Quá trình văn học và phong cách văn học Ngữ văn 12

Bài học Quá trình văn học và phong cách văn học Ngữ văn 12 tập 1 giúp các em nắm được khái niệm quá trình văn học, bước đầu có ý niệm về các trào lưu văn học tiêu biểu. Đồng thời hiểu được khái niệm phong cách văn học, biết nhận diện những biểu hiện của phong cách văn học. eLib đã biên soạn bài học này một cách đầy đủ chi tiết nhất bám sát nội dung chương trình SGK Ngữ văn 12. Mời các em tham khảo. Chúc các em học tốt!

Quá trình văn học và phong cách văn học Ngữ văn 12

1. Quá trình văn học

1.1. Khái niệm quá trình văn học

- Quá trình văn học là sự hình thành, tồn tại, thay đổi, biến chuyển của toàn bộ đời sống văn học. (Khái niệm quá trình văn học chỉ sự vận động của văn học trong tổng thể ở quá khứ, hiện tại và dự báo đến tương lai).

- Quy luật chung của văn học:

+ Quy luật văn học gắn với đời sống.

+ Quy luật kế thừa và cách tân.

+ Quy luật bảo lưu và tiếp biến.

1.2. Trào lưu văn học

- Là phong trào sáng tác tập hợp những tác giả, tác phẩm gần gũi nhau về tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật, về nguyên tắc miêu tả hiện thực, tạo nên một dòng chảy rộng lớn, bề thế trong đời sống văn học của một dân tộc hoặc của một thời đại. (Một trào lưu văn học có nhiều khuynh hướng hoặc trường phái khác nhau).

- Các trào lưu văn học lớn:

+ Văn học phục hưng châu Âu thế kỉ XV – XVI.

+ Chủ nghĩa cổ điển Pháp thế kỉ XVII.

+ Chủ nghĩa lãng mạn ở Tây Âu hình thành sau Cách mạng tư sản Pháp 1789.

+ Chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỉ XIX.

+ Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa thế kỉ XX…

2. Phong cách văn học

2.1. Khái niệm phong cách văn học

- Phong cách văn học là những nét riêng biệt, độc đáo của một tác giả trong quá trình nhận thức và phản ánh cuộc sống, những nét độc đáo ấy thể hiện trong tất cả các yếu tố nội dung và hình thức của từng tác phẩm cụ thể.

2.2. Những biểu hiện của phong cách văn học

- Giọng điệu riêng biệt, cách nhìn cách cảm có tính chất khám phá.

- Sự sáng tạo các yếu tố thuộc nội dung của tác phẩm.

- Hệ thống phương thức biểu hiện, các thủ pháp nghệ thuật mang dấu ấn riêng.

- Thống nhất trong sự đa dạng của sáng tác. Nét riêng được lặp lại và có tính chất bền vững nhất quán.

- Thống nhất từ cốt lõi nhưng triển khai phải đa dạng và luôn đổi mới.

- Có phẩm chất thẩm mĩ cao, giàu tính nghệ thuật.

3. Luyện tập

Câu 1. Em hãy cho biết những đặc trưng của chủ nghĩa lãng mạn?

Gợi ý làm bài:

- Chủ nghĩa lãng mạn là con đẻ của các cuộc cách mạng tư sản nổ ra vào khoảng cuối thế kỉ XVIII ở phương Tây.

- Trào lưu này ý thức đầy đủ về vai trò và cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ đối lập với sự “bắt chước tự nhiên” của chủ nghĩa cổ điển. Chủ nghĩa lãng mạn cho rằng người nghệ sĩ có quyền cải biến thế giới hiện thực bằng cách tạo cho mình một thế giới riêng đẹp hơn, chân thực hơn vì thế hiện thực hơn.

- Văn học lãng mạn là tiếng nói cá nhân tràn đầy cảm xúc, nó thích sự tưởng tượng phóng khoáng và bác bỏ tính quy phạm trong mĩ học và sự quy định có tính chất duy lí trong nghệ thuật.

- Xu hướng văn học này tìm cách thoát khỏi thực tại bán các sâu vào thế giới nội tâm, thế giới của mộng ước.

- Cảm hứng sáng tác của chủ nghĩa lãng mạn là ngợi ca. Nguyên tắc phản ánh thường hướng đến cái cao quý, kì vĩ với cái kết thường có hậu.

Câu 2. Phân biệt các khái niệm : quá trình văn học, lịch sử văn học, trào lưu văn học, trường phái văn học, khuynh hướng văn học, phương pháp sáng tác.

Gợi ý làm bài:

- Trào lưu văn học là phong trào sáng tác tập hợp những tác giả, tác phẩm gần gũi nhau về tư tưởng, cảm hứng nghệ thuật, về nguyên tắc miêu tả hiện thực, tạo nên một dòng chảy rộng lớn, bề thế trong đời sống văn học của một dân tộc hoặc của một thời đại. (Một trào lưu văn học có nhiều khuynh hướng hoặc trường phái khác nhau).

- Lịch sử văn học là sự vận động của chính bản thân văn học (tác giả, tác phẩm, trào lưu, khuynh hướng) qua các thời kì lịch sử. 

- Một trào lưu văn học có thể có nhiều khuynh hướng hoặc trường phái văn học, đó là tập hợp những tác giả có những nguyên tắc tư tưởng - nghệ thuật noi theo sáng tác của một nhà văn vĩ đại (trào lưu văn học hiện thực có trường phái Ban-dắc, trường phái L. Tôn-xtôi,...) hoặc theo một đề tài, một tính chất nào đó (trào lưu văn học lãng mạn Việt Nam trước Cách mạng có trường thơ loạn, trường thơ đồng quê, lại có khuynh hướng siêu thực, khuynh hướng thoát li,...).

- Phương pháp sáng tác chỉ giới hạn trong phạm vi sáng tác, đó là hệ thống những nguyên tắc đặc trưng về kiểu phản ánh, loại nhân vật trung tâm, phương pháp điển hình hoá, biện pháp nghệ thuật tương ứng. Trào lưu văn học lớn, có nòng cốt là một phương pháp sáng tác tiêu biểu, được gọi là một chủ nghĩa trong văn học.

- Còn quá trình văn học là sự hình thành, tồn tại, thay đổi, biến chuyển của toàn bộ đời sống văn học (tác giả, tác phẩm, trào lưu, khuynh hướng, các tổ chức hội đoàn, các hoạt động nghiên cứu, phê bình, dịch thuật, xuất bản, phát hành, tiếp nhận văn học). Lịch sử văn học chỉ nghiên cứu quá khứ của vấn học, còn quá trình văn học chỉ sự vận động của văn học trong tổng thể ở quá khứ, hiện tại và cả dự báo về tương lai.

4. Tổng kết

Quá trình vă học là diễn tiến hình thành, tồn tại, thay đổi, phát triển của văn học qua các thời kì lịch sử. Hoạt động nổi bật của các quá trình văn học là các trào lưu văn học. Thành tựu chính của quá trình văn học kết tinh ở các phong cách văn học độc đáo.

5. Kết luận

Qua bài học các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Nắm được khái niệm quá trình văn học và bước đầu có ý niệm về trào lưu văn học.

- Hiểu được khái niệm phong cách văn học, bước đầu nhận diện những biểu hiện của phong cách văn học.

Ngày:04/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM