng của bệnh nhược cơ
- doc Thuốc Neopeptine® - Điều trị tiêu chảy, khó tiêu, ợ nóng, tiêu hóa kém
- doc Thuốc Neomycin + Polymyxin B + Hydrocortisone - Điều trị nhiễm trùng ống tai
- doc Thuốc Neomycin + Polymyxin B + Gramicidin - Điều trị nhiễm trùng mắt
- doc Thuốc Neomycin - Sử dụng để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng
- doc Thuốc Neometin® - Điều trị một số loại nhiễm khuẩn âm đạo
- doc Thuốc Neoamiyu® - Dùng để bổ sung các axit amin
- doc Thuốc Neo-Tergynan® - Điều trị viêm âm đạo
- doc Thuốc Neo-pyrazon® - Điều trị bệnh xương khớp, các cơn đau cột sống
- doc Thuốc Neo-Penotran®a - Điều trị và nhiễm Candida âm đạo
- doc Thuốc Neo-Boldolaxine® - Điều trị chứng táo bón ở người lớn
- doc Thuốc Neo-Codion® - Điều trị triệu chứng ho khan
- doc Thuốc Nelfinavir - Giúp kiểm soát việc lây nhiễm HIV
- doc Thuốc Nelarabine - Điều trị một số bệnh ung thư
- doc Thuốc Nefopam - Giảm đau
- doc Thuốc Nefazodone - Điều trị chứng trầm cảm
- doc Thuốc Nedocromil - Ngăn ngừa các cơn hen suyễn
- doc Thuốc Nebivolol - Điều trị chứng cao huyết áp
- doc Thuốc Natri Cromolyn - Phòng ngừa những triệu chứng dị ứng liên quan đến mũi
- doc Thuốc Natri cromolyn - Điều trị bệnh tế bào mast
- doc Thuốc Natri cerivastatin - Giảm lượng cholesterol trong máu
- doc Thuốc Natri canxi edetat - Kiểm soát lượng photphat
- doc Thuốc Natri bicarbonate - Dùng để giảm tình trạng ợ nóng và khó tiêu
- doc Thuốc Natri axetat - Ngăn ngừa tình trạng sụt giảm natri trong máu
- doc Thuốc Nateglinide - Điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2
- doc Thuốc Natamycin - Điều trị chứng nhiễm trùng mắt do nấm
- doc Thuốc Natalizumab - Điều trị một loại bệnh đa xơ cứng
- doc Thuốc Nat B® - Bổ sung vitamin B
- doc Thuốc Nat – C 1000® - Điều trị tình trạng thiếu vitamin C, thiếu máu do thiếu sắt
- doc Thuốc Nasacort Allergy Spray 24HR® - Điều trị các triệu chứng dị ứng mũi
- doc Thuốc Narcan® Nasal Spray - Sử dụng để chẩn đoán quá liều thuốc mê
- doc Thuốc Naratriptan - Điều trị chứng đau nửa đầu
- doc Thuốc Naproxen - Giảm đau
- doc Thuốc Naphcon-A® - Làm dịu cơn đau ở mắt
- doc Thuốc Naphazoline + Pheniramine - Giảm chứng đỏ mắt, ngứa và chảy nước mắt
- doc Thuốc Naphazoline + Antazoline - Điều trị chứng dị ứng mắt
- doc Thuốc Naphazoline - Giảm tấy đỏ, sưng, ngứa/ chảy nước mắt do cảm lạnh, dị ứng
- doc Thuốc Naphacogyl® - Điều trị nhiễm trùng răng miệng
- doc Thuốc Nanfizy - Điều trị nấm ở âm hộ, âm đạo, nhiễm nấm Candida
- doc Thuốc Nandrolone - Kiểm soát chứng thiếu máu
- doc Thuốc Naltrexone - Hỗ trợ cai nghiện
- doc Thuốc Naloxone - Sử dụng để cấp cứu cho việc dùng ma túy quá liều
- doc Thuốc Naloxegol - Điều trị chứng táo bón
- doc Thuốc Nalorphine - Điều trị bệnh trầm cảm
- doc Thuốc Nalmefene - Điều trị việc dùng quá liều chất gây mê
- doc Thuốc Nalbuphine - Điều trị các cơn đau sau phẫu thuật
- doc Thuốc Naftifine - Điều trị một số bệnh nhiễm trùng nấm da
- doc Thuốc Naftidrofuryl - Giảm kết tập tiểu cầu; giãn mạch tăng cường máu lưu thông
- doc Thuốc Nafcillin - Điều trị nhiều các bệnh nhiễm khuẩn
- doc Thuốc Nafarelin - Điều trị tình trạng các mô trong tử cung phát triển sai vị trí ở phụ nữ
- doc Thuốc Nadroparin canxi - Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu
- doc Thuốc Nadolol + Bendroflumethiazide - Điều trị tăng huyết áp
- doc Thuốc Nadolol - Điều trị cao huyết áp và ngăn chặn đau thắt ngực
- doc Thuốc Nacurgo - Giúp tái tạo da, phòng ngừa sẹo và hạn chế thâm nám tại sẹo
- doc Thuốc Naclof® - Hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt
- doc Thuốc Nabumetone - Điều trị bệnh gút
- doc Thuốc Nabilone - Điều trị buồn nôn do điều trị bằng thuốc ung thư
- doc Thuốc Nabifar - Vệ sinh vùng kín phụ nữ, khử mùi hôi
- doc Nhóm thuốc bisphosphonate - Điều trị loãng xương, bệnh Paget
- doc Nhóm thuốc barbiturat - Nhóm thuốc an thần
- doc Thuốc Nhôm photphat - Điều trị viêm dạ dày cấp tính và mạn tính
- doc Thuốc Nhôm hydroxid - Điều trị các triệu chứng tăng axit dạ dày
- doc Thuốc Nextg Cal - Bổ sung canxi
- doc Thuốc Next Choice One Dose® - Tránh thai khẩn cấp
- doc Thuốc Nexium 40mg - Điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
- doc Thuốc Nexium 24HR® - Điều trị chứng ợ nóng thường xuyên
- doc Thuốc Nexafed® - Giảm tắc nghẽn xoang mũi tạm thời
- doc Thuốc New Diatabs® - Điều trị tiêu chảy
- doc Thuốc Nevramin® - Điều trị viêm dây thần kinh, thiếu máu
- doc Thuốc Nevirapine - Sử dụng chung với các thuốc điều trị bệnh HIV
- doc Thuốc Neurobion® 5000 - Điều trị rối loạn thần kinh ngoại vi
- doc Thuốc Neurobion® - Điều trị rối loạn thần kinh ngoại vi
- doc Thuốc Nautamine® - Điều trị say tàu xe
- doc Thuốc Naturenz - Điều trị các bệnh về gan
- doc Nature’s Bounty® Diabetes Support Packs - Bổ sung dinh dưỡng cho người đái tháo đường
- doc Thuốc Nature Made® Vitamelts Zinc - Tăng cường hệ miễn dịch
- doc Thuốc Nature made® diabetes health pack - Bổ sung vitamin cho bệnh nhân tiểu đường
- doc Thuốc Nattospes - Điều trị tai biến mạch máu não
- doc Thuốc NattoEnzym - Điều trị đông máu
- doc Thuốc Natri thiosulfat - Điều trị khẩn cấp tình trạng ngộ độc cyanide
- doc Thuốc Natri sulfacetamide - Điều trị nhiễm trùng mắt
- doc Thuốc Natri polystyrene sulfonate - Điều trị chứng tăng kali huyết
- doc Thuốc Natri picosulfate - Điều trị táo bón
- doc Thuốc Natri photphat - Làm dịu chứng táo bón
- doc Thuốc Natri phenylacetat + Natri benzoat - Điều trị tăng ammoniac máu
- doc Thuốc Natri nitroprusside - Điều trị chứng suy tim và chứng tăng huyết áp
- doc Thuốc Natri hyaluronate - Bảo vệ vùng da tổn thương
- doc Thuốc Natri florid - Sử dụng để ngăn ngừa sâu răng
- doc Thuốc Natri docusate - Điều trị táo bón
- doc Thuốc Natri Divalproex - Điều trị các rối loạn co giật, bệnh tâm thần