Ông già và biển cả Ngữ văn 12
eLib xin giới thiệu đến các em bài học Nội dung bài học Ông già và biển cả. Nội dung bài này đã được biên soạn một cách chi tiết và đầy đủ nhất. Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
1.1. Tác giả
- Ơ-nít Hê-minh-uê (1899-1961) là nhà văn Mỹ để lại dấu ấn sâu sắc trong văn xuôi hiện đại phương Tây, được tặng giải Noben 1954.
- Từng viết báo, làm phóng viên chiến trường trong chiến tranh thế giới.
- Đóng góp lớn trong việc đổi mới lối viết truyện, tiểu thuyết trong nền văn học thế giới.
- Là người đề xướng nguyên lí tảng băng trôi.
1.2. Tác phẩm
- Ông già và biển cả tiêu biểu cho nguyên lí sáng tác do nhà văn đề ra. Tác phẩm nghệ thuật như một “tảng băng trôi”.
- Cốt truỵên không li kì, mà đơn giản chỉ có một hành động chính bao trùm: hành động săn đuổi cá.
- Nhân vật: ít - cuộc sống con người xuất hiện trong kí ức ông lão - cách xây dựng nhân vật chu yếu là độc thoại nội tâm.
⇒ Tác phẩm mang không khí biểu tượng, tiếp cận gần với thơ và anh hùng ca.
2. Đọc - hiểu văn bản
2.1. Hình tượng con cá kiếm
- Đó là 1 con cá lớn:
+ Đuôi lớn hơn chiếc lưỡi hái lớn, màu hồng dựng lên trên mặt đại dương xanh thẫm.
+ Dài hơn thân hình lão 4 tấc, thân hình đồ sộ, bộ vay to sụ, nặng hơn nửa tấn.
- Hê-minh-uê muốn cá kiếm phải là đối thủ ngang tài của ông lão, xứng đáng là con cá mà ông lão đánh cá Xan-ti-a-gô đã chờ đợi. con cá càng mạnh mẽ, oai dũng, chiến thắng của ông lão càng vinh quang. Tầm vóc của con người cũng vì thế mà trở nên lớn lao hơn.
2.2. Ông lão Xan-ti-a-gô
- Cuộc chiến giữa ông lão và con cá kiếm là cuộc chiến của 2 đối thủ được xem là “Kì phùng địch thủ”. Từ đó, khẳng định vẻ đẹp của ông lão và cá kiếm.
- Qua đó tác giả muốn khẳng định:
+ Khẳng định và ngợi ca vẻ đẹp, sức mạnh của con người.
+ Tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng của con người trên hành trình chinh phục các thử thách.
- Bài học của sự thành công
+ Phải có trí tuệ, hiểu biết, tỉnh táo và nhẫn nại
+ Phải có niềm tin, ý chí và nghị lực vượt qua thử thách.
- Thái độ của ông lão với con cá kiếm:
+ Người đi săn và con mồi (người đi câu với con cá được câu)
+ Quan hệ giữa hai kì phùng địch thủ (cân tài ,cân sức..)
+ Quan hệ giữa hai người bạn, cảm thông chia sẻ
+ Quan hệ ứng xử giữa con người và môi trường
2.3. Mối liên hệ giữa ông lão và con cá kiếm
- Sự cảm nhận của ông lão về con cá bằng thị giác và xúc giác.
- Lời đối thoại của ông lão với con cá kiếm cho thấy không chỉ là sự cảm nhận mà cao hơn nữa là sự cảm thông:
+ Không chỉ bằng động tác mà bằng cả trái tim.
+ Không chỉ đơn thuần là người đi săn và con mồi.
⇒ Lời lẽ và ý nghĩ của ông lão đã biến con cá thành ″nhân vật″, càng cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của ông lão bằng việc hiểu rõ và chiêm ngưỡng đối thủ của mình.
2.4. Hình ảnh con cá kiếm và ý nghĩa biểu tượng
a. Ý nghĩa hình tượng con cá kiếm
- Trước khi ông lão chiếm được nó: mang vẻ đẹp kì vĩ, kiêu hùng
- Biểu tượng của ước mơ, lí tưởng mà mỗi con người theo duổi trong đời.
- Sau khi bị chế ngự: không còn vẻ đẹp lung linh kì vĩ mà trở thành hiện thực
=> Biểu tượng cho ước mơ trở thành hiện thực không còn khó nắm bắt hoặc xa vời. Có như vậy người ta mới luôn đeo đuổi những ước mơ.
b. Hành động của ông lão đánh cá Xan ti a gô: Chiến thắng con cá kiếm đã thực hiện được khát vọng lớn
- Đó là sự kiên trì, ngoan cường, quyết tâm của ông lão
- Sức mạnh của con người có được từ những khát vọng, trí tuệ và lòng cao thượng.
=> Đó là một biểu tượng về nghị lực của con người
3. Tổng kết
- Ngôn ngữ : Đặc sắc, hàm súc
- Có sự kết hợp giữa người dẫn chuyện và ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật : Độc thoại nội tâm và đối thoại hướng đến cá kiếm…
+ Lão nghĩ : (độc thoại nội tâm ) 24 lần.
+ Lão nói lớn : 18 lần ( kể cả lần lão hứa )
- Ngôn từ đối thoại (thực chất nó là lời độc thoại): ông lão phân thân như nói với chính mình, để tìm nguồn động viên, vượt qua thử thách, gian nan…
- Văn tả kết hợp với kể, tạo ra nhiều “khoảng trống” :
4. Luyện tập
Câu 1. Dựa vào các đối thoại giữa ông lão và con cá kiếm, hãy chỉ ra những quan hệ khác thường ở đây.
Gợi ý làm bài:
Qua các đối thoại giữa ông lão và con cá kiếm, cần chỉ ra:
- Đây không phải là quan hệ giữa người đi câu với con cá câu được.
- Vượt lên trên quan hệ đó, đây là quan hệ giữa hai kì phùng địch thủ (quan hệ ngang hàng, cân tài cân sức, cả hai đều nỗ lực hết mình).
- Khi ông lão chiến thắng con cá, xuất hiện cách nhìn nhận khác về mối quan hệ giữa ông lão và con cá.
- Quan hệ ứng xử giữa con người và môi trường : Con cá là một sức mạnh của thiên nhiên, một sinh vật của tự nhiên. Vậy cần ứng xử như thế nào khi phải chinh phục thiên nhiên, phải khai thác thế giới tự nhiên để phục vụ con người ?
Câu 2. Em hãy nêu những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn trích Ông già và biển cả.
Gợi ý làm bài:
Nghệ thuật sử dụng ngôn từ trực tiếp của nhân vật, cho thấy mối quan hệ khác thường giữa người đi săn và vật bị săn đuổi. Trước mắt ông lão, con cá giống như một con người, một đối thủ đáng nể, một người bạn tâm tình.
5. Kết luận
Qua bài học này các em cần lưu ý một số nội dung chính sau đây:
- Cảm nhận được vẻ đẹp không những của lão ngư phủ đơn độc và dũng cảm mà cả vẻ đẹp của nhân vật cá kiếm - kì phùng địch thủ của ông.
- Làm quen với nét độc đáo trong nghệ thuật văn xuôi của Hêminhuê: từ những chi tiết giản dị, chân thực của một cuộc săn bắt cá, gợi mở những tầng ý nghĩa rộng lớn, nhân vật mang ý nghĩa biểu tượng.
Tham khảo thêm
- doc Vợ chồng A Phủ Ngữ văn 12
- doc Viết bài làm văn số 5: Nghị luận văn học Ngữ văn 12
- doc Nhân vật giao tiếp Ngữ văn 12
- doc Vợ nhặt Ngữ văn 12
- doc Nghị luận về một tác phẩm một đoạn trích văn xuôi Ngữ văn 12
- doc Rừng xà nu Ngữ văn 12
- doc Đọc thêm: Bắt sấu rừng U Minh Hạ Ngữ văn 12
- doc Những đứa con trong gia đình Ngữ văn 12
- doc Viết bài làm văn số 6: Nghị luận văn học Ngữ văn 12
- doc Chiếc thuyền ngoài xa Ngữ văn 12
- doc Thực hành về hàm ý Ngữ văn 12
- doc Đọc thêm: Mùa lá rụng trong vườn Ngữ văn 12
- doc Đọc thêm: Một người Hà Nội Ngữ văn 12
- doc Thực hành về hàm ý (tiếp theo) Ngữ văn 12
- doc Văn bản: Thuốc Ngữ văn 12
- doc Rèn luyện kĩ năng mở bài, kết bài trong bài văn nghị luận Ngữ văn 12
- doc Số phận con người Ngữ văn 12
- doc Diễn đạt trong văn nghị luận Ngữ văn 12
- doc Hồn Trương Ba, da hàng thịt Ngữ văn 12
- doc Diễn đạt trong văn nghị luận (tiếp theo) Ngữ văn 12
- doc Nhìn về vốn văn hóa dân tộc Ngữ văn 12
- doc Phát biểu tự do Ngữ văn 12
- doc Phong cách ngôn ngữ hành chính Ngữ văn 12
- doc Văn bản tổng kết Ngữ văn 12
- doc Tổng kết phần tiếng Việt: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Ngữ văn 12
- doc Ôn tập phần Làm văn Ngữ văn 12
- doc Giá trị văn học và tiếp nhận văn học Ngữ văn 12
- doc Tổng kết phần Tiếng Việt: Lịch sử, đặc điểm loại hình và phong cách ngôn ngữ Ngữ văn 12
- doc Ôn tập phần Văn học Ngữ văn 12