Công nghệ 9 Bài 3: Dụng cụ dùng trong lắp đặt mạng điện
Để giúp các em biết công dụng, phân loại của một số đồng hồ điện và biết được công dụng của một số dụng cụ cơ khí dùng trong lắp đặt điện như thế nào. Ban biên tập eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 3 Công nghệ 9. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đồng hồ điện
a. Công dụng của đồng hồ đo điện
- Biết được tình trạng làm việc của các thiết bị điện
- Phán đoán được nguyên nhân những hư hỏng, sự cố kĩ thuật
- Phán đoán hiện tượng làm việc không bình thường của mạch điện và đồ dùng điện
b. Phân loại đồng hồ đo điện
Phân loại đồng hồ đo điện theo đại lượng cần đo
Đồng hồ đo điện |
Đại lượng đo |
Ampe kế |
Cường độ dòng điện |
Oát kế |
Công suất |
Vôn kế |
Điện áp |
Công tơ |
Điện năng tiêu thụ của mạch điện |
Ôm kế |
Điện trở mạch điện |
Đồng hồ vạn năng |
Điện áp, dòng điện, điện trở |
c. Một số kí hiệu của đồng hồ đo điện
Tên gọi |
Kí hiệu |
Vôn kế |
|
Ampe kế |
|
Oát kế |
|
Công tơ điện |
|
Ôm kế |
|
Cấp chính xác |
0,1; 0,5;... |
Điện áp thử cách điện |
2kV |
Phương đặt dụng cụ đo |
\(\rightarrow; \perp\) |
- Cấp chính xác thể hiện sai số của phép đo.
- Ví dụ: Vôn kế có thang đo 300V, cấp chính xác là 1,5 thì sai số tuyệt đối lớn nhất là: \(\frac{300\times1,5}{100}=4,5V\)
1.2. Dụng cụ cơ khí
- Trong công việc lắp đặt và sửa chữa mạng điện, chúng ta thường phải sử dụng một số dụng cụ cơ khí. Hiệu quả công việc phụ thuộc một phần vào việc chọn và sử dụng dụng cụ lao động đo.
- Một số loại dụng cụ cơ khí:
1.3. Ghi nhớ
- Đồng hồ đo điện:
- Gồm có: vôn kế, ampe kế, oát kế, công tơ, ôm kế, đồng hồ vạn năng
- Giúp phát hiện những hư hỏng về kĩ thuật của mạch điện và đồ dùng điện
- Dụng cụ cơ khí:
- Gồm có: kìm, búa, khoan, tua vít, thước, ...
- Hiệu quả công việc phụ thuộc vào việc chọn và sử dụng đúng dụng cụ lao động
2. Luyện tập
Câu 1: Tại sao người ta phải lắp vôn kế và ampe kế trên vỏ máy biến áp?
Gợi ý làm bài
- Vôn kế để đo điện áp đầu ra của biến áp - để biết có đủ điện áp cho mục đích sử dụng không;
- Ampe kế để đo dòng điện của thiết bị đang dùng xem có vượt quá sức chịu đựng của biến áp không - nếu quá sẽ bị nóng và cháy.
Câu 2: Công tơ điện được lắp trong nhà nhằm mục đích gì?
Gợi ý làm bài
Công tơ điện được lắp trong nhà nhằm mục đích đo điện năng tiêu thụ.
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này, các em cần ghi nhớ:
- Đồng hồ đo điện gồm có: vôn kế, ampe kế, oát kế , công tơ, ôm kế, đồng hồ vạn năng
- Đồng hồ đo điện giúp phát hiện được những hư hỏng, sự cố kĩ thuật, hiện tượng làm việc không bình thường của mạch điện và đồ dùng điện
- Dụng cụ cơ khí gồm có: búa, kìm. Khoan, tuốc nơ vit, thước cặp, panme, cưa…
- Hiệu quả công việc phụ thuộc một phần vào việc chọn và sử dụng dụng cụ lao động đo
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 9 Bài 1: Giới thiệu nghề điện dân dụng
- doc Công nghệ 9 Bài 2: Vật liệu điện dùng trong lắp đặt mạng điện trong nhà
- doc Công nghệ 9 Bài 4: Thực hành: Sử dụng đồng hồ đo điện
- doc Công nghệ 9 Bài 5: Thực hành: Nối dây dẫn điện
- doc Công nghệ 9 Bài 6: Thực hành: Lắp mạch điện bảng điện
- doc Công nghệ 9 Bài 7: Thực hành lắp mạch điện đèn ống huỳnh quang
- doc Công nghệ 9 Bài 8: Thực hành lắp mạch điện hai công tắc hai cực điều khiển hai đèn
- doc Công nghệ 9 Bài 9: Thực hành lắp mạch điện hai công tắc ba cực điều khiển một đèn
- doc Công nghệ 9 Bài 10: Thực hành lắp mạch điện một công tắc ba cực điều khiển hai đèn
- doc Công nghệ 9 Bài 11: Lắp đặt dây dẫn của mạng điện trong nhà
- doc Công nghệ 9 Bài 12: Kiểm tra an toàn mạng điện trong nhà