Vắc xin bại liệt - Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh bại liệt

Mời các bạn cùng tham khảo thông tin về công dụng, liều dùng, tác dụng phụ, cảnh báo, tương tác thuốc và đối tượng dùng Vắc xin bại liệt (dạng uống) mà eLib.VN đã tổng hợp dưới đây. Hi vọng đây sẽ là thông tin hữu ích dành cho mọi người.

Vắc xin bại liệt - Hỗ trợ ngăn ngừa bệnh bại liệt

Tên gốc: vắc xin bại liệt

Phân nhóm: vắc xin, kháng huyết thanh và thuốc miễn dịch

1. Tác dụng

Tác dụng của vắc xin bại liệt (dạng uống) là gì?

Vắc xin bại liệt (dạng uống) là một chất kích thích hoạt động được sử dụng để ngăn ngừa bệnh bại liệt. Thuốc hoạt động bằng cách tạo ra kháng thể giúp bạn chống lại virus gây bại liệt.

Thuốc chủng ngừa bại liệt được khuyến cáo cho tất cả trẻ em ít nhất 6 tuần tuổi. Thuốc cũng được khuyến cáo cho người lớn trong các tình huống sau:

Người chưa bao giờ được chủng ngừa bại liệt; Người đi du lịch đến các khu vực có bệnh bại liệt phổ biến; Người xử lý virus bại liệt trong phòng thí nghiệm; Người điều trị bệnh nhân bị bại liệt.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khi có chỉ định của bác sĩ.

2. Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng vắc xin bại liệt cho trẻ em như thế nào?

Vắc xin ở dạng uống. Liều mỗi lần được ghi trên nhãn là 0,1 – 0,5 ml. Ở Việt Nam, mỗi liều thường dùng 2 giọt (0.1 ml):

Lần thứ nhất uống lúc mới đẻ: Sabin 0; Lần thứ hai uống khi 2 tháng tuổi: Sabin 1; Lần thứ ba uống khi 3 tháng tuổi: Sabin 2; Lần thứ tư uống khi 4 tháng tuổi: Sabin 3.

Lịch cho uống có thể thay đổi nhưng khoảng cách giữa 2 lần ít nhất phải 30 ngày.

Miễn dịch bổ sung được tiến hành cho trẻ em dưới 5 tuổi: trẻ được cho uống 2 lần, mỗi lần 2 giọt, cách nhau khoảng 1 tháng, trong các chiến dịch tiêm chủng mở rộng quốc gia. Lịch cho uống có thể thay đổi nhưng khoảng cách giữa 2 lần ít nhất phải 30 ngày.

3. Cách dùng

Bạn nên dùng vắc xin bại liệt dạng uống như thế nào?

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

4. Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng vắc xin bại liệt dạng uống?

Những tác dụng phụ khi sử dụng thuốc gồm:

Khó thở hoặc khó nuốt; Phát ban; Ngứa, đặc biệt là bàn chân hoặc bàn tay; Sưng đỏ da, đặc biệt quanh tai; Sưng mắt, mặt hoặc bên trong mũi; Mệt mỏi bất thường (đột ngột và nghiêm trọng); Sốt trên 39°C; Cáu gắt; Ăn mất ngon; Mệt mỏi.

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

5. Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng vắc xin bại liệt dạng uống, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin bại liệt dạng uống; Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng).

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng vắc xin bại liệt dạng uống trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

6. Tương tác thuốc

Vắc xin bại liệt dạng uống có thể tương tác với những thuốc nào?

Vắc xin bại liệt dạng uống có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Vắc xin bại liệt dạng uống có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến vắc xin bại liệt dạng uống?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu trẻ có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào đặc biệt là các bệnh sau:

Bệnh tiêu chảy; Nhiễm virus; Nôn mửa; Sốt; Bệnh tật (vừa phải hoặc nặng); Lịch sử gia đình về tình trạng suy giảm miễn dịch.

7. Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản vắc xin bại liệt dạng uống như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

8. Dạng bào chế

Vắc xin bại liệt dạng uống có những dạng và hàm lượng nào?

Vắc xin bại liệt uống có dạng dung dịch uống.

Trên đây là những thông tin cơ bản của Vắc xin bại liệt (dạng uống). Mọi thông tin về cách sử dụng, liều dùng mọi người nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. eLib không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Ngày:28/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM