Nhìn về vốn văn hóa dân tộc Ngữ văn 12

Nhằm giúp các em hiểu được khái niệm về văn hóa và đặc điểm của văn hóa Việt Nam. eLib đã biên soạn bài học Nhìn về vốn văn hóa dân tộc một cách đầy đủ và dễ hiểu nhất. Mời các em tham khảo bài học dưới đây nhé. Chúc các em học tập tốt và đạt thành tích cao trong học tập.

Nhìn về vốn văn hóa dân tộc Ngữ văn 12

1. Tìm hiểu chung

1.1. Tác giả

- Trần Đình Hượu (1926- 1995)

- Năm 1945, ông tham gia thanh niên cứu Quốc và Uỷ ban khởi nghĩa ở quê nhà.

- Năm 1959 – 1963, ông là nghiên cứu sinh ở Đại học tổng hợp Lô-mô-nô-sôp

- Năm 1963 – 1993, ông là giảng viên môn Ngữ văn tại Đại học tổng hợp Hà Nội.

- Năm 1994, ông giảng dạy tại Đại học Prô  - văng - xơ thuộc Cộng hòa Pháp.

- Các công trình nghiên cứu chính:SGK.

- Năm 2000  được tặng  giải thưởng nhà nước về khoa học và công  nghệ.

1.2. Tác phẩm

- Vị trí: thuộc phần II bài về vấn đề đặc sắc văn hóa dân tộc.

- Nội dung: những nhận định mang tính bao quát về bản sắc văn hóa Việt Nam.

- Thể loại: văn nhật dụng

2. Đọc - hiểu văn bản

2.1. Văn hóa và các phương diện chủ yếu của văn hóa Việt Nam

a. Văn hóa là gì ? 

Theo Từ điển tiếng Việt:Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử (không có trong tự nhiên) như: văn hóa lúa nước, văn hóa cồng chiêng, văn hóa chữ viết ,văn hóa đọc, văn hóa ăn (ẩm thực) văn hóa mặc ,văn hóa ứng xử...

b. Các phương diện chủ yếu của văn hóa Việt Nam

- Tôn giáo, nghệ thuật: kiến trúc hội họa ,văn học

- Ứng xử: giao tiếp cộng đồng, tập quán

- Sinh hoạt: ăn, ở, mặc.

2.2. Đặc điểm của văn hóa Việt Nam

Đặc điểm nổi bật: giàu tính nhân bản,tinh tế, hướng tối sự hài hòa trên mọi phương diện (tôn giáo nghệ thuật, ứng xử ,sinh hoạt) với tinh thần chung ″thiết thực, linh hoạt và dung hòa″ ⇒ Điều này vừa biểu hiện những mặt tích cực vừa tiềm ẩn những mặt hạn chế.

a. Mặt tích cực:

- Về tôn giáo, nghệ thuật:

+ Tôn giáo: không say mê cuồng tín không cực đoan mà dung hòa giữa các tôn giáo, coi trọng hiện thế trần tục hơn thế giới bên kia, nhưng không bám lấy hiện thế, không sợ hãi cái chết.

+ Nghệ thuật: tuy không có quy mô lớn ,tráng lệ, phi thường nhưng sáng tạo được những tác phẩm tinh tế, chủ yếu là lĩnh vực thơ ca nhiều người biết làm thơ, xã hội trọng văn chương.

- Về ứng xử:

+ Thích sự  yên ổn:mong ước thái bình, an cư lạc nghiệp, yên phận thủ thường, không kỳ thị,không kỳ thị, cực đoan, quý sự hòa đồng hơn sự rạch ròi trắng đen.

+ Trọng tình nghĩa: chuộng người hiền lành, tình nghĩa, khôn khéo, chuộng sự hợp tình, hợp lý.

- Về sinh hoạt: ưa sự chừng mực, vừa phải

+ Cái đẹp:  thích cái xinh ,cái khéo, cái thanh nhã ″cái đẹp vừa ý là xinh là khéo...chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét cái sặc sỡ, quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, vừa khoảng″,

+ Ăn mặc: thích cái giản di, thanh đạm, kín đáo, thanh nhã, hòa hợp với thiên nhiên ″áo quần, trang sức đều không chuộng sự cầu kì.Tất cả đều hướng vào cái dịu dàng thanh lịch...quý sự kín đáo hơn là sự phô trương.″

→ Tạo nên tính ổn định, nét riêng của văn hóa truyền thống Việt nam:cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp dịu dàng,thanh lịch, con người sống có tình nghĩa, có văn hóa trên một cái nền nhân bản.

b. Mặt hạn chế:

- Không có một ngành khoa học ,kỹ thuật nào phát triển đến thành truyền thống, âm nhạc, hội họa, kiến trúc đều không phát triển đến tuyệt kĩ,chưa có một ngành văn hóa nào đó trở thành danh dự ,thu hút, quy tụ cả nền văn hóa

- Đối với cái dị kỉ, cái mới,không dễ  hòa hợp nhưng cũng khong cự tuyệt đến cùng, chấp nhận những gì vừa phải, phù hợp nhưng cũng chần chừ, dè dặt, giữ mình.

- Không có khát vọng để hướng đến những sáng tạo lớn,không đề cao trí tuệ.

 → Tạo sức ì, sự cản trở những bước phát triển mạnh mẽ làm  nên tầm vóc lớn lao của các giá trị văn hóa lớn của dân tộc

- Bản chất và nguyên nhân:

+ Bản chất của nền văn hóa truyền thốnglà nền văn hóa của dân nông nghiệp định cư,không có nhu cầu lưu chuyển,trao đổi không có sự kích thich của đô thị.

+ Nguyên nhân:Phải chăng đó là kết quả của ý thức lâu đời về sự nhỏ yếu, về thực tế nhiều khó khăn,nhiều bất trắc.

 → Cái nhìn sắc sảo, thẳng thắn,phân tích thấu đáonhững mặt tích cực và những hạn chế của văn hóa truyền thống,đồng thời rút ra bản chất , nguyên nhân tạo nên những đặc điểm của nền văn hóa truyền thống ,giúp chúng ta có cái nhìn thấu đáo, bao quát về nền văn hóa dân tộc.Từ đó có ý thức phát huy những ưu điêm, khắc phục những hạn chế để tạo tầm vóc lớn cho văn hóa đân tộc

2.3. Yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam

a. Bản sắc văn hóa là gì?

Là cái riêng ,cái độc đáo mang tính bền vững và tích cực của một cộng đồng văn hóa.Bản sắc văn hóa dân tộc được hình thành trong lịch sử tồn tai  và phát triển lâu đời của một dân tộc.

b. Yếu tố tạo nên bản sắc vh Việt Nam

+ Nội lực: Là cái vốn có của dân tộc, đó là thành quả sáng tạo riêng của cộng đồng văn hóa, cộng đồng dân tộc Việt Nam → Nếu không có thì nền văn hóa sẽ không có nội lực bền vững.

+ Ngoại lực: Quá trình chiếm lĩnh ,đồng hóa các giá trị văn hóa từ bên ngoài,quá trình tích tụ,tiếp nhận có chọn lọc các giá trị văn hóa của nhân loại     Nếu cứ ″ bế quan tỏa cảng″thì không thừa hưởng đươc những giá trị tinh hoa và tiến bộ của văn hóa nhân loại, không thể phát triển, không thể tỏa rạng được giá trị văn hóa vốn có vào đời sông văn hóa rộng lớn của thế giới.

- Sự kêt hợp ,dung hòa giữa cái vốn có của dân tộc với cái tiếp nhận có sàng lọc văn hóa nước ngoài tạo nên bản sắc riêng độc đáo của con người và dân tộc Việt Nam .Đây chính là nét riêng để phân biệt với các dân tộc, quốc gia khác và là điểm hấp dẫn đối vối khách du lịch quốc tế.

3. Tổng kết

- Bài học cho bản thân: mỗi người cần ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản hân trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa dân tộc, cần có những hành động đúng đắn, phù hợp….

- Văn phong khoa học, chính xác, mạch lạc

- Bố cục rõ ràng, rành mạch

- Lập luận xác đáng, dẫn chứng xác thực, lí lẽ sắc bén

4. Luyện tập

Câu 1. Em hãy rút ra ý khái quát về nội dung và nghệ thuật trong đoạn trích "Nhìn về vốn văn hóa dân tộc".

Gợi ý làm bài:

- Nội dung: những nhận định bao quát  những đặc điểm văn hóa truyền thống với những mặt manh , yếu vốn có của nóvà hướng xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc thời hội nhập.Qua đỏ thể hiện niềm tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả

- Nghệ thuật: Tính chặt chẽ, mạch lạc, lôgic thuyết phục và sự kêt hợp  giữa phong cách khoa học  với phong cách chính luận.

Câu 2. Theo em hủ tục cần bài trừ trong ngày lễ tết ở Việt Nam là gì? 

Gợi ý làm bài:

Hủ tục cần bài trừ trong ngày lễ tết ở Việt Nam là: Liên hoan ăn uống, lãng phí, lối sống bê tha, rượu chè, cờ bạc, mê tín dị đoan..,

5. Kết luận

Qua bài học này các em cần nắm một số nội dung chính sau:

- Nắm được những luận điểm chủ yếu và liên hệ thực tế để hiểu rõ  những đặc điểm của vốn văn hóa Việt Nam.

- Nâng cao kĩ năng đọc, nắm bắt và xử lí thông  tin trong những văn bản khoa học,chính luận.

- Giáo dục lòng tự hào, ý thức giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong xu thế hội nhập ngày nay.

Ngày:16/12/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM