Đàn ghita của Lor-ca Ngữ văn 12

Bài thơ Đàn ghita của Lor-ca là một trong những đỉnh cao về nghệ thuật của nhà thơ Thanh Thảo. Để hiểu rõ hơn về bài thơ Đàn ghita của Lor-ca các em hãy tham khảo bài học dưới đây nhé! eLib chúc các em học tập tốt!

Đàn ghita của Lor-ca Ngữ văn 12

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- Thanh Thảo (1946 - ?), quê ở Huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi.

- Tốt nghiệp khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Thanh Thảo công tác ở chiến trường miền Nam.

- Từ mấy thập niên trước, Thanh Thảo đã được công chúng chú ý qua những tập thơ và trường ca mang diện mạo đọc đáo về chiến tranh thời hậu chiến.

- Được công chúng đặc biệt chú ý bởi những bài thơ và trường ca mang diện mạo độc đáo viết về chiến tranh và thời hậu chiến.

- Thơ Thanh Thảo là sự lên tiếng của người trí thức nhiều suy tư, trăn trở về các vấn đề xã hội và thời đại. Tuy nhiên, ông muộn cuộc sống phải được cảm nhận và thể hiện ở bề sâu nên luôn khước từ lối biểu đạt dễ dãi.

- Nỗ lực cách tân thơ Việt qua hình thức thơ tự do.

1.2. Tác phẩm

- Rút trong tập ″Khối vuông Ru – bích″.

- Thể hiện tư duy thơ Thanh Thảo: giàu suy tư, nhuốm màu sắc tượng trưng, siêu thực.

- Bố cục: Gồm 4 phần:

+ Câu 1 – 6: Lor-ca – con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị, nghệ thuật Tây Ban Nha.

+ Câu 7 - 18: Lor-ca với cái chết oan khuất và nỗi xót xa về sự dang dở của khát vọng cách tân nghệ thuật.

+ Câu 19 - 22: Niềm xót thương Lor-ca.

+ Câu 23 - 31: Suy tư về cuộc giải thoát và cách giã từ của Lor-ca.

- Chủ đề:

+ Khắc hoạ cuộc đời nghệ sĩ Lor-ca với lý tưởng cách tân nghệ thuật và cái chết oan khuất.

+ Thể hiện niềm ngưỡng mộ và xót thương của tác giả đối với Lor-ca.

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Hình tượng nghệ sĩ Lor-ca

a. Lor-ca, một con người tự do, nghệ sĩ cách tân trong khung cảnh chính trị và nghệ thuật Tây Ban Nha

- Hình ảnh áo choàng đỏ:

+ Gợi bản sắc văn hoá Tây Ban Nha.

+ Hình ảnh Lor-ca như một đấu sĩ với khát vọng dân chủ trước nền chính trị Tây Ban Nha độc tài lúc bấy giờ.

- Tiếng đàn:

+ Ghi ta: nhạc cụ của người Tây Ban Nha.

- Hình ảnh tiếng đàn bọt nước: đẹp, mong manh mà sinh sôi bất tận như ″bọt nước″ lặn rồi lại nổi làm dịu bớt và phần nào dập tắt màu ″đỏ gắt″ như đang bùng bùng thiêu đốt cả Tây Ban Nha. Đồng thời mang sắc thắm dịu dàng của hoa ″li la″ (Tử đinh hương) đang nở ra bát ngát trên từng giai điệu >< bối cảnh chính trị Tây Ban Nha.

- Đi lang thang; vầng trăng chếnh choáng; yên ngựa mỏi mòn; hát nghêu ngao; li la...:

+ Phong cách nghệ sĩ dân gian tự do.

+ Sự cô đơn của Lor-ca trước thời cuộc chính trị, trước nghệ thuật Tây Ban Nha già cỗi.

b. Lor-ca và cái chết oan khuất

- Cảnh tượng khủng khiếp và cái chết của Lorca.

⇒ Phép chuyển đổi cảm giác: tiếng đàn mang tâm tư, thành thân phận, linh hồn, sinh thể của người tạo ra nó. Nó đau đớn vỡ ra thành màu sắc, đường nét, hình khối.

- Biện pháp nghệ thuật:

+ Đối lập: giữa hát nghêu ngao và áo choàng bê bết đỏ. Khát vọng và hiện thực phũ phàng.

+ Thủ pháp nhân hoá: Tiếng ghi ta... máu chảy.

+ Thủ pháp hoán dụ: Áo choàng, tiếng ghi ta Lor-ca.

+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

+ Gieo vần ″ây″ : khiến thơ như nhạc, nhạc như người. Tất cả như đang rướn mình lên kiên cường, không khuất phục

⇒ Khắc hoạ thật ấn tượng về cái chết đầy bi phẫn của người nghệ sĩ Lor-ca.

2.2. Nỗi xót thương và suy tư về cuộc giã từ của Lor-ca

- "Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn": ở đây tác giả dùng lời đề từ này nhằm thể hiện: sự ddamme khát vọng nghệ thuật, và đồng thời hãy biết quên nghệ thuật của người cũ để đi tìm cái mới, cái sáng tạo.

- Hình ảnh ẩn dụ về định mệnh nghiệt ngã: đường chỉ tay đã đứt.

-... dòng sông, ghi ta màu bạc... -> gợi cõi chết, siêu thoát.

- Các hành động: ném lá bùa, ném trái tim: có ý nghĩa tượng trưng cho một sự giã từ, một sự lựa chọn.

- Tiếng lòng tri âm sâu sắc đối với người nghệ sĩ, thiên tài Lor-ca.

2.3. Yếu tố âm nhạc trong bài thơ

- Bài thơ kết thúc: "Li la - li la - li la" mở ra một điều suy tưởng. Phần nào an ủi nỗi xót thương người nghệ sĩ.

- Sự kính trọng và tri âm Lor-ca- nghệ sĩ thiên tài.

- Bài thơ khép lại một suy tưởng.

3. Tổng kết

3.1. Nội dung

- Tác giả bày tỏ nỗi đau xót sâu sắc trước cái chết oan khuất của thiên tài Lor-ca- một nghệ sĩ khát khao tự do, dân chủ, luôn mong muốn cách tân nghệ thuật.

- Thái độ ngưỡng mộ người nghệ sĩ đại diện cho tinh thần tự do và khát vọng cách tân nghệ thuật của thế kỉ XX bị giết hại một cách phũ phàng được biểu đạt bằng một hình thức độc đáo: kết hợp hài hòa hai yếu tố thơ và nhạc về cấu tứ, sức gợi mở đa dạng, phong phú, phong phú về hình ảnh và sự mới mẻ về ngôn từ.

3.2. Nghệ thuật

- Thể thơ tự do, không dấu câu, không dấu hiệu mở đầu, kết thúc.

- Sử dụng hình ảnh, biểu tượng - siêu thực có sức chứa lớn về nội dung.

- Kết hợp hài hoà hai yếu tố thơ và nhạc.

4. Luyện tập

Câu 1. Nên hiểu như thế nào về câu thơ đề từ “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn" ?

Gợi ý làm bài:

Lor-ca là nhà cách tân nghệ thuật, Lor-ca biết thi ca của mình một ngày nào đó có thể sẽ án ngữ, ngăn cản những người đến sau trong sáng tạo nghệ thuật nên đã di chúc dặn lại cần phải biết chôn nghệ thuật của ông để đi tới. Đạo đức của con người sáng tạo là khi đã làm xong việc của mình, sức sáng tạo đã hết, thì phải biết lui vào quá khứ để những thế hệ sau được tự do làm cái mới. Đấy mới là tư tưởng nghệ thuật sâu sắc của Lor-ca và Thanh Thảo đã lấy câu thơ ấy làm đề từ ngầm hướng người đọc hiểu thông điệp thực sự của bài thơ.

Câu 2. Phân tích nét đặc sắc của ngôn từ nghệ thuật trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca.

Gợi ý làm bài:

- Giai điệu một bản nhạc, có phần nhạc đệm của ghi ta. 

- Ngôn ngữ diễn tả âm thanh theo lối tượng trưng, liên tục chuyển đổi cảm giác, âm thanh vỡ ra thành màu sắc.

- Màu sắc gắn với cảm xúc và suy tưởng : áo choàng đỏ gắt, áo choàng bê bết đỏ, chiếc ghi ta màu bạc.

- Hình ảnh đẹp và buồn.

- Hệ thống ngôn ngữ giàu sắc thái tu từ.

5. Kết luận

Qua bài học các em cần nắm mọt số nội dung chính sau:

- Thấy được vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca.

- Hiểu và cảm nhận được mạch cảm xúc và suy tư đa chiều vừa sâu sắc vừa mãnh liệt của tác giả cùng nét độc đáo trong hình thức biểu đạt thơ mang phong cách tượng trưng.

Ngày:03/10/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM