Bác ơi (Đọc thêm) Ngữ văn 12

Nội dung bài học Bác ơi Ngữ văn 12 tập 1 giúp các em nắm được nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời rèn luyện kĩ năng phân tích tác phẩm. eLib đã biên soạn bài học này một cách chi tiết và đầy đủ nhất để các em tham khảo. Chúc các em học tốt!

Bác ơi (Đọc thêm) Ngữ văn 12

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành (1920-2002). Quê ở làng Phù Lai nay thuộc xã Quãng Thọ, huyện Quãng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Ngày 2 - 9 - 1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang trong thời kì gay go, ác liệt. Cả dân tộc và nhân dân thế giới đã biểu lộ niềm đau xót, tiếc thương vô hạn trước sự qua đời của Bác - người anh hùng giải phóng dân tộc, vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam.

- Những tác phẩm của Tố Hữu không chỉ là cảm nghĩ của cá nhân nhà thơ mà còn là tấm lòng của mọi người Việt Nam hướng về vĩ lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

- Một nhà hoạt động chính trị lỗi lạc, một cây bút thiên tài:

+ Tố Hữu là nhà thơ viết về Bác nhiều nhất, có nhiều tác phẩm hay, sâu sắc và cảm động về Bác Hồ.

+ Đó là tấm lòng của mọi người Việt Nam hướng về vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

1.2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh ra đời

- Ngày 2/9/1969, chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ ở nước ta trong thời kì gay go, ác liệt. Cả nước vô cùng thương tiếc vị cha già của dân tộc đã ra đi vĩnh viễn. Trong không khí đau buồn đó Tố Hữu đã không kiềm được dong cảm xúc của mình đã cho rra đời tác phẩm “Bác ơi” để thể hiện nỗi niềm của nhà thơ cũng như cả dân tộc đối với Bác.

b. Bố cục: Chia làm 4 đoạn

- Đoạn 1: Bốn khổ đầu (Cảm xúc và tâm trạng của nhà thơ khi Bác qua đời)

- Đoạn 2: Sáu khổ tiếp (Hình tượng Bác trong cảm xúc và suy nghĩ của nhà thơ).

- Đoạn 3: Ba khổ cuối ( Sự quyết tâm của nhân dân đi theo con đường cách mạng mà Bác đã chọn).

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Bốn khổ đầu

Nỗi đau xót lớn lao trước sự kiện Bác qua đời:

- Bác ra đi để lại bao luyến tiếc, sự bàng hoàng rằng Bác đã đi rôi.

- Dường như cảnh vật cũng buồn trước sự ra đi của Bác:

+ Hoang vắng, lạnh lẽo, ngơ ngác (phòng im lặng, chuông không reo, rèm không cuốn, đèn không sáng...)

+ Thừa thải, cô đơn, không còn bóng dáng Người.

- Không gian thiên nhiên và con người như có sự đồng điệu ″Đời tuôn nước mắt/ trời tuôn mưa″ → Cùng khóc thương trước sự ra đi của Bác

⇒ Nỗi đau xót lớn lao bao trùm cả thiên nhiên đất trời và lòng người.

2.2. Sáu khổ tiếp

Hình tượng Bác Hồ:

- Sáu khổ giữa của bài thơ đã tập trung thể hiện hình tượng Bác Hồ vừa cao đẹp, vĩ đại vừa gần gụi, thân thương:

"Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi

... mọi kiếp người."

- Tấm lòng cao cả, bao la của Bác đã được Tố Hữu xúc động ngợi ca:

"Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau

Cho hôm nay và cho mai sau…"

- Tình thương, nỗi lo, tấm lòng yêu thương của Bác không chỉ rộng dài theo không gian “năm châu” mà còn trải suốt chiều dài của thời gian “Cho hôm nay và cho mai sau”. 

- Tố Hữu đã dành trọn sự kính yêu, trân trọng khi so sánh Bác với “trời đất của ta”. Tác giả ca ngợi tình yêu rộng lởn mà cụ thể, vĩ đại mà bình dị của Bác. 

- Tố Hữu viết về ân nghĩa nặng sâu giữa Bác và miền Nam thân thương bằng những câu thơ trằn đầy tình nghĩa. Đó là ân nghĩa giữa cha và con, là nỗi nhớ mong của một tình cảm vừa máu thịt, thiêng liêng vừa gần gũi, thân thiết. 

- Giàu tình yêu thương đối với mọi người.

- Giàu đức hy sinh.

- Lẽ sống giản dị, tự nhiên, khiêm tốn.

⇒ Hình tượng Bác Hồ cao cả, vĩ đại mà giản dị, gần gũi

2.3. Ba khổ cuối

- Bác Hồ mất (2 – 9 – 1969), nhân dân cả nước xúc động, đau đớn, tiếc thương Người. Bác mất, trời đổ mưa suốt một tuần lễ. Hàng triệu người đi viếng Bác trong mưa lạnh, không còn phân biệt được nước mưa hay nước mắt.

- Cả nước đang trong những năm tháng chống đế quốc Mĩ gay go và ác liệt nhất, Bác mất đi là một tổn thất lớn cho công cuộc đấu tranh của nước nhà. Cả cuộc đời Bác đấu tranh cho độc lập, tự do của đất nước nhưng Bác mất đi trong khi chưa được tận mắt thấy Nam Bắc sum họp một nhà. Bác mất đi khi nhân dân cả nước còn lam lũ, chưa một ngày được thảnh thơi, no ấm. Với nhân dân miền Nam, sự ra đi của Bác còn là một nỗi đau lớn bởi “Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhà – Miền Nam mong Bác nỗi mong cha”. Bác ra đi khi chưa thực hiện được ước mơ vào thăm miền Nam ruột thịt.

- Ba khổ thơ cuối của bài thơ nêu rõ cảm nghĩ của mọi người Việt Nam trước sự ra đi của Bác. Nén chặt nỗi đau:

"Bác đã lên đường, theo tổ tiên

Mác – Lê-nin, thế giới Người Hiền"

- Bác ra đi nhưng là để nhập vào hàng ngũ của những người bất tử, nhũng vị anh hùng dân tộc, những con người sống mãi cùng nhân loại. Bác mất đi nhưng con đường cách mạng mà Người đã vạch ra cho cả dân tộc, ngọn lửa quyết tâm đấu tranh vì độc lập, tự do mà Bác truyền cho con cháu vẫn còn mãi. Ghi nhớ công ơn của Bác đối với dân tộc, noi gương hình ảnh giản dị, mẫu mực của Bác, nhà thơ khái quát thành một chân lí và quyết tâm:

"Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn

...ngọn dải Trường Sơn."

- Bác ra đi để lại sự thương nhớ vô bờ

- Lý tưởng, con đường cách mạng của Bác sẽ còn mãi soi đường cho con cháu.

- Yêu Bác → quyết tâm vươn lên hoàn thành sự nghiệp cách mạng.

⇒ Lời tâm nguyện của cả dân tộc Việt Nam.

3. Tổng kết

- Bài thơ là tình cảm ngợi ca Bác, đau xót, tiếc thương khi Bác qua đời. Đó cũng là tấm lòng kính yêu Bác Hồ của Tố Hữu, cũng là của cả dân tộc Việt Nam

- Bài thơ tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết của thơ Tố Hữu.

4. Luyện tập

Câu 1. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ Bác ơi của Tố Hữu?

Gợi ý làm bài:

- Ngày 2/9/1969, chủ tịch Hồ Chí Minh từ trần, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ ở nước ta trong thời kì gay go, ác liệt. Cả nước vô cùng thương tiếc vị cha già của dân tộc đã ra đi vĩnh viễn. Trong không khí đau buồn đó Tố Hữu đã không kiềm được dong cảm xúc của mình đã cho rra đời tác phẩm “Bác ơi” để thể hiện nỗi niềm của nhà thơ cũng như cả dân tộc đối với Bác.

Câu 2. Viết đoạn văn cảm nhận ba khổ cuối của bài thơ Bác ơi của Tố hữu.

Gợi ý làm bài:

- Đọc lại ba khổ cuối bài thơ Tự do.

- Nêu nội dung chính của ba khổ thơ cuối.

- Nêu những đặc sắc nghệ thuật trong ba khổ cuối đó.

5. Kết luận

Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Cảm nhận được tình cảm của nhà thơ Tố Hữu, của nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

- Biết phân tích một bài thơ.

- Hiểu hơn về con người Hồ Chí Minh với đầy đủ những phẩm chất cao đẹp.

Ngày:04/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM