Công nghệ 9 Bài 10: Cắt may một số kiểu cổ áo không bâu

Cổ áo là phần rất quan trọng của một chiếc áo. Sự thay đổi mẫu cổ sẽ tạo nên sự đa dạng của áo, làm tôn vẻ đẹp cho người mặc. Các kiểu cổ áo có thể xếp thành hai dạng là cổ áo không bâu, gồm các kiểu cổ chỉ cắt ở thân áo và cổ áo có bâu gồm có phần cắt ở thân áo và phần bâu (lá cổ ) may ráp vào cổ áo. Ở Bài 10: Cắt may một số kiểu cổ áo không bâu chúng ta tìm hiểu cách vẽ một số kiểu cổ áo không bâu và thực hành may một kiểu cổ thông dụng.

Công nghệ 9 Bài 10: Cắt may một số kiểu cổ áo không bâu

1. Tóm tắt lý thuyết

- Cổ áo không bâu có thể áp dụng vào áo tay liền và áo tay ráp. Là các kiểu cổ chỉ cắt ở thân áo theo những dạng biến đổi từ cổ tròn cơ bản.

- Có nhiều kiểu cổ áo không bâu được vẽ từ kiểu cổ tròn cơ bản nhờ điều chỉnh các chi tiết như:

  • Cổ tròn rộng.
  • Cổ vuông.
  • Cổ chữ U.

Một số cổ áo không có bâu

1.1. Cách vẽ và cắt

a. Cổ tròn cơ bản

- Cách vẽ (áo chui đầu)

+ Thân trước

Áo chui đầu: 

  • Tính từ nếp vải gấp đôi.
  • Rộng cổ: AA1 = 1/5Vc.
  • Sâu cổ: AA2 = 1/5Vc + 0,5cm.
  • Vẽ hình chữ nhật AA1A3A2. Nối A1A2, I là trung điểm của A1A2.
  • Nối A3I, trên IA3 lấy II1 = 1/3A3I. Vẽ cong vòng cổ A1I1A2.

Cách vẽ thân trước áo cổ tròn chui đâu

Áo cài khuy: 

  • Tính từ đường giao gấp khuy.
  • Rộng cổ: AA1 = 1/5Vc.
  • Sâu cổ: AA2 = 1/5Vc + 0,5cm.
  • Vẽ hình chữ nhật AA1A3A2. Nối A1A2, I là trung điểm của A1A2.
  • Nối A3I, trên IA3 lấy II1 = 1/3A3I. Vẽ cong vòng cổ A1I1A2.

Cách vẽ thân trước áo cổ tròn cài khuy

+ Thân sau

  • Rộng cổ: AA1 = 1/5Vc.
  • Sâu cổ: AA2 = 1/10Vc - 1(cm).
  • Vẽ hình chữ nhật AA1A3A2.
  • Nối A1A2, I là trung điểm của A1A2.
  • Nối A3I, trên A3I lấy II1 = 1/2A3I. Vẽ cong vòng cổ A1I1A2.

Các vẽ thân sau cổ tròn cơ bản

- Cách cắt vòng cổ

  • Viền bọc: cắt theo nét vẽ.
  • Viền gấp mép: cắt gia đường may 0,5 ÷ 0,7cm.

Chú ý: Đối với áo cài khuy, phải gấp nẹp trước khi cắt vòng cổ.

- Cách cắt vải viền cổ

  • Viền bọc: cắt vải canh xéo; rộng 2,5÷3cm, dài bằng vòng cổ + 2cm.
  • Viền gấp mép: vẽ và cắt vải viền dựa theo dạng cong của vòng cổ thân áo.

b. Cổ tròn rộng

- Cách vẽ

+ Thân trước:

  • Rộng cổ = Rộng cổ cơ bản + 2cm (A1E = 2cm).
  • Sâu cổ = Sâu cổ cơ bản + 3cm (A2D = 3cm).

+ Thân sau:

  • Rộng cổ = Rộng cổ + 2cm (A1E = 2cm).
  • Sâu cổ = Sâu cổ cơ bản + 2cm (A2D = 2cm).

Cách vẽ ​cổ tròn rộng

- Cách cắt vòng cổ

  • Viền bọc: cắt theo nét vẽ.
  • Viền gấp mép: cắt gia đường may 0,5cm.

- Cách cắt vải viền cổ

  • Viền bọc: cắt vải canh xéo; rộng 2,5÷3cm, dài bằng vòng cổ + 2cm.
  • Viền gấp mép: vẽ và cắt vải viền dựa theo dạng cong của vòng cổ thân áo.

c. Cổ vuông

- Cách vẽ

+ Thân trước

  • Rộng cổ = Rộng cổ + 3cm (A1E = 3cm).
  • Sâu cổ = Sâu cổ cơ bản + 5cm (A2D = 5cm).
  • Từ E kẻ đường thẳng song song với A2D và từ D kẻ đường vuông góc với A2D cắt nhau tại E1.
  • Lấy E1E2 = 2cm; nối EE2.
  • Vẽ cổ vuông góc các điểm E, E2, D.

+ Thân sau

  • Vẽ cổ cơ bản A1A2, sau đó điều chỉnh các chi tiết: A1E = 3cm; A2D = 4cm, E1E2 = 2cm.
  • Vẽ cổ vuông qua các điểm A, E2, D.

Cách vẽ cổ vuông

- Cách cắt

+ Cắt chừa đầu đường may 0,5cm.

+ Vải viền:

  • Áp dụng kiểu viền gấp nép.
  • Cắt vải viền dựa theo vòng cổ thân áo có bề rộng khoảng 3-3,5cm.

Cắt vải viền cổ

a. Viền cổ thân trước, b. Viên cổ thân sau

d. Cổ chữ U

- Cách vẽ

+ Thân trước

  • Rộng cổ = Rộng cổ + 3cm (A1E = 3cm).
  • Sâu cổ = Sâu cổ cơ bản + 5cm (A2D = 5cm).
  • Từ E kẻ đường thẳng song song với A2D và từ D kẻ đường vuông góc với A2D cắt nhau tại E1.
  • Lấy E1E2 = 2cm; nối EE2.
  • Vẽ cong ở góc EE2D.

+  Thân sau

  • Vẽ cổ cơ bản A1A2, sau đó điều chỉnh các chi tiết: A1E = 3cm; A2D = 4cm, E1E2 = 2cm.
  • Vẽ cổ cong qua các điểm A, E2, D.

Cách vẽ cổ chữ U

- Cách cắt vòng cổ

Cắt vòng cổ tùy theo kiểu vòng cổ:

  • Viền bọc: cắt theo nét vẽ.
  • Viền gấp mép: cắt gia đường may 0,5 ÷ 0,7cm.

- Cách cắt vải viền cổ

  • Viền gấp mép: cắt vải viền dựa theo vòng cổ thân áo có bề rộng khoảng 3-3,5cm.
  • Viền bọc: cắt dải vải chéo sợi có bề rộng 3cm.

1.2. Cách may

- Cổ áo không bâu thường được may bằng kiểu viền gấp mép có nối vải. Để cổ áo phẳng, đẹp sau khi may, nẹp cổ phải cắt dựa theo vòng cổ thân áo, có bề rộng khoảng 3 ÷ 4cm.Các dạng cổ khác nhau nhưng cách may tương tự nhau.

Cách may cổ tròn

  • Nối sườn vai, là rẽ đường sườn vai, đánh dấu giữa vòng cổ thân áo; nối nẹp viền ở sườn vai, là rẽ, đánh dấu giữa nẹp cổ; gấp nẹp áo sang mặt phải.
  • Đặt mặt phải của nẹp viền úp vào mặt phải thân áo. May đường thứ nhất theo đường vòng cổ, cách mép 0,5cm.
  • Lộn đầu nẹp và lộn nẹp viền sang mặt trái; gấp mép vòng ngoài nẹp, may mí cách mép gấp 0,2cm.

Cách may cổ tròn

2. Luyện tập

Câu 1: Nêu những điểm giống, khác nhau trong cách vẽ cổ chữ U và cổ vuông?

Gợi ý trả lời

- Cổ chữ U và cổ vuông giống nhau về kích thước rộng cổ và sâu cổ, được điều chỉnh từ cổ tròn cơ bản;

- Cổ chữ U và cổ vuông khác nhau cách vẽ vòng cổ: cổ vuông – vẽ nối thẳng EE2D; cổ chữ U – vẽ cong ở góc EE2D.

Câu 2: Nêu tên kiểu viền vải được áp dụng để may cổ áo không có bâu?

Gợi ý trả lời

Cổ áo không bâu thường được may bằng kiểu viền gấp mép có nối vải.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

- Vẽ một số kiểu cổ áo thông dụng từ kiểu cổ tròn cơ bản, cổ tròn rộng, cổ vuông, cổ chữ U.

- May được một số kiểu cổ đạt yêu cầu kĩ thuật.

Ngày:23/09/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM